
GDP quý II của Việt Nam tăng 6,61%
Theo đó, GDP quý II ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020, thấp hơn mức 6,73% của quý II các năm 2018 và năm 2019.
![]() |
GDP quý II tăng 6,61%. |
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; khu vực dịch vụ tăng 4,30%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 29,81%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 28,53%.
Cũng theo báo cáo, GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn kết quả 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng góp 8,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, đóng góp 59,05%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp 32,78%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tăng khá so với cùng kỳ năm trước do năng suất lúa đông xuân tăng cao, ngành chăn nuôi và thủy sản phát triển ổn định, các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ yếu đều tăng khá.
Riêng ngành nông nghiệp tăng 3,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 4,24% của 6 tháng đầu năm 2011 trong giai đoạn 2011-2021, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,25%, cao hơn mức tăng 2,42% của 6 tháng đầu năm 2020, đóng góp 0,11 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn tốc độ tăng 9,13% của 6 tháng đầu năm 2019 nhưng cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,16%. Ngành khai khoáng giảm 6,61%, làm giảm 0,25 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,3% và khí đốt tự nhiên giảm 12,5%. Ngành xây dựng tăng 5,59%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 4,54% của cùng kỳ năm 2020.
Đối với ngành dịch vụ, hệ thống nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ, vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương để phòng chống dịch bệnh. Vì thế tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,48% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2011-2021.
Tổng cục Thống kê cho biết cả nước có 11.300 doanh nghiệp được thành lập mới trong tháng 6 với số vốn đăng ký 164.300 tỷ đồng, giảm 2,5% về số doanh nghiệp nhưng tăng 9,1% về vốn đăng ký.
Tính chung 6 tháng, có 67.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 942.600 tỷ đồng, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,1 tỷ đồng.
Từ đầu năm, cả nước có thêm 26.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 35.600 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 24.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 9.900 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 1,62% so với tháng 12/2019. Mức tăng chủ yếu do giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng.
Lạm phát cơ bản tháng 6 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
Chỉ số giá vàng tháng 6 tăng 1,12% so với tháng trước; tăng 0,23% so với tháng 12/2020 và tăng 12,37% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá USD tháng 6 giảm 0,3% so với tháng trước; giảm 0,32% so với tháng 12/2020 và giảm 0,87% so với cùng kỳ năm 2020.
![]() Chiều 23/6, Bộ Y tế cho biết có thêm 85 ca mắc COVID-19, TPHCM nhiều nhất với 61 ca. Tổng số ca mắc trong ngày tại Việt Nam là 220. |
![]() Tử vi của 12 con giáp nói rằng, trong hôm nay (24/6/2021), những con giáp này công việc dù có đang gặp rắc rối hay bất trắc cũng nhanh chóng được xử lý ổn thoả, hoàn thành nhiệm vụ trước kỳ hạn được giao. |
![]() Vừa qua, Tập đoàn Sovico và HDBank đã trao tặng số tiền 20 tỷ đồng cho TP. Hà Nội nhằm tiếp sức Thủ đô trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh COVID-19. |
Tin bài liên quan

10 giải pháp trọng tâm nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Thêm 4 mặt hàng nông sản Việt Nam được xuất chính ngạch sang Trung Quốc

Thay đổi tư duy, hành động khác biệt để hiện thực hóa tăng trưởng GDP 8%
Các tin bài khác

BYD Tây Hồ ra mắt BYD Sealion 6 - Bước chuyển mình của BYD tại Việt Nam

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị

Thị trường vươn lên 1.240 điểm trong ngày ra mắt KRX

Lợi nhuận CTCK tăng trưởng trở lại sau 2 quý thu hẹp, cuộc đua vẫn còn nhiều gay cấn
Đọc nhiều

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Kiều bào Việt Nam tại Nga chào đón đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Quảng trường Đỏ
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử
Multimedia

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030
