Động thái mới của Malaysia trên Biển Đông: Một mũi tên trúng 2 đích!
Vận động công lý cho Biển Đông: Đồng thanh tiếng bạn Đến nay, VUFO và các tổ chức thành viên đã có hàng ngàn địa chỉ, bạn bè, đối tác thuộc mọi tầng lớp, lực lượng ... |
Công cụ pháp lý ngăn "núi lửa phun trào" trên Biển Đông Những căng thẳng trên Biển Đông chẳng khác nào như “ngọn núi lửa chờ phun trào”. Chỉ có công cụ pháp lý mới có thể ... |
Hội đồng Hòa bình Mỹ quan ngại diễn biến phức tạp ở Biển Đông Trong cuộc gặp Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga ngày 28/11, hai đại diện Hội đồng ... |
Vào ngày 12/12/2019, Malaysia đã khởi động một vòng ngoại giao mới xung quanh vấn đề Biển Đông bằng cách đệ trình tới Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (CLCS) việc xác lập thềm lục địa mở rộng (ECS) vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước này. Đây là đợt đệ trình đơn đăng ký từng phần kể từ đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia về thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý năm 2009.
Động thái của Malaysia đã gây ngạc nhiên cho các nhà quan sát khu vực. Câu hỏi đặt ra là tại sao Malaysia lại có hành động như vậy trong thời điểm này? Việc đệ trình diễn ra vào thời điểm kết thúc phiên họp thứ 51 của CLCS.
"Đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn" của Trung Quốc vẽ ra không được luật pháp quốc tế và các nước trên thế giới công nhận. Ảnh: UNCLOS |
Tại khu vực Biển Đông, Indonesia là nước đầu tiên đệ trình thông tin về ranh giới bên ngoài khu vực 200 hải lý từ thềm lục địa tại vùng tây bắc đảo Sumatra vào ngày 16/6/2008. Tuy nhiên, bước ngoặt là việc Việt Nam và Malaysia có đệ trình chung về ECS với một khu vực ở phía nam Biển Đông, đệ trình này được đưa ra trước thời hạn cuối cùng do UNCLOS và các thỏa thuận quốc tế tương tự xác lập là ngày 13/5/2009. Cùng thời điểm, Việt Nam cũng đệ trình đơn đăng ký từng phần về khu vực đông bắc Biển Đông tới CLCS. Các đệ trình đều bỏ qua khả năng mở rộng thềm lục địa dựa trên các thực thể đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Trung Quốc phản đối tất cả các đệ trình này. "Đường 9 đoạn" cùng với những công hàm ngoại giao nước này đưa ra vào ngày 8/5/2009 có mục đích phủ nhận sự tồn tại của mọi thềm lục địa ngoài vùng 200 hải lý trên Biển Đông. Cùng lúc, Trung Quốc cũng yêu sách thềm lục địa với mọi thực thể ở trung tâm của Biển Đông.
(Brunei và Philippines bảo lưu quyền đệ trình vùng thềm lục địa trên Biển Đông theo những điều kiện trong điều 76 của UNCLOS).
Sự mâu thuẫn trong 2 cách đặt vấn đề với sự tồn tại của thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý đã ngăn ủy ban xem xét 2 đệ trình trên kể từ năm 2009. Tuy nhiên, vào ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài vụ kiện của Philippines với Trung Quốc đã phán quyết tất cả các thực thể trên khu vực Trường Sa không phải là đảo theo nghĩa pháp lý. Phán quyết này đã tạo ra khả năng tồn tại của vùng biển cả và đáy biển (được coi là "di sản chung của nhân loại") ở khu vực trung tâm của Biển Đông.
Với lần đệ trình gần đây nhất, Malaysia đã "một tên trúng 2 đích". Đầu tiên, lần đệ trình này mở rộng thềm lục địa được vẽ trong bản đồ của Cục Bản đồ và Đo lường Malaysia vẽ năm 1979 ở cả vùng phía nam và phía bắc trên Biển Đông của nước này. Diện tích này gần gấp đôi so với thềm lục địa yêu sách năm 1979 của Malaysia.
Thứ hai, nó hoàn toàn cho thấy sự ủng hộ với phán quyết của tòa trọng tài năm 2016, xác định toàn bộ các thực thể trên quần đảo Trường Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý và không yêu sách với việc mở rộng vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa. Thú vị hơn, trang đầu tiên của đơn đăng ký từng phần này có ghi năm 2017. Có lẽ tài liệu này đã được chuẩn bị từ lâu trước khi được quyết định đệ trình.
Thứ ba, lần đệ trình này phủ định gián tiếp yêu sách đường 9 đoạn vô lý của Trung Quốc, mặc dù Malaysia không phải là một bên tham gia vụ kiện Biển Đông của Philippines. Trong công hàm ngày 12/12/2019 phản đối đệ trình của Malaysia, Trung Quốc lặp lại yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên các đảo (những hòn đảo mà trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách vô lý) và quyền lịch sử trên Biển Đông.
