Đừng để nhân loại bị huỷ diệt bởi một hiểu nhầm
Thúc đẩy hành động vì một thế giới không vũ khí hạt nhân Ngày 6/8, thành phố Hiroshima của Nhật Bản tổ chức lễ tưởng niệm 77 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng các quan chức chính phủ và đại diện đến từ 99 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) đã tham dự buổi lễ này. |
Việt Nam điều hành cuộc họp Kỷ niệm Ngày quốc tế xoá bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân Ngày 26/9/2022, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), với tư cách Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ cùng tham gia điều hành cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng kỷ niệm Ngày quốc tế xoá bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. |
Mới nhất ngày 1.10, lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov nói rằng Nga nên cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân quy mô nhỏ ở Ukraine.
Cảnh báo sẽ chỉ là cảnh báo?
Trong một phát biểu đăng trên Telegram ngày 27/9, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Moscow có quyền đáp trả bằng vũ khí hạt nhân nếu "mối đe dọa đối với Nga vượt quá giới hạn nguy hiểm được xác định". Ông Medvedev cũng chỉ ra tình huống có thể thúc đẩy Moscow tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân tại Ukraine. Ấy là khi Kiev có những hành động hung hăng quy mô lớn, đe dọa sự tồn vong của nhà nước Nga.
Trước đó khoảng một tuần, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/9 tuyên bố: “Nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi bị đe dọa, chúng tôi - không nghi ngờ gì nữa - sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có bảo vệ nước Nga và nhân dân của chúng tôi”. Điều đáng nói là tuyên bố này được đặt sát cạnh lời nhắc nhở: “Đất nước chúng tôi cũng có nhiều loại vũ khí hủy diệt và một số thậm chí còn hiện đại hơn so với các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”. Vì thế, tuyên bố được nhìn nhận như một sự ám chỉ về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp và để lại những hậu quả không lường; Nguồn: sciencestruck.com |
Xa hơn nữa là vào ngày 27/2/2022, nghĩa là chỉ 3 hôm sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine, trang mạng của Điện Kremlin cho biết ông Putin đã ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang liên bang đặt lực lượng răn đe chiến lược của quân đội Nga trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu đặc biệt. Theo hãng thông tấn TASS, lực lượng răn đe chiến lược của quân đội Nga dùng để ngăn chặn sự xâm lược bên ngoài nhằm vào Liên bang Nga và đồng minh của Nga và trong chiến tranh, lực lượng này được sử dụng các loại vũ khí, bao gồm vũ khí hạt nhân, để đánh bại quân xâm lược.
Các chuyên gia cơ bản cho rằng cần phải xem xét lời cảnh báo các nhà lãnh đạo Nga một cách nghiêm túc vì nó được đưa ra trong bối cảnh Nga lâm vào tình thế rất khó khăn, nhất là trên chiến trường Ukraine. Cảnh báo về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân lại được đưa ra cùng với việc loan báo lệnh động viên một phần lực lượng quân sự bị của Nga, đã làm dấy lên lo ngại rằng những gì mà ông Putin phát biểu “không phải là tuyên bố xuông”. Nhưng xem ra, những cảnh báo “ớn lạnh” của Điện Kremlin chủ yếu là tạo lằn ranh đối với việc phương Tây cung cấp vũ khí mũi nhọn cho Ukraine, buộc phương Tây phải giảm đà hỗ trợ cho Ukraine.
Nguyên nhân là do trên thực tế, Nga gần như không có dấu hiệu nào về việc chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân. Bên cạnh đó, cũng giống như NATO tránh chiến tranh trực tiếp với Nga, Moscow cũng nỗ lực tránh việc phát động chiến tranh trực tiếp với NATO.
