Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Đột tử là gì, có thể phòng ngừa không? |
Những sai lầm khi tắm dễ dẫn đến đột tử |
Trong thần thoại Hy Lạp, Hypnos (giấc ngủ) là anh em sinh đôi với Thanatos (tử thần), con của thần Erebus (bóng tối) và nữ thần Nyx (màn đêm). Dường như luôn có mối liên hệ giữa giấc ngủ và đột tử.
Tử thần đến trong màn đêm
Khi ra đi trong giấc ngủ, dường như đó là cách tiễn biệt bình yên và gần như lý tưởng. Tuy nhiên, sự vĩnh biệt chưa bao giờ là dễ dàng. Hội chứng đột tử trong khi ngủ không rõ nguyên nhân (SUNDS) là một chứng rối loạn thấy nhiều ở các nước Đông Nam Á.
Bức tranh của John William Waterhouse với tên gọi “Sleep and His Half-Brother Death” mô tả lại hai anh em Hypnos (giấc ngủ) and Thanatos (cái chết). |
Rối loạn này là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cái chết “tự nhiên” ở dân số châu Á trẻ, khỏe mạnh, được gọi bằng nhiều thuật ngữ mô tả ở các quốc gia khác nhau, như pokkuri (đột tử không rõ nguyên nhân vào ban đêm) ở Nhật Bản, lai-tai (chết trong khi ngủ) ở Thái Lan, và bangungut (hét lớn rồi chết trong khi ngủ) ở Philippines. Dù tên là gì, hội chứng đều giống nhau: đột tử ở những người đàn ông trẻ khỏe mạnh vào ban đêm.
Khám nghiệm tử thi đôi khi cũng không tìm được nguyên nhân. Giấy chứng tử thường ghi những lý do rất mơ hồ: suy tim, tử vong vì nguyên nhân tự nhiên, thậm chí là “do tuổi cao sức yếu”. Nhưng nhờ di truyền học hiện đại và nghiên cứu dịch tễ học đã làm sáng tỏ hội chứng bí ẩn này. Việc hiểu rõ các nguyên nhân có thể dẫn đến đột tử trong khi ngủ sẽ hữu ích để phòng tránh.
Chấn thương, Độc tố và Ma túy
Một số trường hợp, đột tử trong khi ngủ xảy ra do một số yếu tố bên ngoài. Ví dụ, một trận động đất làm sập nhà có thể dẫn đến một cái chết đau thương trong giấc ngủ. Có thể do ngộ độc khí carbon monoxide vì hệ thống thông gió bị lỗi. Các vụ án mạng xảy ra thường xuyên hơn vào ban đêm.
Bức tranh “The Nightmare” (1781) của Johann Henrich Füssli mô tả về cơn ác mộng của một người phụ nữ. Các chấn thương, dù là bên trong hay bên ngoài, đều có thể dẫn đến đột tử trong khi ngủ. |
Thuốc được dùng để điều trị các rối loạn y tế, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chữa trị mất ngủ, có thể làm tăng nguy cơ đột tử trong khi ngủ. Nguy cơ ấy càng tăng nếu sử dụng quá liều, đặc biệt khi uống chung với rượu.
Tim ngừng đập
Loại trừ xác suất những tác động từ bên ngoài, có bằng chứng cho thấy tim có thể bị căng thẳng khi ngủ. Đặc biệt, rối loạn dễ xảy ra trong giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (Rapid eye movement sleep, giai đoạn của giấc ngủ khi não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ). Rối loạn chức năng tim cũng thường xảy ra vào đêm muộn và gần thời điểm thức dậy.
Hội chứng Brugada
Loại trừ xác suất những tác động từ bên ngoài, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc hội chứng Brugada (rối loạn nhịp tim, thường mang tính gia đình) thường dẫn đến đột tử trong khi ngủ mang một đột biến trong gen gọi là SCN5A. Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng - ngất xỉu không rõ nguyên nhân là phổ biến nhất - thì có 50% khả năng họ sẽ tử vong trong vòng 10 năm. Hội chứng Brugada hiện được cho là nguyên nhân gây ra tới 20% số ca tử vong ở những bệnh nhân có cấu trúc tim bình thường.
Hội chứng Brugada được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột tử trong khi ngủ. Ảnh: Very Well Health |
Mặc dù căn bệnh này thường tấn công những người bước vào tuổi trung niên, nhưng nhiều trường hợp đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh chỉ vài ngày tuổi. Hiện tại, phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất vẫn là cấy ghép máy khử rung tim với chi phí lên tới 30.000 USD/người.
Đau tim
Đau tim xảy ra khi một mạch máu (hoặc động mạch vành) cung cấp cho mô cơ bị tắc nghẽn và mô bị hư hỏng hoặc chết. Những cơn nhồi máu cơ tim có thể bao gồm từ những biến cố nhỏ ảnh hưởng nhẹ cho đến những tắc nghẽn nghiêm trọng dẫn đến suy tim hoàn toàn.
Đau tim, suy tim, đột quỵ làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu có thể dẫn đến hiện tượng đột tử trong khi ngủ. Ảnh: Insider |
Nếu máu không được lưu thông, các hệ thống khác của cơ thể nhanh chóng bị hỏng, dẫn đến đột tử trong khi ngủ.
Suy tim sung huyết
Suy tim, còn gọi là suy tim sung huyết (CHF), có nghĩa là tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo thời gian, các vấn đề như động mạch bị thu hẹp (bệnh động mạch vành) hoặc huyết áp cao dần dần làm cho tim suy yếu hoặc xơ cứng, không thể bơm hiệu quả.
