Dự án quốc tế hỗ trợ du lịch cộng đồng Việt Nam đổi mới, tìm hướng đi hậu COVID-19
Dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nhiều hộ gia đình tại Bắc Hà (Lào Cai) đã chuyển đổi mô hình kinh tế sang làm du lịch cộng đồng cho hiệu quả kinh tế cao. |
Nỗ lực đổi mới kinh tế
Hình thức du lịch cộng đồng với những trải nghiệm gần gũi với cuộc sống, thân thiện với môi trường là xu hướng nhiều người lựa chọn. Du khách có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường, khám phá và tìm hiểu về các giá trị truyền thống khác của mình. Với sự phát triển của du lịch cộng đồng, đây là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững, mang lại nhiều giá trị tinh thần cho người dân bản địa.
Từ năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng đến mọi mặt của kinh tế, đời sống. Du lịch là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động nặng nề nhất. Tuy nhiên, khi cuộc sống bình thường mới quay trở lại, những giá trị du lịch cốt lõi và sự an toàn khi đi du lịch được đánh giá cao. Với những lợi thế của mình, du lịch cộng đồng đang trở thành xu hướng lựa chọn.
Du lịch cộng đồng mang bản sắc dân tộc, các du khách được trải nghiệm các hoạt động, tập tục văn hoá tại địa phương. |
Bản thân những người làm du lịch cộng đồng cũng đang cố gắng thay đổi, sáng tạo nhiều hơn để thu hút du khách. Chị Vàng Thị Cân (bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) vốn cho biết, ở giai đoạn trước, chị chỉ biết đón khách đến homestay của gia đình, thưởng thức những món ăn địa phương. Hiện tại, vợ chồng chị đang thử nghiệm tour du lịch cộng đồng với nhiều hoạt động trải nghiệm cuộc sống vùng cao dành cho du khách như: tự đi vào suối bắt cá để chế biến món ăn, vào rừng chặt tre tự làm cơm lam, hay làm quen với nghề đan giỏ tre của người bản địa... Chị Vàng Thị Diêm (dân tộc Tày, Trà Hills homestay) cũng đã sáng tạo, sử dụng ngay đồi chè của gia đình là địa điểm cho du khách trải nghiệm một ngày của người Tày, trong trang phục dân tộc truyền thống thu hái chè…
Những thay đổi dù nhỏ, nhưng cũng mang đến cho những du khách đến vùng cao nhiều cảm nhận ấn tượng. Chị Kiều Linh (du khách đến từ Hà Nội) cho biết: “Đây không phải là lần đầu tiên tôi đi du lịch vùng cao. Nhưng lần đầu tiên tôi được cùng người bản địa vào suối bắt cá, biến món ăn, tự tay giã bánh sắn… rất thú vị và đây sẽ là những kỷ niệm đẹp mỗi khi nhớ về nơi đây”.
Hỗ trợ người vùng cao chuyển đổi làm du lịch cộng đồng
Những người nông dân chuyển hướng sang làm homestay kể trên cũng như nhiều phụ nữ dân tộc khác đang được dự án “Nâng cao kinh tế và vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua triển du lịch cộng đồng tại Bắc Hà” do Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn, với sự hỗ trợ từ dự án GREAT (do chính phủ Úc tài trợ) tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng để làm du lịch cộng đồng. Nhờ sự hỗ trợ của dự án, các hoạt động du lịch cộng đồng do phụ nữ lãnh đạo tại địa phương được nâng cao về chất lượng, giúp họ phát triển kinh tế song song với gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa.
Trong năm 2020 với các hộ vay vốn Quỹ du lịch cộng đồng của dự án được miễn lãi. Ngoài ra trong thiết kế ban đầu của dự án là hướng tới khách ngoại (chiếm 80% khách lên Bắc Hà trước dịch) thì ngay sau đợt dịch covid đầu tiên, dự án đã điều chỉnh hàng loạt các hoạt động quảng bá hướng tới khách nội địa. Thực tế cho thấy những điều chỉnh này có tác dụng khi những khu vực trước đây ko có khách nội địa như Tả Van Chư hay Lùng Phình hoặc Bản Liền khách nội tăng 100%.
