Đối ngoại nhân dân là động lực chính thúc đẩy quan hệ hai nước Việt Nam – Ukraine
Nhiều triển trọng và cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương Ukraine – Việt Nam Ngày 21/1, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (KHXHVN) đã diễn ra hội thảo với chủ đề “30 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam – Ukraine” dưới hình trức trực tuyến và trực tiếp. |
Việt Nam – Ukraine: gặp mặt hữu nghị kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Ngày 21/1, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi gặp mặt hữu nghị kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ukraine (23/01/1992 – 23/01/2022). |
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam Natalia Zhynkina (Ảnh: NVCC) |
– Đề nghị bà cho biết những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực hợp, giao lưu Việt Nam và Ukraine 30 năm qua ?
Ukraine và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, có lịch sử hơn 30 năm. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/1/1992 là khởi đầu cho sự phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi trên mọi lĩnh vực.
Ngay từ năm 1993, Đại sứ quán Việt Nam đã bắt đầu hoạt động tại Kiev. Ít lâu sau, năm 1997, Đại sứ quán Ukraine được mở tại Hà Nội. Với mục đích phát triển hợp tác quốc phòng, các văn phòng tùy viên quốc phòng đã được mở vào năm 1994 tại Ukraine và năm 2003 tại Việt Nam. Năm 2006, lãnh sự danh dự của Ukraine được mở tại Thành phố Hồ Chí Minh, và năm 2021, lãnh sự danh dự đầu tiên của Việt Nam tại Ukraine được mở tại Odessa.
Năm 1996, Ukraine và Việt Nam đã ký một thỏa thuận về các nguyên tắc quan hệ và hợp tác. Từ năm 2011, quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện đã được thiết lập giữa hai nước chúng ta.
Các đoàn đại biểu cấp cao của Ukraine đã đến thăm Việt Nam: năm 2010 – Chủ tịch Verkhovna Rada của Ukraine, năm 1996 và 2011 – Tổng thống Ukraine, năm 2012 – Thủ tướng Ukraine. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine cũng đã đến thăm Việt Nam vào các năm 2012 và 2017.
Năm 2000, Chủ tịch nước Việt Nam đã có chuyến thăm Ukraine. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã tới Ukraine vào năm 1994 và 2011.
Trong 30 năm, một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ đã được phát triển giữa các nước chúng ta, bao gồm hầu hết các lĩnh vực hợp tác và được lên kế hoạch dài hạn.
Trong đó có thỏa thuận về việc trao đổi sinh viên, theo đó, 30 sinh viên, bao gồm cả nghiên cứu sinh, hàng năm có thể sang Ukraine và Việt Nam học tập tại Ukraine và Việt Nam theo học bổng hiệp định (nhà nước). Nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Năm 2018, Trung tâm Hợp tác Ukraine – Việt Nam trong lĩnh vực Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục được thành lập tại Odessa.
Các công ty liên doanh đã bắt đầu đi vào hoạt động tại Việt Nam và Ukraine. Tính đến đầu năm 2022, tổng đầu tư của Việt Nam vào Ukraine là 4 triệu USD trong 6 dự án, và đầu tư từ Ukraine vào Việt Nam là 30,1 triệu USD với 27 dự án.
Kim ngạch thương mại Ukraine-Việt Nam đang tăng trưởng hàng năm từ 10 đến 20%. Vào năm 2020, chúng tôi đã bán được lượng hàng hóa với tổng thu nhập 653 triệu USD; vào năm 2021 là 851 triệu USD.
Hợp tác trong văn hóa cũng được thể hiện qua việc tổ chức các sự kiện. Ngày văn hóa Ukraine được tổ chức tại Việt Nam, và Ngày văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Ukraine, cũng như Lễ hội mùa xuân, bữa tiệc âm nhạc Việt Nam…
Một số cuốn sách có bản dịch của các nhà văn Ukraine nổi tiếng đã được xuất bản tại Việt Nam như: Tuyển tập các tác phẩm của Taras Shevchenko, tuyển tập “Cây vĩ cầm nhiệt đới”, “Thơ vượt thời gian”. Còn tại Ukraine đã xuất bản tuyển tập các bản dịch "Văn học Việt Nam" và sách giáo khoa tiếng Ukraine về tiếng Việt.
