Đổi xe máy cũ lấy xe mới: Khó làm vì tiền ít
Phó Chủ tịch Hà Nội: Giá khách sạn cách ly 2,6 triệu/ngày khiến người dân thêm khó khăn Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho hay, giá khách sạn cách ly ở Hà Nội thấp nhất là 2,6 triệu/ngày ... |
Camera giao thông: 2 thanh niên vứt xe giữa đường hùng hổ lao vào đánh nhau sau va chạm giao thông Camera giao thông: Sau khi xảy ra va chạm, 2 thanh niên liền vứt xe ở giữa đường rồi lập tức lao vào đánh ... |
Xe máy cũ nát chở hàng cồng kềnh trên phố Khâm Thiên (Hà Nội) |
Vừa qua, Sở TN&MT Hà Nội trình UBND thành phố Hà Nộidự án đổi xe máy cũ lấy xe mới. Để thực hiện chủ trương này, Sở TN&MT sẽ cho lắp đặt thiết bị đo kiểm tại 8 đại lý sửa chữa, bảo dưỡng xe máy để phục vụ việc đo khí thải ở 6 quận gồm Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Đông và Thanh Xuân.
Dự kiến sẽ lựa chọn 30 đại lý xe máy trên địa bàn thành phố để thí điểm chương trình đăng ký tham gia đổi xe máy cũ (sản xuất trước năm 2002) với các cơ chế hỗ trợ khác nhau.
Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) là đơn vị chủ động kinh phí đầu tư các thiết bị đo khí thải, lắp đặt 8 trạm đo kiểm khí thải và 30 trạm đổi xe, cùng cán bộ kỹ thuật để thực hiện hoạt động này.
Người dân Hà Nội muốn được hỗ trợ đổi xe máy cũ lấy xe mới thì phải có đủ ít nhất là 2 điều kiện: Xe máy đăng ký trước năm 2002 và không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải.
Theo thống kê của Sở TN&MT, Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy (trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ, đăng ký trước năm 2000), chưa kể đến các phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.
Dự tính cơ quan chức năng sẽ hỗ trợ 2-4 triệu đồng/xe, chi phí do Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam ủng hộ.
Tuy nhiên mức hỗ trợ này khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn. Rất nhiều ý kiến cho rằng tại sao lại chỉ từ 2-4 triệu đồng mà không phải là mức hỗ trợ khác biệt cho từng loại xe? Khi triển khai thì cơ sở đâu để xác định xe này mức 2 hay 4 triệu đồng..?
Chiếc xe máy cũ nát chở vật liệu xây dựng ở đường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) |
Chia sẻ với PV Tạp chí Thời Đại, anh Hoàng Đức Cường, hiện đang sử dụng chiếc xe máy cũ chuyên chở hàng ở đường Đê La Thành cho biết: “Thực ra chủ trương xe cũ đổi xe máy rất tốt nhưng vẫn còn nhiều nỗi băn khoăn. Như xe cũ tôi đang đi thì máy móc vẫn chạy tốt nhưng vỏ, khung thì không còn nguyên vẹn. Không biết giá trị xe tôi còn bao nhiêu và dù có được đền bù thì cũng khó có được khoản tiền để đổi xe mới”.
Theo anh Cường, cả gia đình anh trông cả vào chiếc xe cũ. Nếu giờ bỏ ra một số tiền lớn để đổi xe máy mới thì đương nhiên sẽ không làm. Có xe mới thì rất khó để mang ra chở hàng. Trong trường hợp hỗ trợ 80% khi đổi xe thì có lẽ chúng tôi sẽ xem xét.
Đồng quan điểm với anh Cường, anh Đặng Văn Hùng (đang sở hữu chiếc xe máy cũ, nát ở đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng chuyên chở vật liệu xây dựng) cho rằng chủ trương này được nhiều người ủng hộ vì những người ủng hộ không đi những chiếc xe máy cũ nát. Chỉ có những người lao động như chúng tôi thì mới thấy được sự bất hợp lý với chủ trương đổi xe này, anh Hùng nói.
