Làm việc quá nhiều giờ: Coi chừng đột tử!
Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh |
Đột tử là gì, có thể phòng ngừa không? |
Miwa Sado, làm việc tại trụ sở của đài truyền hình ở Tokyo, đã làm thêm 159 giờ và chỉ nghỉ hai ngày trong tháng dẫn đến đột tử vì suy tim vào tháng 7/2013. Năm 2015, một nhân viên 24 tuổi của gã khổng lồ quảng cáo Nhật Bản Dentsu đã nhảy lầu tự tử từ ban công trong phòng ký túc xá của công ty sau khi làm việc hơn 100 giờ trong tháng dẫn đến tự tử.
Làm việc quá nhiều giờ thực sự có thể gây ra đột tử. Ảnh: Popular Science |
Ở Nhật Bản, hiện tượng đột tử vì làm việc quá sức phổ biến đến nỗi nước này có hẳn một từ để chỉ riêng vấn đề này: Karoshi. Những ông chủ ở đây coi việc đến sớm về muộn là biểu hiện của một nhân viên tốt. Takehiro Onuki, một nhân viên bán hàng 31 tuổi, nói với Business Insider rằng thường đến cơ quan từ 8 giờ sáng và ra về lúc nửa đêm, chỉ gặp vợ vào cuối tuần. Ở những quốc gia khác, hiện tượng này ít gặp hơn, nhưng vẫn có. Ở Mỹ, làm việc quá nhiều giờ có liên quan đến hơn 120.000 ca tử vong mỗi năm.
Nhiều vấn đề về sức khỏe
Các vấn đề sức khỏe phát sinh do làm việc quá nhiều giờ là rất nhiều. Tất cả đều có thể dẫn đến hội chứng đột tử.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các bệnh tim mạch, rối loạn cơ xương, rối loạn tâm lý, tự tử, ung thư, loét và suy giảm chức năng miễn dịch là những vấn đề sức khỏe hàng đầu liên quan đến làm việc quá sức.
Làm việc quá sức dẫn đến các vấn đề có thể gây ra hội chứng đột tử. Ảnh: Reuters |
Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Occupational and Environmental Medicine đã rút ra kết luận về mối tương quan trực tiếp giữa số giờ mọi người làm việc trong một tuần và nguy cơ đau tim. Những người làm việc 55 giờ một tuần có nguy cơ bị đau tim cao hơn 16% so với những người làm việc 45 giờ một tuần. Những người làm việc 65 giờ một tuần thì rủi ro tăng lên 33%.
Nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Psychosomatic Medicine cho thấy những người căng thẳng trong công việc cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 45% so với những người có mức độ căng thẳng trong công việc thấp.
Ngồi nhiều giờ liên tục sẽ gây ra căng cơ và chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại. Lối sống ít vận động thực sự có thể gây tử vong. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ít vận động hơn 13 giờ một ngày là có nguy cơ đột tử cao gấp đôi những người ít vận động trong 11,5 tiếng.
Làm việc quá sức cũng có thể tàn phá sức khỏe tinh thần. Theo Viện Căng thẳng Hoa Kỳ, căng thẳng có liên quan đến 75-90% các cuộc khám bệnh. Trong cuốn sách “Dying for a Paycheck”, giáo sư hành vi tổ chức của Đại học Stanford, Jeffrey Pfeffer, cho biết khoảng 150.000 ca đột tử ở Mỹ mỗi năm và khoảng 1 triệu ca ở Trung Quốc là do làm việc quá sức. Ước tính gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 600 tỷ USD hàng năm.
Văn hóa làm việc thay đổi
Trước kia, người ta sống theo phong cách “làm hết sức, chơi hết mình”. Nhưng những năm gần đây, khi đô thị hóa hiện đại hóa ngày càng mãnh liệt, khái niệm “làm hết sức” bắt đầu mang một ý nghĩa mới. Bây giờ chúng ta thậm chí không “chơi hết mình” nữa.