Một sự kiện quan trọng trong lĩnh vực hợp tác nhân đạo vào năm 2020 là việc Tổng thống Ukraine đã trao tặng Huân chương “Vì công lao to lớn” hạng ba cho công dân Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng vì những đóng góp nhân đạo xuất sắc của ông trong việc giúp đỡ Ukraine trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Trên trường quốc tế, Ukraine và Việt Nam luôn ủng hộ lẫn nhau, điều này được minh chứng qua kết quả bỏ phiếu về các vấn đề quan trọng đối với hai nước. Ukraine và Việt Nam đã nhiều lần trao đổi ủng hộ các ứng cử viên vào cơ quan của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, nhờ sự giúp đỡ của Việt Nam, tháng 8 năm 2021 Verkhovna Rada của Ukraine (Hội đồng Tối cao của Ukraine) đã dành được vị trí Quan sát viên trong Hội đồng Liên nghị viện ASEAN. Đồng thời, tháng 10/2021 Trung tâm Nghiên cứu ASEAN đã được mở tại Kiev.
Các cuộc họp của các ủy ban song phương và các cuộc tham vấn chính trị được tổ chức thường xuyên. Vào năm ngoái, một cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật đã được tổ chức. Tại cuộc họp này đã diễn ra việc ký kết hiệp định thương mại tự do giữa Ukraine và Việt Nam. Đồng thời, một số văn kiện song phương về hợp tác trong các lĩnh vực cũng đã được ký kết.
–Thưa bà, Ukraine có những định hướng, mục tiêu và chương trình hoạt động cụ thể nào sẽ triển khai trong quan hệ hợp tác với Việt Nam năm 2022?
Trong năm 2022, hai nước chúng ta đã thống nhất những nhiệm vụ sau: mở rộng quan hệ thương mại, hiện đại hóa cách thức quản lý, chuyển đổi sang công nghệ thân thiện với môi trường, hiện đại hóa và số hóa mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất.
Một dự án đáng được quan tâm đặc biệt là việc thành lập Trung tâm Triển lãm Khoa học và Công nghệ Ukraine tại Việt Nam nhằm phổ biến các công nghệ và sản phẩm khoa học kỹ thuật của Ukraine. Các cuộc đàm phán đang được điễn ra để đi tới tiến hành xây dựng một Trung tâm tại tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở là một trong những trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam.
Không thể không nhắc đến nghĩa vụ của Ukraine và Việt Nam trong việc chống lại biến đổi khí hậu, cũng như các nỗ lực của hai nước để khắc phục hậu quả không mong muốn của biến đổi khí hậu, việc giới thiệu công nghệ sinh học Ukraine trong nông nghiệp ở Việt Nam và sử dụng các công nghệ phát triển của Ukraine trong lĩnh vực khôi phục tài nguyên đất và nước dự kiến đầy triển vọng.
Một lĩnh vực khác có thể đã trở nên phổ biến đối với nhiều quốc gia, mà hai nước chúng ta có thể hợp tác thành công, đó là lĩnh vực không gian. Vào năm 2021, một bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Cơ quan Vũ trụ Nhà nước Ukraine và Trung tâm Vũ trụ Quốc gia Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ về hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng không gian vũ trụ. Bản ghi nhớ này cho phép các doanh nghiệp Ukraine tham gia vào việc sản xuất vệ tinh cho Việt Nam.