Anh Hùng chia sẻ: “Xe của tôi tuy cũ nát nhưng vẫn là công cụ chính để tôi kiếm tiền nuôi gia đình. Giờ bảo tôi đổi xe mới thì đổi làm sao được.
Xe tôi cùng lắm là được hỗ trợ 2 -3 triệu đồng, nhưng để mua được chiếc xe máy mới rẻ nhất cũng 17-18 triệu. Vậy khoản tiền đó chúng tôi lấy đâu ra. Kể cả đổi xe rồi thì tôi đâu thể lấy xe máy mới ra làm công cụ chuyên chở như xe chiếc hiện tại được”.
Những chiếc xe "hết đát" chuyên dùng để chở hàng ở đường Đê La Thành |
Là chủ doanh nghiệp vật liệu xây dựng ở Hà Nội và đang thuê khoảng 4-5 nhân viên chở hàng bằng những chiếc xe máy cũ, tự chế không đảm bảo an toàn giao thông, ông Trần Bá Hiếu (54 tuổi), quận Hai Bà Trưng cho hay: “Thực tế ai cũng muốn có xe máy mới để đi, không ai muốn suốt ngày phải ngồi trên chiếc xe cũ kĩ, đi khói mù mịt cả. Nhưng cũng phải thông cảm, hiện tôi thuê 5 ông nhân viên thì họ tự chế xe để chở gạch, xi măng, vôi, cát… cho những vị khách có nhu cầu ít và nhanh.
Bây giờ bảo những người này đổi những chiếc xe máy cũ lấy xe máy mới thì họ sẽ không đổi. Mà họ cũng không đổi nổi. Hỗ trợ cho mỗi anh 4 triệu đi thì họ cũng cần 12-15 triệu để mua chiếc xe máy mới gọi là đủ điều kiện để chạy. Họ đã khó khăn giờ lại bỏ một khoản tiền lớn để đổi xe đương nhiên là không ai làm cả”.
Ông Hiếu cho rằng, Cơ quan chức năng cần có chủ trương, chính sách phù hợp hơn để giúp cho những người đang buộc phải đi xe máy cũ, nát đổi được xe máy mới. Còn với phương án đưa ra thì không khả thi.
Cũng liên quan đến việc hỗ trợ kinh phí đổi xe máy cũ lấy xe máy mới, TS. Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Giao thông vận tải - Bộ GTVT, cho biết: “Chủ trương đổi xe máy cũ lấy xe máy mới là rất tốt. Nhưng để khả thi hơn thì cần phải tăng mức hỗ trợ lên tầm 6-10 triệu thay vì hỗ trợ từ 2-4 triệu đồng.
Một điều nữa, để giảm bớt kinh phí cho việc đổi xe máy cũ thì phải có sự chọn lọc. Chúng ta chọn lọc bằng cách giám sát những chiếc xe chạy trên đường, những chiếc xe khói đen thì cần buộc phải đổi xe mới, và vẫn được đền bù với mức 6-10 triệu. Có được nguồn hỗ trợ lớn thì người dân mới có ý thức đổi xe.
Nếu chúng ta thí điểm ngay bằng phương pháp cứng nhắc là đưa Xe máy đến kiểm tra và khi không đảm bảo yêu cầu về khí thải thì đổi và chỉ được hỗ trợ từ 2-4 triệu là không khả thi”.
Camera giao thông: Gặp tai nạn nguy hiểm khi lái xe máy cố lách qua 2 ô tô Camera giao thông: Thanh niên đi xe máy cố gắng chen giữa 2 ôtô và ngã ra đường sau va chạm, chấn thương nặng. |
Camera giao thông: Ô tô đi lùi trên cầu vượt tông trúng xe máy, tài xế còn hùng hổ đánh người Camera giao thông: Tài xế ô tô không những cho xe đi lùi trên cầu vượt tông trúng xe máy mà còn hùng hổ ... |
Video: Tài xế xe ôm Grab bị tạt nước cay vào mặt, cướp xe trong đêm ở TP HCM Video ghi lại cảnh nam thanh niên tạt nước cay vào mặt tài xế xe ôm, sau đó cướp xe máy khiến nhiều người bàng ... |