Đưa thông tin bầu cử đến với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Tập huấn kỹ năng vận động bầu cử cho người dân tộc thiểu số Trong hai ngày (28 và 29/4), tại Đà Nẵng, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số khu vực miền Trung và miền Nam. |
Bảo đảm tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong Quốc hội Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), với hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước). Hiện nay có 56/63 tỉnh, thành phố, 463 huyện và 5.453 xã có đồng bào DTTS sinh sống theo cộng đồng tại các thôn, buôn, bản, phum, sóc… Do vậy, việc tham gia của đại diện DTTS có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong hệ thống chính trị các cấp nói chung và cơ quan dân cử nói riêng. |
Đồng bào dân tộc ở huyện Ba Vì tham dự buổi tập huấn về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. |
* Tháng 4 vừa qua Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên Ban Dân tộc thành phố Hà Nội đã tập có buổi tập huấn về công tác bầu cử đại biểu các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tham dự hội nghị có đại diện Hội Cựu chiến binh; Bí thư chi bộ, trưởng, phó thôn, đại diện ban công tác mặt trận; đại diện Hội phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn thanh niên và đông đảo cá nhân tiêu biểu từ các thôn, xóm trên địa bàn nhiều xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi của thủ đô.
Trưởng thôn Việt Yên (xã Yên Bài, huyện Ba Vì) Nguyễn Đức Thiệp cho biết, thông qua buổi tập huấn, ông đã nắm bắt được thêm nhiều kiến thức về Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Đặc biệt là nhận thức sâu sắc việc tham gia bầu cử đại biểu các cấp không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân.
Các đại biểu tham gia chương trình tập huấn của Ban Dân tộc TP Hà Nội còn được cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức công tác bầu cử của T.Ư và TP Hà Nội. Nhiều đại biểu chia sẻ, đây là cơ sở quan trọng để bản thân mỗi cán bộ, người làm công tác dân tộc có thể làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên tuyền, cũng như vận động người dân thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, ở mỗi thôn xóm tích cực tham gia, góp phần vào thành công chung của kỳ bầu cử.
Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Phúc Hải, trong dịp này, đơn vị dự kiến tổ chức tổng số 6 lớp tập huấn, tuyên truyền về pháp luật và bầu cử đại biểu các cấp tại 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Chương Mỹ và Quốc Oai. Đồng bào 14 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đều sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức và thông tin có liên quan đến kỳ bầu cử.
* Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh Gia Lai thời gian qua đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND các cấp tới đồng bào dân tộc thiểu số, với mục đích để Ngày bầu cử thật sự là ngày hội toàn dân và bảo đảm người dân đến bầu cử đầy đủ, an toàn, tiết kiệm, đúng pháp luật, bình đẳng.
Theo đó, các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã căn cứ theo các hướng dẫn, quy trình bầu cử các cấp đã triển khai để lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu đồng thời dịch ra hai thứ tiếng: Phổ thông và Jrai để người dân dễ hiểu, dễ tiếp cận. UBBC các cấp trong tỉnh đã huy động các già làng, người uy tín trong các thôn, làng tham gia công tác tuyên truyền miệng kết hợp với các phương pháp trực quan, sinh động. Tại các thôn, làng người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, tuyên truyền được đẩy mạnh thông qua loa truyền thanh.
* Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên vừa tổ chức hội nghị hướng dẫn tiếp xúc cử tri để người ứng cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh vận động bầu cử. Các đại biểu đã được hướng dẫn về quy trình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử để vận động bầu cử; bố cục xây dựng chương trình hành động… Bên cạnh đó, những người ứng cử được cung cấp thông tin liên quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để làm cơ sở xây dựng chương trình hành động của mình. Người ứng cử ĐBQH có ít nhất 10 cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND cấp tỉnh có ít nhất năm cuộc tiếp xúc cử tri. Thời gian vận động bầu cử trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 4-5 và kết thúc vào ngày 21-5-2021.
