Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" năm 2022
Hồng Vân (t/h) 06/11/2022 07:32 | Giải trí


Đây là hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, thực hiện nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
![]() |
Du khách giao lưu với bà con dân tộc Thái tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Ảnh tư liệu: Lê Phú/Báo Tin Tức). |
Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam 2022" sẽ diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với các điểm nhấn văn hóa là sắc màu văn hóa của các cộng đồng dân tộc hoạt động tại Làng, thể hiện sự hội tụ, sức mạnh khối đại đoàn kết, kết tinh trong giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam; khai mạc các hoạt động Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”. Tiếp đó là Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I; Hội nghị Gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc.
Bên cạnh đó, Hội thảo “Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tại các địa phương; đề xuất định hướng, giải pháp khai thác, liên kết, xây dựng sản phẩm phát triển du lịch.
Trong khuôn khổ Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam 2022", một số hoạt động giao lưu giữa các dân tộc như phần tái hiện Lễ kết nghĩa mẹ con của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk; nghi thức đặt tên của dân tộc Chăm; nghi lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai; giới thiệu sắc màu văn hoá của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang; thiệu lễ hội cầu ngư, nghệ thuật Bài chòi - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Phú Yên; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc… sẽ được tổ chức để du khách có cơ hội hiểu rõ hơn về những nét độc đáo của dân tộc Việt Nam.
Nhiều tỉnh, thành phố sẽ tham gia trưng bày, giới thiệu không gian văn hóa giới thiệu sản phẩm trang phục, thổ cẩm truyền thống; các hiện vật văn hóa gắn với đời sống sinh hoạt của các dân tộc thiểu số ở địa phương. Đây cũng là dịp trưng bày các sản phẩm ẩm thực truyền thống, sản vật đặc trưng; các hình ảnh, tài liệu giới thiệu về du lịch, văn hóa, lịch sử con người của địa phương. Đặc biệt, không gian chợ phiên của một địa phương miền núi phía Bắc sẽ được tái hiện tại tuần lễ nhằm đa dạng trải nghiệm cho du khách.


Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Việt Nam khẳng định trẻ em luôn là trung tâm của mọi chính sách, chiến lược phát triển


Bộ Ngoại giao Phần Lan sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư tại thành phố Pleiku

Lần đầu tiên toà Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu bồi thường cho một nạn nhân của Chiến tranh tại Việt Nam
Bài viết mới
ATF 2023: Việt Nam đạt nhiều giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023

Báo Úc khen phở Việt Nam là món quà ẩm thực quý giá

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.