Gần 100 lưu học sinh Lào, Campuchia tham quan, tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam
Lưu học sinh Lào nói tiếng Việt lưu loát hơn sau thời gian sống cùng bố mẹ Việt Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt văn hóa cộng đồng với bố mẹ, anh chị em người Việt trong 15-20 ngày giúp lưu học sinh Lào có được môi trường thực hành giao tiếp tiếng Việt, tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa của người Việt Nam, nâng cao kết quả học tập của bản thân. Tiến sĩ Lê Phú Thắng – Hiệu trưởng trường Hữu nghị T78 cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Thời Đại về kết quả triển khai chương trình “Đưa lưu học sinh Lào đi thực tế tại nhà dân” (tên gọi khác là chương trình homestay). |
Lưu học sinh Việt Nam tại Campuchia đoàn kết, phát huy sức trẻ Đoàn lưu học sinh Quân sự và Đoàn lưu học sinh Việt Nam tại Campuchia đã tổ chức lễ kết nghĩa giữa hai đơn vị nhằm tăng cường giao lưu, phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động. |
Tại chương trình, các em sinh viên Lào, Campuchia tham quan, tìm hiểu về hầm vũ khí Biệt động Sài Gòn; Hộp thư bí mật và hầm nổi Biệt động Sài Gòn và Bảo tàng Biệt động Sài Gòn.
Tại đây các em sinh viên Lào, Campuchia còn thưởng thức cơm tấm Đại Hàn; cafe vợt… tại Quán cà phê Đỗ Phủ. Nơi đây vốn là di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn. Thời kỳ cách mạng, ông Năm Lai dưới vỏ bọc là một nhà tư sản, chuyên đi trang trí nội thất đã mua lại căn nhà ở địa chỉ này để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Ông giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn, người thợ làm cùng ông quản lý.
Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hồ Xuân Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng các sinh viên Lào tại Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn (Ảnh: Thành ủy TP.HCM) |
Tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn số 145, Trần Quang Khải, các sinh viên Lào, Campuchia được trải nghiệm công nghệ trực quan khi tham quan, tìm hiểu về những chiến công của lực lượng biệt động.
Ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM cho biết, chương trình nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc đến các tầng lớp Nhân dân, trong đó, chú trọng tuyên truyền cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên đang học tập trên địa bàn TP. Đồng thời, giúp các em sinh viên Lào, Campuchia hiểu được tình đất và tình người nơi các em sinh viên đang sinh sống và học tập.
Theo ông Hồ Xuân Lâm, hoạt động này còn tạo môi trường cho sinh viên Lào, Campuchia có điều kiện tham gia trải nghiệm, tham quan các di tích lịch sử, các địa chỉ đỏ trên địa bàn TP. Qua đó, giúp các em hiểu được giá trị của hòa bình, để học tập tốt, sau này phục vụ cho đất nước của mình. Đồng thời, hiểu hơn về những người bạn Việt Nam.
Ngoài ra, hoạt động về nguồn này, cũng là kênh giúp các gia đình Việt đang nhận các em sinh viên Lào, Campuchia làm con nuôi hiểu hơn về truyền thống của gia đình Việt Nam, qua đó sẽ gắn bó với TP.HCM là quê hương thứ hai của các em sinh viên, khi các em trở về nước phục vụ cho đất nước mình, sẽ luôn nhớ về những gia đình Việt Nam đã cùng với các em chia ngọt, sẻ bùi trong thời gian học tập và làm việc tại TP.HCM.
Đại sứ quán Lào và Campuchia chúc Tết Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines nhân dịp Xuân Quý Mão Đại sứ Hoàng Huy Chung đã khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia. |
Gặp gỡ, giao lưu cựu sinh viên Campuchia từng học tại Việt Nam Tối 11/3, tại Thủ đô Phnom Penh, đã diễn ra chương trình gặp mặt giữa Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán và các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại đất nước Chùa Tháp với hơn 400 cựu sinh viên Campuchia học tập tại Việt Nam. |