Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
06:49 | 22/11/2022 GMT+7

Đưa di sản lễ hội trở thành "đặc sản" của TP Hồ Chí Minh

aa
TP Hồ Chí Minh có 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là Lễ hội nghinh Ông ở huyện Cần Giờ (được công nhận năm 2013), Lễ hội Nguyên tiêu ở Quận 5 (được công nhận cuối năm 2019) và Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng đức Tả quân Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh) vừa được công nhận vào cuối tháng 8/2022. Sau khi được công nhận, việc bảo tồn, tiếp tục phát huy giá trị từ các lễ hội này luôn là điều được TP Hồ Chí Minh và các địa phương quan tâm.
Thành Nhà Hồ miễn vé tham quan ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 23/11 Thành Nhà Hồ miễn vé tham quan ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 23/11
Trao tượng Bác Hồ và hiện vật trưng bày cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc Trao tượng Bác Hồ và hiện vật trưng bày cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc
Chú thích ảnh
Thuyền Nghinh Ông dẫn đầu đoàn ra biển (Ảnh tư liệu).

Đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan An, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, các lễ hội không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, mà còn có khả năng đóng góp vào kinh tế. Theo đó, điểm thuận lợi là 3 lễ hội này có những màu sắc riêng để thu hút du khách. Cụ thể, Lễ hội Khai hạ - Cầu an mang tính chất tưởng nhớ anh hùng lịch sử, kết hợp những yếu tố tín ngưỡng dân gian với các nghi thức của triều chính, của tôn giáo. Những tục lệ như hạ nêu, khai bút, khai ấn đầu xuân mang tính nhân văn, kết nối. Đặc biệt, hình ảnh cây nêu ngày Tết ở Thành phố Hồ Chí Minh gần như chỉ còn được nhìn thấy tại nơi đây.

Bên cạnh đó, Lễ hội nghinh Ông Cần Giờ cho thấy, nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng của người dân miền biển, gắn liền với truyền thuyết, tục thờ cá Ông - được cho là vị thần che chở, mang lại nhiều điều may mắn. Tại đây, có nhiều nghi thức, sinh hoạt đặc trưng như lễ thượng kỳ, lễ cúng bạn cũ lái xưa, lễ nghinh Ông… đi kèm nhiều trò chơi dân gian.

Còn Lễ hội Nguyên tiêu có lịch sử hơn 2.000 năm, gắn liền với cộng đồng người Hoa. Trong lễ hội có nhiều hoạt động thú vị như múa lân sư rồng, diễu hành trên đường phố… Đồng thời, người dân cũng có nhiều hoạt động văn hóa tâm linh để cầu một năm mới bình an, thuận lợi, phát tài.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan An cho rằng, lượng khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, giao thông thuận lợi… cũng là những ưu điểm góp phần thúc đẩy sự phát triển này. Tuy nhiên, đường dài vẫn còn nhiều vấn đề cần nhìn nhận, xử lý thấu đáo.

Đồng quan điểm, bà Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, việc khai thác lễ hội còn hạn hẹp, chưa được quan tâm đúng mức. Đối với 3 di sản lễ hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cần có tầm nhìn, xây dựng kế hoạch lâu dài.

Theo bà Lê Tú Cẩm, 3 lễ hội này được tổ chức ở những thời điểm riêng biệt, vào tháng Giêng và tháng 8 nên khó có sự kết nối để tạo thành một chuỗi sự kiện liên tiếp. Lễ hội được chia thành hai không gian: Lễ và hội. Trong đó, phần lễ đã được thực hiện tương đối tốt, quan tâm đầu tư hơn qua từng năm. Còn phần hội - nơi tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn người dân vẫn chưa được phát triển đúng tầm.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức các lễ hội đã tổ chức các chuỗi hoạt động phong phú. Cùng các nghi thức, nghi lễ truyền thống, trò chơi dân gian, tại Lễ hội nghinh Ông Cần Giờ còn có nhiều hoạt động như giải Marathon Cần Giờ xanh, giải điền kinh bãi biển thanh thiếu niên Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (mở rộng), giải bi sắt Cần Giờ năm 2022 (mở rộng)… Hay tại Lễ hội Nguyên tiêu cũng có tuần lễ ẩm thực Việt - Hoa để thu hút người dân. Nhìn chung, các hoạt động được mở ra theo chiều rộng, nhưng còn thiếu chiều sâu.

Chủ tịch Hội Di sản Thành phố Hồ Chí Minh phân tích, với bề dày hơn 300 năm lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh cần thu hút người dân tìm hiểu các sản phẩm về văn hóa thông qua các lễ hội. Chẳng hạn, Lễ hội nghinh Ông có ở nhiều tỉnh, thành, nhưng vì sao phải chọn Thành phố Hồ Chí Minh làm điểm đến thì buộc phải làm nổi bật được sự đặc biệt, thú vị. Qua Lễ hội Nguyên tiêu, ngoài những màn trình diễn, du khách sẽ thấy được gì từ sự đa dạng, hấp dẫn trong văn hóa sinh hoạt của người Hoa, là điều chưa được tô đậm. Không gian văn hóa được tạo ra còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được đúng tiêu chuẩn cần thiết.