Thứ 4, đệ trình này ủng hộ việc áp dụng một cách tương tự phán quyết của tòa trọng tài với những thực thể trên quần đảo Hoàng Sa khi tuyên bố rằng "các chủ thể trong đơn đệ trình đăng ký từng phần không nằm trong khu vực có vùng đất hay tranh chấp về lãnh hải giữa Malaysia và bất cứ quốc gia ven biển nào".
Thứ 5, nó thúc đẩy các quốc gia có dính líu khác đàm phán với Malaysia về quy định phạm vi của những khu vực có thể chồng lấn. Đơn đệ trình thừa nhận rằng "có những khu vực có thể chồng lấn được phép dựa trên sự tôn trọng thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của khu vực theo chủ thể trong đơn đệ trình từng phần". Theo đó, Philippines có thể cùng với Việt Nam và Malaysia cùng đệ trình 3 bên về thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý trong tương lai.
Thứ 6, đơn đệ trình được đưa ra trước khi kết thúc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), cho phép Malaysia tránh được những hạn chế (nếu có) khi COC hoàn thành. Nó cũng giúp Malaysia tìm kiếm những lợi thế trong đàm phán trên Biển Đông.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, lần đệ trình này cũng khuyến khích tới Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (CLCS) xem xét lại đơn đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia khi nó bị Trung Quốc và Philippines phản đối - những lý do này đã được tòa trọng tài xóa bỏ năm 2016.
Chính xác hơn, đường 9 đoạn không có cơ sở pháp lý và các thực thể nhân tạo tại quần đảo Trường Sa không được coi là đảo.
Các thực thể mà Trung Quốc cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo trên Biển Đông không được coi là đảo về mặt pháp lý. |
Nói một cách khác, đệ trình của Malaysia làm dấy lên câu hỏi về quan hệ giữa công việc của CLCS và những quyết định mang tính pháp lý. Về lý thuyết, ủy ban không có quyền hạn pháp lý để kiến nghị với các nước ven biển về những vấn đề liên quan tới việc thiết lập những ranh giới về thềm lục địa ngoài 200 hải lý nếu tồn tại phản đối từ những đất nước khác. Tuy nhiên, những phản đối này cần phải dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.
Chặng đua của việc vẽ ra những ranh giới của thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả đàm phán đang diễn ra về COC giữa Trung Quốc và ASEAN bởi Biển Đông không thể được coi là vùng bán nội hải (biển nửa khép kín) vì nó có vùng biển cả ở trung tâm.
Malaysia có vẻ như đã mắc sai lầm khi vẽ ranh giới vùng thềm lục địa mở rộng - Vì vùng này chống lấn một phần phía tây nam trong đệ trình vùng thềm lục địa mở rộng của Việt Nam năm 2009. Sự sai biệt này có thể được giải thích bằng những phương pháp khác nhau mà các bên, các nước áp dụng để tính toán ranh giới bên ngoài của thềm lục địa ngoài 200 hải lý.
Việt Nam xác định ranh giới của thềm lục địa mở rộng ở khu vực phía bắc bằng cách áp dụng cả 2 phương pháp: đường chiều dày trầm tích 1% (công thức Gardiner) và đường chân dốc lục địa (FOS) + 60 hải lý (công thức Hedberg), trong khi Malaysia chỉ áp dụng phương pháp thứ 2.
Malaysia cũng phớt lờ quyền của Việt Nam với vùng thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ vùng bờ biển trung tâm, và quyền đòi hỏi lãnh hải của Philippines dựa trên đường cơ sở biển đảo của nước này.
Tuy nhiên, đợt đệ trình lần này của Malaysia thể hiện một bước tích cực với những nước ven biển trên Biển Đông để định rõ chủ quyền và có những cuộc đàm phán nghiêm túc về ranh giới lãnh hải phù hợp với UNCLOS và các quy định thuộc điều 121 trong phán quyết của tòa trọng tài năm 2016.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao làm Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế Tại kỳ họp ở Geneva tháng 8/2018, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao - thành viên của Việt Nam tại Ủy ban đã vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là đại diện đầu tiên của Việt Nam trúng cử vào cơ quan chuyên môn này của Liên hợp quốc trong đợt bầu cử các ủy viên ILC cho nhiệm kỳ 2017-2021, diễn ra vào tháng 11/2016. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là Tiến sỹ Luật tại Đại học Pantheon-Sorbone (Pháp). Ông là chuyên gia về công pháp quốc tế, luật môi trường, luật biển, phân định biên giới, với gần 40 năm kinh nghiệm công tác pháp lý và ngoại giao. Ông từng giữ vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, tham gia nhiều đoàn đàm phán về biên giới lãnh thổ và xuất bản nhiều đầu sách, báo về luật pháp quốc tế. |