Đội aSAP của Việt Nam được vinh danh là Người chiến thắng khu vực của Cuộc thi ASEAN DSE 2024
20 sinh viên từ các trường trung học và đại học trên khắp 10 quốc gia thành viên ASEAN đã trình bày các đề xuất dựa trên dữ liệu và các ứng dụng di động sáng tạo của họ để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội trong khu vực.
Đội aSAP của Việt Nam đã được vinh danh là Người chiến thắng khu vực của Chương trình ASEAN DSE 2024, vì đã trình bày giải pháp sáng tạo bằng cách tận dụng Sự tương tác giữa Axit hóa đại dương và Bất ổn năng lượng để Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, thông qua ứng dụng di động của đội có tên là CarbonWave,
Anh Lê Trung Kiên, trưởng nhóm và anh Cao Văn Trường, thành viên của đội aSAP cho biết.“Đội aSAP rất vui mừng khi được vinh danh là Nhà vô địch của ASEAN Data Science Explorers 2024! Những thử thách và sự cố vấn mà chúng tôi nhận được thông qua ADSE đã mài giũa kỹ năng của chúng tôi và khơi dậy niềm đam mê của chúng tôi đối với các giải pháp dựa trên dữ liệu. Những kỹ năng này không chỉ chuẩn bị cho chúng tôi cho tương lai, mà còn trang bị cho chúng tôi để tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa, đặc biệt là trong việc ủng hộ phát triển bền vững trong cộng đồng”.
Với việc sử dụng SAP Analytics Cloud và SAP Build Apps, những người tham gia đã thể hiện khả năng khai thác dữ liệu và phát triển các ứng dụng di động để tìm ra các giải pháp có tác động đối với các vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng trên khắp ASEAN, tập trung vào 6 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc: Sức khỏe và Hạnh phúc tốt (SDG 3), Giáo dục chất lượng (SDG 4), Bình đẳng giới (SDG 5), Việc làm tử tế và Tăng trưởng kinh tế (SDG 8), Công nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Cơ sở hạ tầng (SDG 9) và Thành phố và Cộng đồng bền vững (SDG 11).
Kỹ năng dựa trên dữ liệu là điều cần thiết cho lực lượng lao động tương lai, đặc biệt là khi thị trường khoa học dữ liệu toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng từ 95,3 tỷ USD vào năm 2021 lên 322,9 tỷ USD vào năm 2026. Tuy nhiên, có tới 72,2% thanh niên ASEAN không có kỹ năng số nâng cao hoặc chỉ có trình độ năng lực số cơ bản. Chương trình ASEAN DSE nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách này bằng cách trang bị cho người tham gia các kỹ năng phân tích dữ liệu thiết yếu, đảm bảo họ vẫn có khả năng cạnh tranh trên thị trường việc làm đang thay đổi.
Vòng chung kết khu vực năm 2024 cũng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hỗ trợ như một phần trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2024 của nước này. Sự hỗ trợ của Chính phủ Lào nêu bật tầm quan trọng của việc thúc đẩy hiểu biết về kỹ thuật số và sự sẵn sàng trong giới trẻ ASEAN để phát triển bền vững trong khu vực.
Phó giáo sư Tiến sĩ Phout Simmalavong, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho biết: “Chương trình ASEAN Data Science Explorers là một ví dụ điển hình về cách hợp tác khu vực có thể thúc đẩy đổi mới và xây dựng các kỹ năng quan trọng trong tương lai cho thanh thiếu niên của chúng ta. Trong tám năm qua, chương trình đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kiến thức số tại Lào, tác động đến hơn 4.000 học sinh và 70 nhà giáo dục. Bằng cách liên kết với các mục tiêu giáo dục quốc gia của chúng tôi, đặc biệt là trong Kế hoạch phát triển giáo dục và thể thao của Lào giai đoạn 2021-2025, sáng kiến này đang trang bị cho thanh thiếu niên Lào những công cụ cần thiết để phát triển trong lực lượng lao động hiện đại và đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực. Chúng tôi mong muốn tiếp tục mối quan hệ đối tác này, vì nó chuẩn bị cho những người trẻ tuổi dẫn dắt đến một tương lai thịnh vượng và kết nối kỹ thuật số hơn”,
Nhấn mạnh đến vai trò then chốt của chương trình, Tiến sĩ Piti Srisangnam, Giám đốc điều hành của Quỹ ASEAN khẳng định: “ASEAN Data Science Explorers là sáng kiến quan trọng nhằm nuôi dưỡng những tài năng trẻ trong khu vực của chúng ta. Bằng cách cung cấp cho họ các công cụ kỹ thuật số và kỹ năng dữ liệu cần thiết, chúng tôi trao quyền cho họ để suy nghĩ phản biện và đổi mới các giải pháp cho các vấn đề trong thế giới thực, giúp họ phát triển bản thân và phát triển toàn bộ ASEAN”.
