Dow Jones mất điểm, chứng khoán Mỹ dứt đà tăng
Nhiều ngân hàng lớn nhất Mỹ “trả giá” cho việc tăng quy mô quá nhanh
Ngân hàng Goldman Sachs trong thời gian gần đây đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chững lại trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng đầu tư.
|
Lãi suất tín dụng quá cao khiến người Mỹ ngại mua nhà
Chỉ số Case Shiller thường được công bố với độ trễ kéo dài 2 tháng, nó đồng thời phản ánh cho xu thế biến động trong 3 tháng gần nhất.
|
Phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones mất đà tăng điểm khi mà nhà đầu tư bán ra chốt lời sau chuỗi thời gian tăng điểm dài suốt 13 phiên.
Theo CNBC, chỉ số Dow Jones hạ 237,40 điểm tương đương 0,67% xuống 35.282,72 điểm, chỉ số này bị kéo hạ bởi cổ phiếu của Honeywell sụt mạnh. Việc lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng mạnh lên ngưỡng trên 4% đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Nếu chỉ số Dow Jones tăng điểm trong phiên ngày thứ Năm, chỉ số này nhiều khả năng có chuỗi thời gian tăng điểm dài nhất tính từ năm 1987.
Chỉ số S&P 500 đóng cửa phiên hạ 0,64% xuống 4.537,41 điểm. Trong ngày giao dịch, đã có lúc chỉ số tăng lên ngưỡng 4.6000 điểm lần đầu tiên tính từ tháng 3/2022. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq hạ 0,55% xuống 14.050,11 điểm khi mà nhà đầu tư chốt lời một số loại cổ phiếu công nghệ như Microsoft hay Apple.
Chuỗi thời gian tăng điểm của Dow Jones vừa qua có được nhờ dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái, số liệu lạm phát hạ nhiệt và lợi nhuận doanh nghiệp vững vàng. Phố Wall hiện đang đón nhận những thông tin rõ ràng về tất cả những lĩnh vực này.
Cổ phiếu Meta Platforms tăng 4,4% bởi thông tin kết quả kinh doanh tốt hơn so với kỳ vọng. Các số liệu kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp cho thấy họ hưởng lợi từ doanh thu quảng cáo tăng cao. Ngoài ra, số liệu GDP công bố vào ngày thứ Năm cho thấy GDP quý 2/2023 tăng trưởng 2,4%, cao hơn ngưỡng dự báo 2% của các chuyên gia tham gia khảo sát của Dow Jones.
Báo cáo GDP cho thấy áp lực giá cả đang hạ nhiệt, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân tăng 2,6% trong quý 2/2023, chỉ số này thấp hơn so với mức tăng 3,2% theo dự báo của các chuyen gia kinh tế. Chỉ số tăng 4,1% trong quý liền trước.
Trong tuần này, chỉ số Dow Jones không ngừng tăng điểm kể cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất trong 22 năm vào ngày thứ Tư. Nhà đầu tư quan tâm đến việc chủ tịch Fed tuyên bố quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ có thể tùy thuộc vào dữ liệu sắp tới. Fed sẽ tiếp tục có cuộc họp bàn chính sách vào tháng 9/2023, nhiều nhà đầu tư tin số liệu sắp tới sẽ khiến Fed phải cẩn trọng.
“Mức lãi suất rất cao không khỏi khiến tôi sợ hãi, thị trường dường như không đón nhận nhiều thông tin tiêu cực như tôi đã lo ngại. Và khi mà ông Powell nói rằng giờ đây ông sẽ cân nhắc đến nhiều điều, yếu tố đó rất tích cực với thị trường”, chuyên gia tại trường kinh doanh Wharton – ông Jeremy Siegel nói.
Tuy nhiên, động lực tăng trưởng của thị trường đã sụt giảm trong phiên ngày thứ Năm. Cổ phiếu Honeywell hạ hơn 5% sau khi công bố kết quả kinh doanh tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường.