Từ “làm hết sức, chơi hết mình” đến chỉ còn “làm hết sức”. Ảnh: Reuters |
Ngày nay, các lĩnh vực như tài chính, luật, truyền thông và công nghệ đòi hỏi nhân viên phải cống hiến cả cuộc sống cho công việc. Bất chấp các nghiên cứu chỉ ra rằng làm việc thêm giờ không thực sự giúp thúc đẩy lợi nhuận của công ty.
Ví dụ, Nhật Bản nổi tiếng với những ngày làm việc dài, nhưng năng suất lại không bằng Na Uy, một tuần làm việc trung bình 37,5 giờ. Năng suất của người Mỹ tương đương với Pháp, với tuần làm việc ít hơn 40 giờ, song thực tế trung bình người lao động làm việc 47 tiếng mỗi tuần.
Cống hiến cuộc sống
Theo Rebecca Aced-Molina, một chuyên gia về lãnh đạo, thế giới doanh nghiệp không phải là nơi duy nhất mà nhân viên cảm thấy áp lực khi phải làm việc quá nhiều giờ. Khách hàng của cô thường là phụ nữ ở độ tuổi 30, những người có các vị trí quyền lực trong lĩnh vực phi lợi nhuận. Hầu hết khách hàng tìm đến khi đã bị căng thẳng và gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác liên quan đến áp lực công việc.
Làm việc chăm chỉ là tốt, nhưng căng thẳng không phục vụ thế giới. Ảnh: American Heart Association |
Bà đã đưa ra lời khuyên về những thay đổi nhỏ trong cuộc sống có thể giúp đỡ họ. Chẳng hạn như không mang máy tính xách tay về nhà, để khối lượng công việc không tiếp tục đè nặng lên cuộc sống thường nhật của họ, giảm nguy cơ đột tử khi làm việc việc quá tải.
Cô nói thêm, bằng cách buông bỏ một chút, họ có thể làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. “Tôi muốn họ nhớ rằng sự đau khổ của họ không phục vụ thế giới,” Aced-Molina nói.
Làm thế nào để xử lý căng thẳng
Theo Heidi Hanna, Tiến sĩ, Giám đốc điều hành của Viện Căng thẳng Hoa Kỳ, căng thẳng cũng có mục đích. “Căng thẳng, áp lực, để giúp chúng ta thích nghi và phát triển mạnh mẽ hơn, và chúng ta cần hướng căng thẳng phát triển theo hướng tích cực. Chìa khóa là xây dựng chế độ nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ để cân bằng căng thẳng trong cuộc sống của chúng ta và giữ cho nó không trở thành một căn bệnh mãn tính.”
“Giống như việc xây dựng các kế hoạch tập luyện, nếu bạn tập luyện cơ giống nhau ngày này qua ngày khác, bạn sẽ tập luyện quá sức và bị chấn thương, cho đến khi không thể tập được nữa. Bộ não cũng vậy.”
Hãy tạo thói quen nghỉ giải lao 5 phút sau một tiếng làm việc. Ảnh: Passport Health |
Để giảm nguy cơ đột tử vì làm việc quá sức, Hanna khuyến cáo:
- Hãy tạo thói quen nghỉ giải lao. Mỗi giờ, hãy dành ra 3-5 phút để đứng dậy, đi bộ xung quanh, nghe nhạc hoặc hít thở không khí trong lành.
- Di động trong lúc làm việc. Nói chuyện thay vì nhắn tin. Đến bàn đồng nghiệp trao đổi thay vì gửi email.
- Tìm sự hài hước. Tạo một thư mục lưu giữ hình ảnh, video và những thứ khác mà bạn thấy hài hước. Hãy sử dụng nó trong cả ngày để giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, hãy hỏi các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, về khoảnh khắc vui nhộn trong ngày của họ. Bạn sẽ hình thành nên sự kiên cường thay vì căng thẳng.
Dịch bệnh Covid-19 khiến nguy cơ đột tử vì đau tim cao gấp đôi? Nguy cơ đột tử vì đau tim trong đại dịch Covid-19 cao gấp hai lần, khi nhiều người không đến bệnh viện dù có triệu ... |
Phải làm việc tại nhà phòng dịch Covid-19, nhân viên có bị giảm lương? Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hạn chế tập trung nơi đông người, nhiều nhân viên được chủ doanh nghiệp, ... |