Bảo đảm tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong Quốc hội
Cần Thơ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường - Trưởng Ban An toàn giao thông thành phố - vừa có văn bản đề nghị Thủ trưởng cơ quan ban ngành TP, Chủ tịch UBND quận, huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm nội dung Công điện 479/CT-TTg ngày 15/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2021. |
Bảo đảm tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống để người dân thực hiện quyền công dân Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống để người dân thực hiện quyền công dân, tại cuộc làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 14/4. |
Số lượng đại biểu Quốc hội người DTTS đã tăng theo các khóa
Chia sẻ về vấn đề này, tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí sáng 29/04, ông Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết: "Trong nhiều nhiệm kỳ bầu cử vừa qua, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở vùng đồng bào dân tộc thường chiếm tỷ lệ rất cao, đây là minh chứng rõ nét cho việc thực hiện và bảo đảm quyền chính trị của công dân nói chung. Việc tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị đại diện cho nhân dân cũng đạt thành tựu đáng kể, tăng cả về số lượng, chất lượng qua từng nhiệm kỳ. Số lượng đại biểu Quốc hội người DTTS đã tăng theo các khóa: Khoá I (1946) chiếm 10,2%, khóa XIII chiếm 15,6%, cao hơn tỷ lệ dân số DTTS, khóa XII đạt cao nhất là 17,7%, khóa XIV có 86 đại biểu Quốc hội là người DTTS thuộc 32 dân tộc khác nhau (chiếm tỷ lệ 17,3%)".
Các đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số. (Ảnh: VGP). |
Theo Nghị quyết số 1135/NQ-UBTVQH13/ 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, dự kiến khi lập danh sách chính thức những người ứng cử là người DTTS ít nhất 165 người, bằng 18% tổng số người trong danh sách ứng cử và phấn đấu dự kiến trúng cử ít nhất là 90 đại biểu, bằng 18% tổng số đại biểu Quốc hội khóa XIV. Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH 14 ngày 11/01/2021, tiếp tục quy định số lượng, cơ cấu, thành phần Đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, 14 nhiệm kỳ qua, chưa nhiệm kỳ nào số đại biểu người DTTS đạt tỷ lệ 18% so với tổng số đại biểu Quốc hội, nhiệm kỳ khóa XII đạt cao nhất là 17,7%. Khóa XIV, trong tổng số 496 đại biểu Quốc hội khóa XIV có 86 đại biểu Quốc hội là người DTTS thuộc 32 dân tộc khác nhau (chiếm tỷ lệ 17,3%), thấp hơn 4 người so với dự kiến,
Hiện nay còn 4 dân tộc (Lự, Ơ đu, Brâu và Ngái) chưa có đại diện tham gia các khóa Quốc hội và đây cũng là mục tiêu cần phấn đấu để các dân tộc đều có đại biểu Quốc hội. Các chỉ số trên cho thấy cần thực hiện tốt, đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia nhiều hơn nữa đại diện dân tộc thiểu số trong hệ thống các cơ quan dân cử, cơ quan đại diện cho tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
Một số giải pháp bảo đảm tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong Quốc hội
Ông Giàng A Chu cũng chia sẻ một số giải pháp bảo đảm tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong Quốc hội như:
Thứ nhất, chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vận động tranh cử cho các ứng cử viên. Căn cứ Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17-11-2020 của Quốc hội khóa XIV công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Hội đồng Dân tộc đã xây dựng kế hoạch số 1444/KH-HĐDT14 ngày 25-2-2021 về việc tổ chức Hội nghị tập huấn “Kỹ năng vận động tranh cử cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số”. Ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là người DTTS ở các địa phương miền núi, vùng DTTS phần lớn tham gia lần đầu, hoạt động kiêm nhiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong vận động tranh cử; điều kiện tiếp cận thông tin hạn chế.
Tại các hội nghị này, các ứng cử viên sẽ được lĩnh hội, trao đổi, thảo luận về 5 nhóm nội dung cần thiết gồm: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh; kỹ năng vận động tranh cử, tiếp xúc cử tri, xây dựng hình ảnh trước công chúng; kỹ năng xây dựng, trình bày chương trình hành động; kỹ năng tiếp xúc báo chí, trả lời phỏng vấn và trình bày chương trình hành động của ứng viên trên các phương tiện phát thanh, truyền hình; giới thiệu khái quát về một số chương trình, dự án chính sách vùng DTTS, những nội dung, thông tin cần quan tâm về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng địa phương (phục vụ công tác xây dựng chương trình hành động và tiếp xúc cử tri của ứng viên).
Điểm nhấn là, chương trình tập huấn tiến hành thực hành các bài tập trả lời phỏng vấn báo chí, ghi hình phát biểu trình bày chương trình hành động trên truyền hình, tình huống trả lời câu hỏi cử tri trong cuộc tiếp xúc vận động tranh cử... Đây là những nội dung quan trọng nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng và tăng cường bản lĩnh cho các ứng cử viên.
Thứ hai, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử được tăng cường nhằm phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nhằm nêu cao tinh thần dân chủ, trách nhiệm, lựa chọn và bầu ra những đại diện xứng đáng tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, có uy tín tham gia Đại biểu Quốc hội khóa XV,Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân, vì dân, làm cho ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.
Để tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc Chính phủ đã ban hành kế hoạch số 1449/KH-HĐDT14 ngày 2-3-2021 về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đối với vùng đồng bào DTTS.
"Việc tăng cường sự tham gia của đại diện người DTTS vào Quốc hội và cơ quan dân cử ở các địa phương là một chủ trương đúng đắn nhưng cũng là công việc khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, nhất là cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc các cấp ở từng địa phương vùng miền núi, dân tộc. Các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ từ khâu phát hiện, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhằm đắp ứng nhu cầu về tiêu chuẩn cán bộ theo quy định chung của Đảng và Nhà nước.
Về lâu dài, cần tiếp tục quan tâm hơn đối với đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số; tăng cường cả số và chất lượng theo vị trí việc làm ở vùng đồng bào DTTS. Đối với cán bộ có tiềm năng nhưng còn thiếu tiêu chuẩn thì cần đưa vào chương trình, kế hoạch đào tạo để bảo đảm nhu cầu cán bộ, công chức, trong đó có các cơ quan dân cử. Cơ cấu cán bộ dân tộc phấn đấu tương ứng với cơ cấu dân số từng vùng, miền…
Trong các bước hiệp thương của Mặt trận Tổ Quốc các cấp để lựa chọn các ứng cử viên là người DTTS để ứng cử vào ĐB Quốc hội và ĐB HĐND các cấp đề nghị không nên để gánh quá nhiều tiêu chí cho một Đại biểu, mặt khác như thế sẽ không đảm bảo chất lượng ĐB khi trúng cử…
Trong tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số, tổ chức tọa đàm về yêu cầu cơ cấu, thành phần; về tiểu sử các ứng cử viên ĐB Quốc hội và ĐB HĐND các cấp vào những thời điểm thích hợp", ông Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội kiến nghị.
Sóc Trăng: Tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc Khmer trên địa bàn giảm trên 4% Thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chỉ còn 2,67%, riêng tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc Khmer giảm trên 4,1%. |
Nét đẹp trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng Chiếm 38,4% dân số toàn huyện, sinh sống ở 11/24 xã, thị trấn, người Nùng có lịch sử sinh sống lâu đời và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng các dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì. Những năm qua, các thế hệ người Nùng luôn chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình, trong đó có những nét đẹp trong phong tục cưới hỏi, bởi người Nùng quan niệm lễ cưới không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục đạo làm con, nghĩa vợ chồng. |