Chúng tôi mong muốn các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do giữa Ukraine và Việt Nam được nối lại, và điều này đã được thống nhất tại cuộc họp cuối cùng của Ủy ban Liên chính phủ. Việc ký kết một hiệp định thương mại tự do không chỉ đóng góp vào sự phát triển của nhân dân hai nước Ukraine và Việt Nam, mà còn mở rộng về mặt địa lý các cơ hội kinh tế của hai nước chúng ta.
Đối với các sự kiện nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, trước hết các nhà lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi thư chúc mừng và tôi hy vọng trong thời gian sắp tới sẽ có dịp được một lần nữa gửi lời chúc mừng nhân dịp kỷ niệm quan trọng này trực tiếp trong các cuộc gặp song phương hoặc tại các sự kiện quốc tế.
Ngày 21/1, dưới hình thức hội nghị trực tuyến tại hai đầu cầu Kiev và Hà Nội, một sự kiện lớn nhân kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao đã được tổ chức là Hội nghị “30 năm hữu nghị và hợp tác giữa Ukraine và Việt Nam”.
Sáng cùng ngày, các nhà ngoại giao Ukraine và Việt Nam cũng như các thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam-Ukraine đã được tổ chức đón tiếp thân mật. Sự kiện này do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam tổ chức.
Gần đây, chúng tôi đã nhận được từ nhà xuất bản cuốn sách "Thơ vượt thời đại", được in đúng vào sự kiện trọng đại này của chúng ta. Đây là tuyển tập song ngữ các tác phẩm của các nhà thơ, tác phẩm kinh điển và đương thời của Ukraine và thế giới. Các bài thơ đã được Vũ Tuấn Hoàng, một giáo viên tại Viện Ngữ văn của Đại học Quốc gia Kiev dịch sang tiếng Việt bằng thể thơ lục bát.
Từ tối 21/1 đến hết ngày 23/1, tại cầu Nhật Tân, Hà Nội sẽ được thắp sáng trong màu cờ Ukraine và Việt Nam từ 18h đến 23h.
Trong thời gian tới, một ấn bản đặc biệt dành riêng cho kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Ukraine-Việt Nam sẽ được phát hành bởi Tạp chí Thời Đại thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Năm nay, chúng tôi cũng muốn tổ chức Những ngày phim Ukraine tại Việt Nam, nhưng việc thực hiện kế hoạch này phần lớn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới.
Tại hội thảo ngày 21/1, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Hồng Thạch cũng đã trình bày về kế hoạch của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine. Trong đó, kế hoạch chính sẽ là triển lãm tranh của các họa sĩ Ukraine với hình ảnh Việt Nam; khai trương các hiện vật đầu tiên của Vườn Văn hóa và Thiên nhiên Việt Nam tại Vườn Thực vật Quốc gia Ukraine; tái bản tập thơ “Lục Vân Tiên” bằng tiếng Ukraina và tổ chức gặp mặt sáng tác nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu; bản dịch sang tiếng Ukraina của "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyên Du; tổ chức Những ngày Việt Nam tại Ukraine…
Ngày 21/1, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi gặp mặt hữu nghị kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ukraine do VUFO và Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam phối hợp tổ chức. (Ảnh: Vũ Khánh) |
Theo tôi, đối ngoại nhân dân là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của quan hệ song phương giữa hai nước chúng ta. Hợp tác trao đổi sinh viên có tầm quan trọng lớn trong vấn đề này. Ngày nay, nhiều người Việt Nam học tập tại Ukraine đã thành đạt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học… ở Việt Nam. Họ giữ những ký ức ấm áp về Ukraine và nhận thức rõ về tình hình hiện tại mà đất nước tôi đang phát triển.
Tại hội thảo ngày 21/1, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Vũ Quang Minh đã chia sẻ trong bài phát biểu của mình rằng trong thời gian học tập tại Kiev, ông đã gặp người vợ của mình. Và ngày hôm sau, tôi tình cờ gặp chị tại sự kiện “Home Hanoi Xuan 2022” do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức dành cho các nhà ngoại giao nhân dịp Tết đến.
