Bầu cử ĐBQH và đại diện HĐND vào ngày nào, thành lập Ủy ban bầu cử ra sao?
Trọng Huyền 14/04/2021 06:07 | Chính trị - Xã hội
![]() |
Ảnh minh họa |
Thời gian bầu cử:
Theo Điều 5 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Về thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại diện HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 17/11/2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 133/2020/QH14, trong đó quy định Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021.
Thành lập Ủy ban bầu cử cấp địa phương:
Theo Điều 21 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử) được thành lập để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và tổ chức bầu cử đại biểu HĐND cấp tương ứng.
Điều 22 của luật này nêu rõ: Chậm nhất là ngày 7/2/2021 (khoảng 105 ngày trước ngày bầu cử), UBND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp phải ra quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung.
Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ 21 - 31 thành viên, bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Tương tự, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử (ngày 7/2/2021), UBND cấp huyện, UBND cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp quyết định thành, lập Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành, phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành, phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban bầu cử ở huyện), Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban bầu cử ở xã) để tổ chức bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã tương ứng.
Ủy ban bầu cử ở huyện có từ 11 -15 thành viên; Ủy ban bầu cử ở xã có từ 9 - 11 thành viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã phải được gửi đến Thường trực HĐND, UBND và Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp.



Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Hơn 8,4 lượt triệu đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo Tết

Bài viết mới
ASEAN và Ấn Độ tăng cường hợp tác phát triển du lịch

Phục hồi bền vững, thúc đẩy kết nối du lịch ASEAN hậu Covid-19

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.