* Tại Đà Nẵng, Hội đồng Dân tộc của QH tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng vận động tranh cử cho hơn 40 ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số các tỉnh, thành phố khu vực miền trung - Tây Nguyên và khu vực phía nam. Đa số ứng cử viên người dân tộc thiểu số ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đều tham gia lần đầu, điều kiện thu thập, trao đổi thông tin và kỹ năng vận động tranh cử còn nhiều hạn chế, nhất là các kỹ năng xây dựng chương trình hành động, vận động, thuyết phục, lôi cuốn cử tri, thuyết trình trước công chúng... Đây là rào cản không nhỏ, làm giảm cơ hội thành công đối với những ứng cử viên là người dân tộc thiểu số trong đợt bầu cử sắp tới.
Tại hội nghị, các ứng cử viên được nghe thuyết trình, phổ biến, nghiên cứu và trao đổi sáu chuyên đề. Trong đó có kỹ năng vận động tranh cử, tiếp xúc cử tri, xây dựng hình ảnh trước công chúng; kỹ năng xây dựng và trình bày chương trình hành động; kỹ năng tiếp xúc báo chí, trả lời phỏng vấn; kỹ năng lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng chương trình hành động và một số vấn đề cần lưu ý khi vận động tranh cử; những nội dung, thông tin về chính sách và tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Khóa tập huấn diễn ra trong hai ngày 28 và 29-4.
* Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, cùng với tuyên truyền về cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 bằng hệ thống pa-nô, áp-phích, băng cờ..., đơn vị còn chú trọng công tác tuyên truyền lưu động ở vùng sâu, vùng xa. Từ đầu năm đến nay, nhất là cao điểm từ tháng 4-2021, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh thuộc Sở Văn hóa và Thể thao cử các đội chiếu bóng đến các vùng sâu, biên giới chiếu phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số các bộ phim về quê hương, đất nước, con người Việt Nam; đồng thời chiếu các hình ảnh, giới thiệu thông tin liên quan đến cuộc bầu cử.
Ngoài các nội dung phim và tuyên truyền bầu cử theo kế hoạch, tại mỗi địa phương, thành viên của các tổ chiếu bóng còn soạn thảo thêm một số nội dung tuyên truyền bầu cử liên quan trực tiếp đến địa phương, sử dụng ngôn ngữ và cách thức diễn đạt dễ hiểu hơn với bà con.
* Ủy ban bầu cử tỉnh Phú Thọ tổ chức sơ kết bước 1 công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo Ủy ban bầu cử tỉnh, đến nay Phú Thọ đã hoàn thành tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba lập danh sách chính thức 13 người ứng cử ĐBQH; 113 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh; 722 người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện và 8.557 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã, bảo đảm đúng quy trình, tiến độ, hướng dẫn của T.Ư. Tỷ lệ nữ, người ngoài Đảng, dân tộc thiểu số, trẻ tuổi, tái cử và số dư người được giới thiệu so với số đại biểu được bầu đều đạt và cao hơn so với yêu cầu. Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn đã lập xong danh sách cử tri theo từng khu vực và niêm yết danh sách cử tri đúng thời gian quy định của Luật Bầu cử QH và đại biểu HĐND.
* Là tỉnh miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên Bắc Kạn đặc biệt quan tâm công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử tới nhân dân. Ủy ban Bầu cử tỉnh đã giao Sở Nội vụ in, cấp phát tài liệu hỏi - đáp, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ công tác bầu cử đến các thành viên Ủy ban Bầu cử.
Ở cơ sở, hình thức tuyên truyền hằng ngày về bầu cử trên loa truyền thanh xã được phát huy triệt để. Bên cạnh đó, tại trục đường chính trung tâm các xã đều treo băng zôn, khẩu hiệu. Các xã còn tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, bản nhằm nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ cho người dân tham gia bầu cử.
Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền về bầu cử Chiều 19/4, tại Nhà Quốc hội, Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, tuyên truyền của Hội đồng Bầu cử quốc gia đã tiến hành phiên họp thứ hai. Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, tuyên truyền Nguyễn Khắc Định chủ trì Phiên họp. |
Vận động bầu cử là gì? Hành vi nào bị cấm khi vận động bầu cử? Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 quy định rất cụ thể, chi tiết về khái niệm vận động bầu cử, nguyên tắc cũng như các hành vi bị cấm khi vận động bầu cử. |
Bầu cử ĐBQH và đại diện HĐND vào ngày nào, thành lập Ủy ban bầu cử ra sao? Bạn đọc hỏi: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được quy định là ngày, tháng, năm nào? Ủy ban bầu cử ở địa phương được thành lập như thế nào? |