Trong thời điểm hậu COVID-19, các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng được đào tạo và chuyển hướng từ khách Quốc tế sang phục vụ và thu hút khách nội địa. |
Theo đó, từ 2019 đến nay, dưới sự hỗ trợ của dự án, 540 người được giới thiệu và tư vấn vay vốn. 115 người (49 hộ) được vay đợt 1 với lãi suất ưu đãi từ quỹ phát triển du lịch cộng đồng 75000 AUD (1.250.000.000 VND). Doanh thu của các nhóm dự án 6/2020 - 3/2021 (giai đoạn "dễ dàng" trong thời kỳ xảy ra dịch COVID-19): hơn 600 triệu đồng. Địa phương cũng thu hút 23 công ty du lịch (khách nước ngoài, khách nội địa) tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm du lịch Bắc Hà; 8 sản phẩm du lịch được phát triển; gần 40.000 lượt khách nội địa đến các khu vực dự án chưa được du khách trong nước biết đến trước năm 2019
Bà Thái Huyền Nga (cán bộ dự án, Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn - CRED) cho biết, các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng rất đa dạng, bao gồm dịch vụ lưu trú cộng đồng, dịch vụ ăn uống, biểu diễn văn hóa, hướng dẫn viên du lịch và phát triển các sản phẩm như thổ cẩm, đan lát... Đồng thời, dự án cũng hợp tác với các công ty lữ hành để hỗ trợ các nhóm du lịch cộng đồng thiết kế các sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu thị trường; hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số, phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết để cung cấp dịch vụ chất lượng cao.
Một cơ sở sản xuất sản phẩm trà ống lam gác bếp được hỗ trợ Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn và dự án dự án GREAT (do chính phủ Úc tài trợ) vừa kết hợp sản xuất vừa thiết kế thành mô hình tham quan du lịch trải nghiệm. |
"Trong thời kì dịch COVID-19, các hộ tham gia chuyển đổi sang làm du lịch cộng đồng cũng nhận được sự hỗ trợ về đào tạo kĩ năng, tuy nhiên đã được điều chỉnh để phù hợp cho việc đón tiếp khách nội, ví dụ - đối với nấu ăn, thay vì dạy nấu các món ăn theo cách thông thường thì đã có đưa thêm các thông tin và chuẩn hoá mâm cơm cho kgacjs nội (thường đi theo đoàn và có nhiều trẻ con), làm giá sản phẩm rõ ràng. - dạy cách chụp ảnh và viết quảng bá phù hợp với khách nội qua MXH (facebook và zalo) thay cho các kênh bán OTA trước đây (booking, agoda ..) - thiết kế các tour đi chơi phù hợp hơn với khách Việt thay vì trước đây khách Việt lên Bắc Hà chỉ đi chợ phiên và khách Tây chỉ chuyên đi trek" - bà Thái Huyền Nga cho biết thêm.
Chị Vàng Thị Cân hào hứng: “Nhờ làm du lịch, cuộc sống của gia đình tôi đỡ vất vả hơn, mối quan hệ của cộng đồng được gắn kết, cùng nhau phát triển để đón khách. Trong giai đoạn dịch COVID-19, nhưng gia đình tôi vẫn đón được khách du lịch trong tỉnh và một số du khách ngoại tỉnh. Tôi cũng có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, đến từ nhiều vùng khác nhau, mở mang kiến thức và tạo được thu nhập tốt từ làm du lịch”.
Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ 2021 mở ra cơ hội quảng bá, phát triển du lịch Việt Nam “Chương trình Ngày Việt Nam tại Thuỵ Sĩ năm 2021 không chỉ minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mối quan hệ Việt Nam-Thụy Sĩ, mà còn gửi tới công chúng Thuỵ Sĩ và các nước châu Âu thông điệp về một Việt Nam tươi đẹp, giàu bản sắc, sẵn sàng hợp tác với Thuỵ Sĩ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là đổi mới sáng tạo” - đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đặng Hoàng Giang tại Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ 2021 tổ chức ngày 16/10. |
6 trọng tâm giúp thúc đẩy du khách Hàn Quốc đến Việt Nam hậu COVID-19 Theo Đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc nhiệm kỳ 2021-2024 Lý Xương Căn, giai đoạn tới, để thúc đẩy du khách Hàn Quốc đến Việt Nam hậu COVID-19 cần duy trì và phát triển hoạt động của Văn phòng đại diện Xúc tiến Du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc; Thiết kế và in ấn các ấn phẩm quảng cáo du lịch Việt Nam bằng tiếng Hàn; Hướng dẫn về các quy định, luật pháp liên quan đến ngành du lịch Việt Nam. |