Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
15:21 | 29/07/2020 GMT+7

Đường về của Nhung

aa
35 tuổi, Nguyễn Thị Kim Nhung, ở Đội 2, thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng hiện là chủ xưởng may nhỏ với 20 máy may, giải quyết công việc cho 20 lao động, trong đó có nhiều chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Với Nhung, ngày hôm nay giống như một giấc mơ có thật, bởi cho dù đã ở bên cạnh mẹ, được ôm ấp các con mình mỗi ngày nhưng nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng khi còn là một lao động bất hợp pháp tại Nga, cô không nghĩ mình còn con đường sống để trở về.

NGOs chung tay cùng Việt Nam phòng, chống mua bán người NGOs chung tay cùng Việt Nam phòng, chống mua bán người

Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh của Úc, Hagar, Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam, Tầm nhìn Thế giới tại Nhật Bản … là ...

Clip: Nhập cư trái phép có thể thành nạn nhân của mua bán người Clip: Nhập cư trái phép có thể thành nạn nhân của mua bán người

Hoa hậu H'Hen Niê và Đại sứ Anh tại Việt Nam - ngài Gareth Ward đã gửi những lời tuyên truyền về việc phòng, chống ...

Sống chui lủi ở các “xưởng đen”

Học hết lớp 7, Nguyễn Thị Kim Nhung vào thành phố Vũng Tàu làm giúp việc hai năm, sau đó lên Thành phố Hồ Chí Minh với ý định xin làm công nhân ở công ty may. Thế nhưng, vì còn quá nhỏ tuổi, lại gầy gò nên em không được nhận. Ba năm đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nhung xin làm công quả ở một ngôi chùa, từng có ý định xuống tóc đi tu nhưng rồi không có căn duyên, Nhung rời chùa, xin vào được bộ phận kiểm hàng của một công ty may tư nhân.

Sống chật vật ở thành phố một thời gian, Nhung trở về quê, xin làm ở Công ty may Phong Phú, thị xã Quảng Trị được hai năm. Những tưởng cuộc sống sẽ bình lặng trôi qua, nhưng nguồn thu nhập thấp không đủ nuôi con và giúp mẹ khiến Nhung trăn trở không yên. Năm 2012, Nhung được một người bạn có anh trai ở Nga rủ đi sang đó lao động, hứa hẹn mức thu nhập đáng mơ ước. “Em chỉ được biết là đi sang đó làm ở xưởng may gia công của người Việt. Nhóm có 7 người đi, ban đầu chúng em phải đóng 50% chi phí là 40 triệu, sang đó làm sẽ trả tiếp phần còn lại cho người môi giới. Mẹ em đã vay mượn chừng đó tiền để em được đi xuất khẩu lao động, bản thân em lúc đó không hề biết rằng mình đi theo con đường không hợp pháp”, Nhung nhớ lại.

1944 1
Nguyễn Thị Kim Nhung hiện là chủ cơ sở may gia công tại thôn Phú Hưng, xã Hải Phú. Ảnh: T.T

Vừa xuống tại sân bay ở Nga, Nhung đã cảm thấy có gì đó không ổn khi một nhóm người đến, tranh cãi ồn ào với người dẫn đoàn. Nhóm người của Nhung nhanh chóng bị tịch thu hộ chiếu và bị dẫn về một khách sạn, nhốt chung trong một phòng. Hai mươi ngày ở trong căn phòng ấy, họ được tiếp tế đồ ăn hằng ngày, ngoài ra không giao tiếp với bên ngoài, không có bất cứ thông tin gì khác. Qua ngày thứ hai mốt, Nhung và mọi người được đưa lên xe đi vào ban đêm, trải qua một chặng đường rất dài và điểm đến của họ là một tầng hầm ẩm thấp, đèn điện tù mù, nhà vệ sinh bẩn thỉu. Lúc đó là tháng 10, thời tiết ở Nga rất lạnh, có tuyết, nhưng chỗ ở của Nhung và mọi người không có lò sưởi, thậm chí nước sinh hoạt được chứa trong các can nhựa, phải dùng rất dè sẻn may ra mới đủ. Để có nước ấm tắm cho khỏi rét, mọi người nghĩ ra cách hứng từng giọt nước ấm nhỏ xuống từ hệ thống lò sưởi ở các tầng trên. “Chúng em có một ngày để ổn định chỗ ở, sau đó phải làm việc ngay. Các anh chị đi cùng đều biết may nên được giao việc sớm, riêng em chưa biết làm gì nên phải phụ khâu xỏ dây, luồn dây áo khoác, tiền công rất thấp, chỉ đủ để góp tiền ăn hằng ngày, khoản tiền còn lại để sang đây chưa trả được đành phải ghi nợ. Mọi người làm việc quần quật, mỗi ca 12 tiếng liên tục, thậm chí có thời điểm phải làm 24/24 giờ mỗi ngày, không được ra ngoài”, Nhung kể lại.