Bảo tồn, phát triển lễ hội gắn với du lịch

Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, bên cạnh việc bảo tồn, việc phát huy giá trị của các lễ hội đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh rất quan trọng và cần nhiều giải pháp.

Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc truyền thông TST Tourist, muốn phát triển, trước tiên phải quay về mục tiêu ban đầu, từ đó mới hoạch định được đường đi đúng và cụ thể. Do đó, Thành phố cần đánh giá lại tính chất, quy mô, không gian của từng lễ hội, mới có thể tính được tầm phát triển đến đâu. Lễ hội, không gian văn hóa cần kết hợp được với du lịch, nghỉ ngơi mới có thể giữ chân du khách, người dân.

Từ việc quan sát sự phát triển của các lễ hội lớn ở nhiều quốc gia, ông Nguyễn Minh Mẫn cho rằng, yếu tố quan trọng hàng đầu là sự tham gia thực hành của cộng đồng cư dân bản địa.

“Chẳng hạn, cùng một món ăn, cửa hàng nào có nhiều người ghé, có nhiều xe đậu sẽ luôn được mặc định là sản phẩm ở đó ngon và hấp dẫn hơn. Trong du lịch, tâm lý đám đông cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn. Sự tham gia của đông đảo người dân cũng tạo nên sức hấp dẫn, sự lan tỏa cho lễ hội”, ông Mẫn phân tích.

Tuy nhiên, điều này còn bị hạn chế trong các lễ hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ có Lễ hội nghinh Ông Cần Giờ là có được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, tạo nên sức lan tỏa đủ mạnh. Năm 2022, Lễ hội nghinh Ông Cần Giờ có 110.000 lượt ngư dân và du khách tham gia, tăng 11.000 lượt khách so với năm 2020 (tăng 23,59%).

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - muốn phát huy giá trị của lễ hội, thành phố cần nắm rõ quy luật của kinh tế thị trường. Trong đó, cần có sự chung tay tham gia phát triển của các đơn vị chuyên về kinh doanh du lịch.

Để di sản có đời sống tốt trong xã hội, phải vừa có giá trị tinh thần, vừa có giá trị kinh tế, tạo sinh kế, lợi nhuận cho người dân, doanh nghiệp. Nhưng cũng không vì yếu tố kinh tế mà quên đi giá trị cốt lõi của một lễ hội là phải định hướng, giáo dục con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Khi cân bằng được hai yếu tố này, thì không gọi là thương mại hóa lễ hội, mà biến lễ hội thành sản phẩm văn hóa có giá trị đặc biệt.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Bài cho rằng, dựa vào nguồn lực người dân là điều hết sức quan trọng. Bởi lẽ, người dân luôn có hiểu biết rõ nhất về sự quan trọng, tầm ảnh hưởng của lễ hội, những giá trị được truyền dạy từ cha ông… Từ đó, quy hoạch, phát triển cho phù hợp với tinh thần của lễ hội, gắn với cuộc sống của họ; đồng thời lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học, văn hóa, các nhà nghiên cứu.

Ngoài ra, để các lễ hội phát triển, lan tỏa, còn phụ thuộc vào việc quy hoạch môi trường văn hóa; liên kết với nhiều bộ phận khác, chẳng hạn thông tin truyền thông; định hướng phát triển trong các sản phẩm… Trong đó, việc quảng bá có đầu tư được xem là chiến lược quan trọng. Vì vậy, việc này cần được phát triển, thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.

Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" năm 2022
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 diễn ra từ ngày 18 - 23/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Hát trống quân Đức Bác - di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt Hát trống quân Đức Bác - di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt
Hát trống quân Đức Bác là hình thức diễn xướng dân gian từng phổ biến tại nhiều làng quê vùng châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Theo Báo Tin tức
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng tay đón tiếp, san sẻ từng miếng cơm, manh áo, ghi dấu một chặng đường lịch sử đầy nghĩa tình Bắc - Nam.
Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Ngày 1/10, Bảo tàng thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng lớp “Khôi phục và truyền dạy nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ năm 2024”.
Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Công tác quản lý di tích trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực của ngành.
Người Hải Dương gìn giữ giếng làng

Người Hải Dương gìn giữ giếng làng

Đi khắp các địa phương ở Hải Dương, tôi chợt nhận ra nhiều giếng làng - mạch nguồn sự sống của các vùng quê nghèo thuở xưa đang được các thế hệ hôm nay cải tạo, trân trọng gìn giữ.

Đọc nhiều

Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, Bộ Công an đã phát động đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài, theo Kế hoạch số 370 ban hành ngày 20/6/2025. Chiến dịch được triển khai từ ngày 01/7 đến 19/8/2025 trên toàn quốc.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên toàn quốc. Nhiều kiều bào tại Lào, Israel, Indonesia bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, đồng thời kỳ vọng vào một bước chuyển lớn trong bộ máy hành chính - hướng tới hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và gần dân hơn.
Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Tháng 5/2025, 7 phóng viên đến từ 3 cơ quan báo chí Việt Nam là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có chuyến trải nghiệm tại TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Phiên bản di động