Dừng thí điểm taxi công nghệ, Grab hay Fastgo chỉ có 2 lựa chọn?
Người khai sinh ra Grab Việt Nam gửi tâm thư, thông báo rời khỏi Grab |
Khách Nhật tố 'chặt chém' 2 triệu cho cuốc xe 200.000 đồng, tài xế Grab bị dừng hợp tác vĩnh viễn |
Dừng thí điểm taxi công nghệ từ ngày 1/4 tới đây |
Bộ GTVT đã có quyết định dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT).
Theo văn bản của Bộ GTVT: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại văn bản số 1755/VPCP-CN ngày 23/2/2018), kể từ ngày 1/4/2020, Bộ GTVT sẽ dừng Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng được ban hành theo Quyết định số 24 (năm 2016) để tổ chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Dừng thí điểm taxi công nghệ, Grab hay Fastgo chỉ có 2 lựa chọn? |
Giải đáp những thắc mắc về việc dừng thí điểm mô hình taxi công nghệ, thứ Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông: "Ngày 11/2 vừa qua, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-BGTVT về việc dừng kế hoạch thí điểm nêu trên kể từ ngày 1/4/2020. Do đó, 14 đơn vị đang hoạt động theo Quyết định 24 sẽ phải dừng hoạt động từ ngày 1/4/2020 và chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với đơn vị mình đúng theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP".
Ông Đông cho biết thêm, điều 35 của Nghị định số 10 đã quy định rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải được chia thành 2 trường hợp:
Trường hợp 1, đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải) phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 1 Điều 35 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Trường hợp 2, đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của Nghị định. Bao gồm các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điểm c, Điểm d, Điểm e, Điểm i, Điểm k Khoản 1 Điều 35 của Nghị định 10.
Tóm lại, dù loại hình nào, dùng cái tên nào thì cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật, không phân biệt tên theo mục đích gì, cứ phải đúng theo quy định hoạt động và quy định về kiểm soát của thị trường vận tải đường bộ Việt Nam, Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.
Trong quyết định vừa ban hành, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm (bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa) hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phương tiện kinh doanh vận tải đang tham gia Kế hoạch thí điểm trên địa bàn địa phương dừng hoạt động thí điểm kể từ ngày 1/4/2020. |
Người khai sinh ra Grab Việt Nam gửi tâm thư, thông báo rời khỏi Grab Ông Hoàng Tuấn Anh – người đầu tiên mang ứng dụng đặt xe công nghệ Grab về Việt Nam – Tổng giám đốc Grab Financial ... |
Công ty công nghệ Cadpro của Việt Nam bị Ngân hàng Thế giới (WB) trừng phạt Hội đồng xử phạt của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa ra quyết định số 115, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với ... |
Taxi truyền thống phải thích nghi công nghệ nếu không muốn bị đào thải TĐO - Xung đột giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ vẫn tồn tại nhiều tranh cãi. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho ... |