Vốn thể trạng yếu, không quen khí hậu khắc nghiệt, lại sẵn bệnh đau dạ dày nên chỉ trụ được một thời gian, Nhung phát bệnh. Cả tháng trời em bị ho ra máu, người gầy rạc nhưng vẫn phải gắng gượng làm, bởi chưa kể khoản nợ chồng chất trên lưng, nếu không làm Nhung không có tiền nộp tiền ăn. Anh chị em trong xưởng xin người quản lý cho Nhung được về Việt Nam chữa bệnh nhưng không được đồng ý, cuối cùng Nhung được chở đi khám và chỉ được nghỉ ba ngày, sau đó phải làm việc trở lại.

“Em nhớ rất rõ đó là lần đầu tiên, xưởng làm bị cảnh sát Nga ập đến khám xét. Không có giấy tờ tùy thân, chúng em bị đánh đập, bắt đi. Những người làm lâu năm ở đó có kinh nghiệm đối phó với việc bị khám xét bắt bớ như thế này nên khi đi họ kịp vơ ít quần áo mang theo, riêng chúng em mới qua, vừa sợ vừa đau nên chỉ mặc mỗi áo quần trong người rồi bị kéo lên xe. Đó là cuối tháng 12/2012, đợt truy quét này có khoảng 500 người nhập cư lậu bị bắt, nhốt năm ngày. Một số người bị đưa ra tòa, số còn lại được yêu cầu chủ đến chuộc với giá mỗi người 10.000 rúp Nga, tương đương gần 3,3 triệu đồng. Em may mắn nằm trong số người được chủ chuộc về”, Nhung kể về lần đầu tiên bị cảnh sát Nga truy quét vì nhập cư trái phép. Và những lần như thế còn tiếp diễn nhiều sau đó dành cho những số phận sống chui, sống lủi ở các “xưởng đen”, cách mà cảnh sát Nga gọi những khu nhà có người lao động bất hợp pháp sinh sống như Nhung. Những lần bị bắt sau đó, chủ xưởng không còn tiền chuộc, Nhung cùng những người khác bỏ trốn khỏi chỗ tạm giam nhưng bất thành.

“Một đợt bị bắt nhốt, chúng em bị đánh đập, bỏ đói. Có người tìm cách trốn, họ nối vải trèo tường ra nhưng bị rơi xuống, người thì gãy tay, gãy chân, người thì chết. Cảnh sát thả hơi cay vào chỗ tạm giam để ngăn ngừa ý đồ bỏ trốn của người nhập cư trái phép. Nhốt nhiều ngày mà chủ xưởng không có tiền chuộc, chúng em được nới lỏng sinh hoạt, làm các việc lặt vặt dưới sự theo dõi của cảnh sát. Một người quê ở Hải Dương bày cho em cách cải trang giả nam, bưng sọt rác sinh hoạt đi đổ, lợi dụng sơ hở của cảnh sát thì trốn ra ngoài cùng họ. Ra được bên ngoài, chúng em trốn kỹ trong bụi cây gai, tắt điện thoại, nín thở quan sát cảnh sát lùng sục dùng chó nghiệp vụ đi tìm. Vài tiếng đồng hồ trôi qua, em tưởng mình chết vì lạnh, đói, sợ hãi đến cùng cực và ngất đi. Hơn một giờ đêm em tỉnh dậy thì thấy mình cùng một vài người được bốc lên thùng xe tải chở về một khu ở mới, lạ lẫm, từ đây em chính thức đầu quân cho một chủ xưởng mới”, Nhung nhớ lại.

Được một thời gian, lại bị cảnh sát càn quét, những lần chạy trốn sau đó còn kinh hoàng hơn đối với một cô gái thể trạng gầy gò chỉ gần bốn mươi cân. Nhung không nhớ mình đã bao lần suýt chết trong tuyết ngập, chạy thục mạng giữa rừng trong đêm đen, sống chung cùng đống phân bò nhầy nhụa, trốn trong nhà hoang, nhịn đói vài ngày, vùng lên rồi dẫy dụa trong những “cái lò địa ngục” gọi là “xưởng đen” bất hợp pháp, nơi người Việt phải sống chui rúc, bị đánh đập, đày đọa. Ở trong các khu xưởng đen, chỉ cần ai có ý đồ bỏ trốn, chủ xưởng sẽ cho người đem ra rừng đánh đập để răn đe, ai bị đánh chết thì vứt xác trong rừng. Với Nhung, những năm tháng ấy cô gần như không phải là sống, mà là cuộc đấu tranh để sinh tồn.

