Facebook, YouTube sẽ bị phạt nặng nếu để xuất hiện nội dung khủng bố trong 1 giờ
Ảnh minh họa. Ảnh: AFP/Getty Images |
Theo CNBC, đây là nội dung luật mới mà Ủy ban Tự do Dân sự thuộc Nghị viện châu Âu (EC) thông qua hôm 9/4. Hiện luật này đang chờ được phê duyệt trong cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện vào tuần tới. Nếu được phê duyệt, luật sẽ đến với vòng duyệt cuối cùng của giới lãnh đạo EU.
Theo luật mới, các hãng công nghệ lưu trữ nội dung do người dùng tải lên, chẳng hạn như Facebook hay YouTube và có cung cấp dịch vụ tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ có một giờ để xóa nội dung khủng bố ra khỏi website nếu được “cơ quan có thẩm quyền quốc gia” cảnh báo. Dù vậy, hãng internet không có nghĩa vụ pháp lý để tiếp tục theo dõi nền tảng của mình nhằm xóa nội dung cực đoan.
Nếu liên tiếp không tuân thủ luật và không xóa được nội dung khủng bố trong 1 giờ kể từ khi nhận cảnh báo, các hãng công nghệ không tuân thủ sẽ bị phạt đến 4% doanh thu toàn cầu.
Các hãng bị giới chức cảnh báo quá nhiều lần về việc xóa nội dung tiêu cực sẽ bị yêu cầu thực hiện những biện pháp kế tiếp, chẳng hạn như báo cáo thường xuyên bởi chính quyền hoặc tăng số lượng nhân viên.
Giới lập pháp cũng đồng thuận rằng các biện pháp bổ sung phải lưu ý đến khả năng tài chính của doanh nghiệp cùng quyền tự do nhận và truyền đạt thông tin trong xã hội cởi mở, dân chủ. Các nền tảng mạng xã hội và nội dung internet nhỏ hơn sẽ nhận được lợi thế nhỏ, khi có đến 12 giờ để xóa nội dung sau yêu cầu xóa lần đầu tiên.
Quốc gia châu Âu cho rằng họ cần có luật sau vụ xả súng ở hai nhà thờ Hồi giáo tại New Zealand tháng trước, làm chết 50 người. Tay súng tự quay video và phát trực tuyến nó trên mạng. Tại Anh, nội dung bất hợp pháp cũng từng gây ồn ào. Hoặc trường hợp của cô bé molly Russell, 14 tuổi tự tử năm 2017 sau khi xem nội dung tự hại bản thân và tự tử trên mạng.
Tại Anh, theo luật mới, các hãng công nghệ như Facebook, Instagram và Twitter cũng sẽ đối mặt khoản phạt “đáng kể” hoặc bị cấm tại nước này nếu không hành động đủ nhanh để xóa nội dung xấu.
Tờ Bloomberg đưa tin, các nội dung như khuyến khích khủng bố, ngược đãi và lạm dụng tình dục trẻ em phải được các hãng mạng xã hội xử lý nhanh chóng. Theo luật của Anh, giới giám đốc điều hành các hãng mạng xã hội cũng có thể chịu trách nhiệm cá nhân nếu nội dung bất hợp pháp không được gỡ xuống trong một khung thời gian nhất định.
Tuần này, Úc cũng ban hành luật mới khó khăn hơn với các hãng mạng xã hội. Theo đó, nếu mạng xã hội lưu trữ và lan truyền nội dung bạo lực, giám đốc trang mạng phải ngồi tù. Luật cũng yêu cầu các hãng mạng xã hội, bất kể vị trí ở đâu, cũng phải thông báo cho cảnh sát Úc biết trong trường hợp dịch vụ của họ truyền, phát nội dung bạo lực đang xảy ra ở Úc. Nếu các trang mạng xã hội không làm được điều này, ban giám đốc sẽ bị phạt đến tương đương 119.300 USD./.
Xem thêm
Trước khi bị công an bắt, Khá Bảnh có lối sống bất hảo ra sao? Khá Bảnh trước khi bị bắt đã gây không ít tai tiếng và hành vi vi phạm pháp luật trên MXH, gây nhiều hệ luỵ ... |
Cậu bé bán rong người Campuchia nói 16 thứ tiếng và câu chuyện đổi đời nhờ mạng xã hội Trong 'thế giới ảo' vốn luôn tồn tại nhiều điều thật giả lẫn lộn, với chỉ một cú 'click' share cư dân mạng có thể ... |
Nguyên tắc tìm việc tốt lương cao thời mạng xã hội: Đừng tưởng Facebook chỉ là nơi để giải trí, dùng sai một ly bạn sẽ tuột mất luôn cơ hội cho tương Làm trái bất kỳ nguyên tắc nào cũng có thể là nguyên nhân đưa bạn vào danh sách đen của nhà tuyển dụng tiềm năng. |