Chuỗi thời gian 13 phiên tăng điểm của chỉ số Dow Jones trong thời gian qua dài nhất tính từ năm 1987.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư đã chính thức công bố chấp thuận nâng lãi suất trong động thái vốn đã được các thành viên thị trường kỳ vọng trước đó. Lãi suất cơ bản đồng USD tại Mỹ hiện lên ngưỡng cao nhất trong hơn 22 năm, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.
Từ trước đó, thị trường tài chính đã kỳ vọng về động thái này của Fed. Ủy ban Thị trường mở thuộc Fed (FOMC) đã nâng lãi suất 0,25% điểm phần trăm lên ngưỡng từ 5,25% đến 5,5%. Đây là mức lãi suất đồng USD cao nhất tính từ đầu năm 2001.
Thị trường tài chính đã chờ đợi những dấu hiệu từ Fed cho thấy đợt nâng lãi suất này có thể là cuối cùng trước khi các quan chức Fed tạm hãm đà nâng lãi suất để đánh giá tác động của những lần điều chỉnh trước.
Dù rằng sau cuộc họp vào tháng 6/2023, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ đã nói đến việc sẽ có thêm hai đợt điều chỉnh nửa trong năm nay, thị trường đang kỳ vọng vào khả năng sẽ không còn lần điều chỉnh nào nữa sau đợt tháng 7 này.
Trong cuộc họp báo, chủ tịch Fed Jerome Powell nói lạm phát đã hạ nhiệt tính từ giữa năm ngoái, tuy nhiên sẽ vẫn còn lâu mới rơi xuống ngưỡng mục tiêu 2% của Fed. Tuy nhiên, ông vẫn tin vẫn còn dư địa để giữ lãi suất ổn định trong cuộc họp tiếp theo của Fed vào tháng 9/2023.
“Tôi sẽ nói hoàn toàn có khả năng lãi suất tiếp tục được điều chỉnh trong tháng 9/2023 nếu số liệu kinh tế trong thời gian tới đảm bảo cho việc đó. Nhưng cũng có khả năng Fed sẽ không thay đổi lãi suất đồng thời có những đánh giá cẩn thận theo diễn biến qua từng cuộc họp”, chủ tịch Fed Powell nói.
Ông Powell nói FOMC sẽ đánh giá các dữ liệu sắp tới cũng như hàm ý với hoạt động kinh tế và lạm phát.
Thị trường tài chính ban đầu tăng điểm sau cuộc họp, tuy nhiên ở thời điểm chốt phiên diễn biến trái chiều. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones vẫn tiếp tục chuỗi ngày tăng điểm còn chỉ số Nasdaq và S&P 500 không có quá nhiều thay đổi.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại quỹ RSM, ông Joe Brusuelas, nhận xét: “Hiện tại đã đến lúc Fed cho nền kinh tế thời gian để hấp thu tác động từ những lần nâng lãi suất trước đây. Khi mà Fed đã tính toán trước về đợt nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, tốc độ điều chỉnh lạm phát, tăng trưởng việc làm mới hạ nhiệt đang tạo ra điều kiện để Fed có thể chấm dứt chiến dịch nâng lãi suất của mình".
Bộ trưởng Tài chính Mỹ tin có thể đưa lạm phát về 2% mà không gây suy thoái kinh tế
Việc diễn biến lạm phát thuyên giảm diễn ra có thể coi như tín hiệu đáng mừng cho bà Yellen và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi họ bắt đầu xử lý vấn đề này suốt từ năm 2021.
|
Giá dầu không ngừng tăng mạnh bởi kỳ vọng Trung Quốc kích cầu kinh tế
Sự tăng giá không ngừng của dầu cũng phản ánh cho tình trạng nguồn cung thắt chặt khi mà các biện pháp cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia ảnh hưởng đến thị trường.
|