Phía Nga biết rõ nếu như trở thành bên sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khả năng leo thang thành chiến tranh trực tiếp sẽ tăng mạnh. Đồng thời, việc Nga phá vỡ những quy ước cấm kỵ về vũ khí hạt nhân đã được áp dụng kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II sẽ khiến nước này đối mặt nguy cơ mất đi số “bạn bè” vốn đã không nhiều, ở bên cạnh họ kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát. Ngoài ra, với thế bố trí cài răng lược trên chiến trường Ukraine như hiện nay, nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, phóng xạ khuyếch tán sẽ gây tổn thất cho cả phía Nga và những vùng đất xung quanh khu vực vũ khí hạt nhân nhắm đến sẽ hoang tàn, không người ở trong thời gian dài.
Hậu quả tàn khốc của một hiểu nhầm
8 giờ 15 phút sáng ngày mùng 6/8/1945, cùng với tiếng nổ kinh thiên động địa, một đám mây hình nấm to dần, bao trùm bầu trời thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống nơi này, gây ra thảm họa nguyên tử kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người. Nhiệt hạch tạo ra lập tức thiêu đốt hơn 70.000 thường dân và gần như san phẳng thành phố Hiroshima. Thế giới sau đó đã nhận thức được những hậu quả khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. Bởi thế, khi thăm Hiroshima năm 2016, tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama đã viết: “Chúng ta đã thấu hiểu nỗi đau của chiến tranh. Giờ đây, hãy quyết tâm cùng nhau theo đuổi hòa bình và một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.
Một vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: AFP |
Trên thực tế, trong hơn 77 năm qua kể từ sự kiện Hiroshima, bao gồm cả nửa thế kỷ bên miệng hố chiến tranh, vũ khí hạt nhân chưa vào giờ được sử dụng một lần nữa. Nỗ lực nhằm ngăn chặn thảm kịch Hiroshima tái diễn cũng đạt được không ít thành quả: Một loạt các hiệp định quốc tế đã được ký kết, tiêu biểu trong số đó như: Hiệp ước về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (gọi tắt là hiệp ước NPT, được ký năm 1968 và hiện có tới 191 quốc gia tham gia); Hiệp ước về hạn chế tên lửa đạn đạo giữa Mỹ và Liên Xô năm 1972 (hiệp ước ABM); Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giữa Mỹ và Nga (hiệp ước START 1 ký năm 1990 và START mới ký năm 2010); Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (hiệp ước CTBT ký năm 1995)… Số lượng các quốc gia sở hữu loại vũ khí giết người hàng loạt này cũng dừng lại ở con số rất hạn chế với vài cái tên được nêu ra công khai gồm: Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan.
Tuy nhiên, bóng ma hạt nhân không vì thế mà tan đi. Sự bình yên của thế giới thỉnh thoảng lại bị khuấy động bởi các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân hay những tuyên bố “ớn lạnh” ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Đành rằng sử dụng vũ khí hạt nhân là “chết chùm”, nhưng điều lo lắng, theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 22/8, rủi ro hạt nhân hiện nay đang ở mức nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ. Trước đó, khi phát biểu tại Hội nghị Đánh giá Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT) ngày 1/8, ở New York, Mỹ, ông Guterres cho rằng "giờ đây, nhân loại chỉ còn cách sự hủy diệt hạt nhân một sự hiểu nhầm, một tính toán sai lầm”. Người đứng đầu Liên hợp quốc kêu gọi các nước sở hữu vũ khí hạt nhân đảm bảo với các quốc gia không có vũ khí hạt nhân rằng họ sẽ không sử dụng chúng để đe dọa và mọi thứ liên quan đến hạt nhân cần phải minh bạch.
Việt Nam ủng hộ nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình Trong hai ngày ngày 8/6 và 10/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp thảo luận về việc dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) về tăng cường trừng phạt đối với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên bị phủ quyết ngày 26/5 vừa qua. |
Việt Nam khẳng định các nước cần đối thoại để chấm dứt hiểm họa hạt nhân Ngày 1/8, tại Hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) khai mạc tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), đại diện Việt Nam khẳng định các nước cần hợp tác, đối thoại, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau vì mục tiêu chung là chấm dứt hiểm họa hạt nhân. |