Một ví dụ khác là các sinh viên Ukraine từng học ở Việt Nam. Một trong số họ, Victoria Musiychuk, không chỉ nghiên cứu về Đông Nam Á tại Viện Đông Nam Á của Viện Khoa học Quốc gia Ukraine, mà còn dạy tiếng Việt ở Kiev và thúc đẩy hướng đi này bằng mọi cách có thể. Năm ngoái, cô ấy đã đóng góp vào việc biên soạn và xuất bản một cuốn sách giáo khoa tiếng Việt.
Có lẽ tôi cũng có thể là ví dụ điển hình cho đối ngoại nhân dân. Năm 2001-2004, tôi học tại Hà Nội theo chương trình trao đổi sinh viên, và năm 2019 tôi trở lại và làm việc tại Đại sứ quán Ukraine và đang cố gắng để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương của hai nước chúng ta.
– Xin bà cho biết, sau khi ra mắt bộ giáo trình tiếng Việt, việc học tiếng Việt tại Ukraine đang diễn ra như thế nào?
Vấn đề này đã được đề cập và thảo luận tại hội nghị vào ngày 21/1. Trong đó bà Victoria Musiychuk, nhân viên của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ukraine, đã trình bày rằng:
Về việc dạy tiếng Việt ở Ukraine, có vài điểm cần lưu ý là các lớp dạy tiếng Việt luôn được hỗ trợ bởi chính cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, hiện nay tình hình tài chính do khủng hoảng đại dịch COVID-19, bởi vậy, không phải lúc nào cũng cho phép tiếp tục hỗ trợ ở mức thích hợp. Ngoài ra, hiện nay cũng đang thiếu cán bộ giảng viên, giáo trình chuyên ngành, phương pháp dạy học. Việt Nam hiện đang thực hiện chủ trương về gìn giữ và duy trì tiếng Việt ở nước ngoài, phù hợp với mong muốn của tất cả cộng đồng người Việt trên thế giới. Hy vọng rằng chính sách của Nhà nước Việt Nam về về gìn giữ và duy trì tiếng Việt ở nước ngoài sẽ giúp cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine bảo tồn tiếng mẹ đẻ của mình trong thế hệ trẻ.
Hy vọng rằng, với sự thúc đẩy quan tâm của hai Nhà nước Ukraine và Việt Nam tới quan hệ giao dục đào tạo, thì tương lai chúng ta sẽ có nhiều Nhà Việt Nam học người Ukraine và Nhà Ukraine học người Việt, và tất cả các con em người Việt ở Ukraine sẽ thông thạo tiếng mẹ đẻ, không khác gì với các cháu ở trong nước. Mai sau họ chính là những nhân tố góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai Nhà nước Ukraine - Việt Nam, là cầu nối để đưa hai dân tộc xích gần lại nhau hơn, gắn kết bền chặt hơn và hiểu nhau hơn, đặc biệt là sẽ góp phần nâng tầm cấp về quan hệ hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa hai nước.
– Trân trọng cảm ơn bà!
Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Pakistan: Đẩy mạnh quan hệ nhân dân và giao lưu văn hoá Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pakistan, sáng 18/1/2022, đoàn công tác của Đại sứ quán Parkistan tại Việt Nam đã tới đặt vòng hoa và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại sứ Parkistan tại Việt Nam cũng nhấn mạnh việc cần thiết của đối ngoại nhân dân và giao lưu văn hoá trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước. |
Hội hữu nghị Việt Nam – Armenia tổ chức nhiều hoạt động nhân 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Ngày 14/1, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam – Armenia (Hội) đã tổ chức cuộc họp tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Tại đây, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh: “Năm 2022, Hội sẽ phối hợp với Đại sứ quán Armenia tại Việt Nam làm cầu nối tổ chức các buổi giao lưu, kết nối cho các doanh nghiệp, các tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Việt Nam và Armenia sang tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư vào hai nước". |