Đường về

1947 2
Điều kiện nhà xưởng cơ sở may gia công của Nhung hiện còn khó khăn về cơ sở vật chất. Ảnh: T.T

Tết năm 2013, cái tết đáng nhớ khi Nhung dành dụm được 50 đô la đầu tiên để gửi về cho mẹ, sau bao lần tưởng chết trên đất người và may mắn tìm được người chủ mới tốt bụng cứu sống. Đây cũng là xưởng thứ 4 Nhung làm việc sau gần một năm sang Nga. Nhung chăm chỉ làm việc để gửi tiền về cho mẹ trả hết nợ nần. Năm 2016, chủ xưởng thương tình, hướng dẫn Nhung làm giấy trình với cảnh sát là mất hộ chiếu và em được về Việt Nam theo diện bị trục xuất đối với người nhập cư bất hợp pháp. Về đến Việt Nam, đồng vốn ít ỏi sau những năm tháng sống chui lủi ở quê người của Nhung là 20 triệu đồng và căn bệnh viêm gan B. Nhung tính toán mua một chiếc máy may cũ, mở tiệm sửa chữa áo quần tại nhà. Dần dà, nhiều người trong thôn có nghề may cùng hợp lại, may chung, tạo nên một cơ sở may nho nhỏ ban đầu với khoảng 4-5 máy. Nhung tìm kiếm các mối quan hệ cũ, nhận đơn hàng gia công cho các công ty may trên địa bàn. Từ một cơ sở nhỏ, Nhung đã mạnh dạn vay mượn để mua thêm máy móc, cơi nới mở rộng nhà xưởng. “Hiện tại xưởng may của em có khoảng 20 máy, giải quyết công việc cho các chị em phụ nữ trong thôn, xã có hoàn cảnh khó khăn. Em cố gắng kết nối với các công ty may ở Thành phố Hồ Chí Minh để nhận các đơn hàng may gia công. Bình quân thu nhập của mỗi thợ may từ 2,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng tùy theo số đơn hàng họ làm trong ngày”, Nhung chia sẻ.

Cái khó khăn nhất của một người chập chững lập nghiệp như Nhung là thiếu vốn. Cơ sở nhà xưởng của Nhung vẫn còn tạm bợ, đây cũng chính là lý do khiến nhiều chủ hàng ngại ngần khi liên kết để sản xuất dù máy móc chỗ Nhung cơ bản đáp ứng yêu cầu và đảm bảo chất lượng các đơn hàng. Nhung hầu như không có vốn để xoay vòng và đầu tư thêm cơ sở vật chất như nhà xưởng. Thu nhập hằng tháng, Nhung cố gắng đảm bảo trả lương đầy đủ cho thợ, ngoài ra một mình xoay xở để nuôi mẹ và hai con đang tuổi ăn tuổi học. “Mẹ em là thương binh, sức khỏe vốn không tốt, một mình mẹ chật vật nuôi con cho em khi em đi lao động bên Nga, cộng với muôn nỗi lo âu không biết con sống chết thế nào đã đủ khiến mẹ lao lực quá nhiều. Giờ em về nhà rồi, chỉ ước có sức khỏe để làm việc, kiếm tiền giúp mẹ, để mẹ được sống những ngày thoải mái nhất của tuổi già”, Nhung tâm sự.

Mong ước lớn nhất của Nhung hiện tại là được tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn, được vay vốn ưu đãi để hoàn thiện cơ sở may, từ đó tìm kiếm nhiều đơn hàng trong và ngoài tỉnh để cải thiện thu nhập cho chị em làm việc tại xưởng. Dự định xa hơn của em là sẽ mở rộng nhà xưởng để tạo cơ hội làm việc cho nhiều chị em phụ nữ hơn nữa.

Đẩy mạnh hợp tác song phương trong phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam – Campuchia Đẩy mạnh hợp tác song phương trong phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam – Campuchia
Hà Nội tăng cường các giải pháp ngăn chặn nạn mua bán người Hà Nội tăng cường các giải pháp ngăn chặn nạn mua bán người
Nghi Lộc (Nghệ An) tuyên truyền về “Phòng, chống mua bán người và xâm hại trẻ em” Nghi Lộc (Nghệ An) tuyên truyền về “Phòng, chống mua bán người và xâm hại trẻ em”

Thanh Trúc
Nguồn: www.baoquangtri.vn/

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư

Bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM cho rằng Việt Nam công bố Hồ sơ di cư năm 2023 thể hiện sự năng động trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2023, di cư lao động tiếp tục là loại hình di cư chủ yếu của Việt Nam với gần 860.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương đương hơn 100.000 người mỗi năm, tập trung nhiều nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc.
The DOVE Fund dành gần 3,7 tỷ đồng hỗ trợ phát triển giáo dục tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị)

The DOVE Fund dành gần 3,7 tỷ đồng hỗ trợ phát triển giáo dục tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị)

Ngày 25/10, UBND tỉnh Quảng có Quyết định số 2568/QĐ-UBND phê duyệt Văn kiện dự án “Hỗ trợ phát triển giáo dục tại huyện Triệu Phong giai đoạn 2024 - 2027” do Tổ chức The DOVE Fund (Hoa Kỳ) tài trợ với Tổng Vốn viện trợ không hoàn lại 150.000 USD, tương đương gần 3,7 tỷ đồng.
Plan International hỗ trợ Quảng Trị tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cộng đồng

Plan International hỗ trợ Quảng Trị tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cộng đồng

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 2549/QĐ-UBND ngày 22/10/2024 về việc phê duyệt văn kiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cộng đồng do tổ chức Plan International tài trợ” với tổng số tiền viện trợ không hoàn lại gần 7 tỷ đồng.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động