Là công ty hàng đầu thế giới về ứng dụng doanh nghiệp và trí tuệ nhân tạo (AI) kinh doanh, SAP quyết tâm chuẩn bị cho thế hệ trẻ ứng phó với sự phức tạp của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng bằng cách tập trung vào 3 bộ kỹ năng thiết yếu: kỹ năng kinh doanh, kỹ năng số và kỹ năng thế kỷ 21.
Bà Verena Siow, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SAP Đông Nam Á cho biết: “Sự hợp tác của SAP với Quỹ ASEAN thể hiện cam kết mạnh mẽ của chúng tôi trong việc trao quyền cho những người trẻ tuổi trên khắp khu vực; cung cấp cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo những kỹ năng họ cần để phát triển trong thế giới dữ liệu đang thay đổi như hiện nay. Với sáng kiến này, chúng tôi đang giúp bồi dưỡng những tài năng công nghệ sáng tạo trên khắp Đông Nam Á để họ có thể thúc đẩy sự thay đổi có tác động trên khắp Đông Nam Á và giúp các tổ chức tại các quốc gia này Tăng tốc để Đổi mới”.
Kể từ khi thành lập vào năm 2017 đến nay, Chương trình ASEAN DSE đã trao quyền cho hơn 100.000 học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 30, bao gồm cả những thanh thiếu niên bị thiệt thòi được tham gia và trao quyền, nâng cao năng lực cho 3.310 nhà giáo dục và tác động đến 55% đối tượng thụ hưởng là phụ nữ. Bằng cách trang bị cho những tài năng trẻ các năng lực số, chương trình hỗ trợ Kế hoạch công tác ASEAN về Thanh niên 2021-2025, Kế hoạch công tác ASEAN về Giáo dục 2021-2025, Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 và Khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN (Digital Economy Framework ASEAN – DEFA), nhằm thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế ASEAN được hỗ trợ kỹ thuật số và thúc đẩy tăng trưởng trên toàn khu vực.
Thông tin về Quỹ ASEAN )ASEAN Foundation)
Ba thập kỷ sau khi ASEAN được thành lập, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhận ra rằng, vẫn còn thiếu sự thịnh vượng chung, nhận thức về ASEAN và sự giao lưu giữa người dân ASEAN. Chính vì mối quan ngại này mà các nhà lãnh đạo ASEAN đã thành lập Quỹ ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 15 tháng 12 năm 1997.
Quỹ ASEAN là một tổ chức từ và vì người dân ASEAN. Quỹ tồn tại vì một tầm nhìn: xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết và thịnh vượng. Là một cơ quan của ASEAN, Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ ASEAN chủ yếu trong việc thúc đẩy nhận thức, bản sắc, tương tác và phát triển của người dân ASEAN.
Thông tin về Chương trình Các nhà thám hiểm khoa học dữ liệu ASEAN (ASEAN Data Science Explorers – ASEAN DSE)
ASEAN DSE là chương trình đào tạo kỹ năng số khu vực nhằm giới thiệu và trang bị cho thanh thiếu niên, bao gồm cả thanh thiếu niên bị thiệt thòi, các kỹ năng phân tích dữ liệu thông qua SAP Analytics Cloud. Chương trình cũng nhằm mục đích thúc đẩy nhận thức về ASEAN và Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc và truyền cảm hứng cho thanh thiếu niên tích cực giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội trên khắp khu vực ASEAN thông qua các giải pháp dựa trên dữ liệu.
Chương trình đã được Hội nghị Các quan chức cấp cao ASEAN về thanh thiếu niên (Senior Officials Meeting on Youth – SOMY) và Hội nghị Các quan chức cấp cao ASEAN về giáo dục (SOM-ED) chứng thực. Chương trình dành riêng cho thanh thiếu niên ASEAN trong độ tuổi từ 16 đến 35, đang theo học toàn thời gian tại các cơ sở giáo dục có trụ sở tại 10 quốc gia thành viên ASEAN và thanh thiếu niên bị thiệt thòi.
Việt Nam tích cực góp phần vào thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 44-45
Ngày 7/10, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã tham gia cuộc họp trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 44-45. Tại đây, Việt Nam khẳng định cam kết phối hợp chặt chẽ với Lào và các nước ASEAN nhằm đóng góp tích cực cho thành công chung của hội nghị, thúc đẩy các vấn đề quan trọng như kết nối khu vực, tự cường chiến lược và phát triển bền vững.
|
"Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN nhờ nhạy bén với các FTA và thu hút FDI"
Theo chuyên gia HSBC, nỗ lực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do nhằm duy trì mối quan hệ đa phương là một trong những thành công then chốt để Việt Nam thu hút FDI, góp phần đạt được mức tăng trưởng cao nhất khu vực ASEAN.
|