Suy tim bên trái nhanh chóng tác động đến bên phải của tim, dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi (khó thở, đặc biệt là khi nằm) và phù nề ở bàn chân và chân gọi là phù ngoại biên. Nếu tim bị quá tải, lưu thông máu có thể ngừng lại.
Đột quỵ
Nhịp tim không đều có thể dẫn đến cục máu đông di chuyển lên não và gây đột quỵ. Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, có thể làm tăng nguy cơ đột tử trong khi ngủ. Nếu một cơn đột quỵ ảnh hưởng đến thân não, khả năng thở, mở mắt, kiểm soát cơ và ý thức có thể bị ảnh hưởng. Những cơn đột quỵ này có thể gây đột tử trong khi ngủ.
Ngưng hô hấp
Phổi và tim hình thành nên một nhóm ăn ý. Nếu một bên bị lỗi thì bên kia cũng sẽ nhanh chóng trở nên suy yếu.
Phổi không khỏe mạnh về lâu dài dẫn đến khó thở, dễ dàng ngưng thở khi ngủ dẫn đến đột tử. Ảnh: Dying Matters |
Bệnh phổi thường mãn tính và các tác động có thể phát triển chậm hơn. Tuy nhiên, khi đạt đến ngưỡng nào đó, có thể gây tử vong, bao gồm cả đột tử trong khi ngủ.
Ở mức độ cơ bản nhất, phổi có nhiệm vụ trao đổi oxy và CO2 với môi trường. Khi chúng không hoạt động bình thường, nồng độ oxy giảm xuống, nồng độ CO2 tăng lên và những thay đổi nguy hiểm trong cân bằng axit-bazơ trong cơ thể có thể xảy ra.
Sự tắc nghẽn cấp tính có thể dẫn đến ngạt thở, có thể xảy ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ dẫn đến đột tử.
Suy hô hấp có thể xảy ra do bệnh mãn tính, thoái hóa, bao gồm cả hen suyễn. Phổi cũng có thể bị hỏng do những thay đổi trong cơ hoặc hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS hay bệnh Lou Gehrig) hoặc bệnh nhược cơ.
Thậm chí có những rối loạn bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng thở như hội chứng giảm thông khí trung ương (CCHS - hay còn được gọi là bệnh Ondine’s curse (Lời nguyền của Ondine) - dựa theo câu chuyện dân gian của Pháp về nữ thần biển Ondine và tình nhân Palemon). Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cũng biểu hiện tình trạng không thở bình thường trong khi ngủ.
Khi Tử thần chậm rãi tiến đến, một kiểu thở đặc trưng - gọi là hô hấp Cheyne-Stokes - xảy ra. Thường được ghi nhận ở những người bị suy tim, sử dụng thuốc gây mê và tổn thương thân não, nó có thể báo hiệu người đó sắp ngừng thở và tử vong.
Rối loạn giấc ngủ
Đột tử trong khi ngủ có thể đến từ một số rối loạn khác, bao gồm cả rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, co giật có thể gây tử vong. Trên thế giới có một hiện tượng gọi là đột tử khi động kinh (SUDEP) vẫn chưa được khám phá hết.
Ảnh 6 Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến đột tử trong khi ngủ. Ảnh: Medical News Today |
Thậm chí, đột tử có thể đến từ chính các “hành vi khi ngủ”. Mộng du có thể dẫn ai đó vào những tình huống nguy hiểm, như rơi khỏi ban công, rơi khỏi tàu hoặc lang thang trên đường phố vô thức.
Rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể dẫn đến ngã ra khỏi giường và chấn thương đầu khi ngủ. Điều này có thể gây ra xuất huyết nội tạng, tụ máu ngoài màng cứng có thể nhanh chóng gây tử vong.
Nguy hiểm hơn do dễ bị bỏ qua, mất ngủ làm tăng nguy cơ đột tử trong khi ngủ. Thiếu ngủ mãn tính có thể làm tăng tỷ lệ tử vong nói chung sau nhiều năm “trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành”.
Tránh tử vong trong khi ngủ
Để tránh tử vong trong khi ngủ, hãy lưu ý một số dấu hiệu như mất ngủ, thức dậy quá sớm hoặc các triệu chứng ngừng thở khi ngủ (tạm dừng thở, ngáy, tiểu đêm, chứng nghiến răng, buồn ngủ quá mức vào ban ngày, tâm trạng, khả năng nhận thức…).
Một giấc ngủ ngon là “liều thuốc” rất hiệu quả. Ảnh: CNN |
Rối loạn giấc ngủ có thể điều trị được, song tăng cường sức khỏe tổng thể và duy trì giấc ngủ lành mạnh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa đột tử trong khi ngủ.
Tư thế nằm có ảnh hưởng thế nào đến chất lượng giấc ngủ, hiểu điều này để không mệt mỏi khi thức dậy dù đã ngủ đủ 8 tiếng Vì chúng ta sẽ dành tận 1/3 cuộc đời cho những giấc ngủ nên chúng tôi khuyên bạn nên đọc hết bài viết này để ... |
Giấc ngủ kém kiến bạn dễ tăng cân và mắc bệnh tiểu đường TĐO - Nghiên cứu mới chỉ ra rằng giấc ngủ kém vào ban đêm có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị thừa cân và ... |