Độc đáo câu chuyện 26 cụ bà tự lập cộng đồng riêng về sống với nhau
Cộng đồng sống chung New Ground mở cửa vào tháng 12 năm 2016 tại High Barnet, bắc London và trở thành cộng đồng sống chung cho người lớn tuổi đầu tiên tại Anh.
Khởi nguồn của cộng đồng bắt đầu khi một nhóm bạn cùng nhau đến quán rượu. Họ vừa dự một cuộc hội về việc bố trí nơi ở chung cho phụ nữ lớn tuổi và từ cảm hứng này, họ muốn tự lập ra một cộng đồng riêng.
“Chúng tôi không muốn đến cuối đời, mình phải đến viện dưỡng lão để được chăm sóc. Chúng tôi muốn tự chủ với cuộc đời của mình,” Shirley Meredeen, một trong những người phụ nữ có mặt tại quán rượu cho biết.
Cộng đồng sống chung New Ground (Ảnh: insidehousing).
Phải mất gần hai thập kỷ để biến cảm hứng này hiện thực và thành lập nên một Cộng đồng sống chung cho phụ nữ lớn tuổi (OWCH) với cái tên New Ground. Cộng đồng này có 25 căn hộ, 8 căn là thuộc diện nhà ở xã hội cho thuê và 17 căn còn lại được bán với cho cá nhân thời hạn 250 năm. Các thành viên của cộng đồng là các cụ bà tuổi từ 50 đến 88. Họ có căn hộ riêng nhưng có phòng sinh hoạt chung, phòng khách, vườn và phòng giặt ủi chung.
Khái niệm cộng đồng sống chung rất phổ biến ở Mỹ, Hà Lan và Đan Mạch và với nhu cầu tăng cao. 12 nhóm khác ở Anh, từ South Devon đến Aberdeen, đều hứng thú với kế hoạch phát triển này. Điều hấp dẫn họ là không gian sinh sống mở thoải mái.
“Tôi chưa bao giờ muốn có người trông nom mình khi tôi về già với cơ thể lỏng lẻo", bà Diana Deeks-Plummer, 75 tuổi, cho biết. Bà không muốn phải sống ở nơi nào có hành lang dài lát vải sơn, cửa đóng cả hai bên.
Bà Deeks-Plummer, một nhân viên nhà ở về hưu, đã chuyển đến ở New Ground vì bà không muốn sống cùng gia đình và không muốn nhận tiền của con cái. “Tôi yêu các con của mình và chúng đã làm rất nhiều điều cho tôi. Nhưng tôi không muốn ai làm gì cho tôi vì nghĩa vụ cả”, bà kể.
Theo các thành viên OWCH, họ mở cộng đồng chỉ cho các cụ bà vì có nhiều cụ bà hơn cụ ông và cụ bà thường phải sống cô đơn với ít tài nguyên vật chất hơn so với cụ ông.
Các thành viên chia nhau trách nhiệm làm vườn và dọn dẹp khu sinh hoạt chung. Họ cũng có một bữa ăn chung với nhau hàng tuần. Phòng khách chung là nơi diễn ra nhiều hoạt động như câu lạc bộ xem phim hay yoga.
Bà Josie Pearse, Shirley Meredeen, Marion Virgo, Diana Deeks-Plummer (trái qua phải).
“Chính phủ nhận ra rằng cô đơn không tốt cho sức khoẻ và lo lắng vì càng ngày càng có nhiều người già cô đơn. Tuổi thọ của con người càng ngày càng cao. Thậm chí có thể nói thẳng ra là chúng tôi mất quá nhiều thời gian để chết vì chúng tôi đâu có sống lâu với sức khoẻ tốt. Chúng tôi sống lâu với sức khoẻ yếu và được sống cùng một cộng đồng có thể chăm sóc lẫn nhau là điều rất quan trọng", bà Virgo cho biết.
Cộng đồng New Ground đã phải đối mặt với một thời gian đầy thử thách khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Các thành viên phải ở trong nhà, mất liên lạc với thế giới bên ngoài và không được tiếp xúc với người thân. Nhưng các thành viên đã có thể tự sắp xếp cuộc sống. Một số cụ bà trở thành người mua hàng trong khi những người khác ở nhà. Họ giúp các thành viên khác lấy thuốc, gửi thư và làm việc vặt. Một thành viên mua đồ ăn thức uống hàng tuần cho cả cộng động, một người khác mua rau và một người khác mua bánh mì và các loại bánh khác. Phòng sinh hoạt chung của cộng động được biến thành Chợ nông sản cho các thành viên.
Khi một thành viên mất kính lão trong thời gian cách ly trong phòng. Thành viên đó có thể gửi thư cầu cứu: "Kính của tôi vừa bị gãy rồi. Có ai có tuốc vít nhỏ có thể sửa kính cho tôi không. Tôi không có đồ nghề và cũng không nhìn thấy gì để sửa cả!". Chỉ trong vòng một giờ sau, một hàng xóm sẽ gửi tuốc vít đến và một hàng xóm khác sẽ gửi một cặp kính mới đến.
Trong thời gian cách ly, các cụ bà cũng gửi tin nhắn, các đoạn clip từ Youtube, ảnh và chuyện đùa cho nhau. Những phương pháp giao lưu như vậy giúp các cụ bà thư giãn và giải trí. Các cụ bà cũng tổ chức các hoạt động như ngồi thiền, tổ chức sinh nhật hoặc ăn dã ngoại cùng nhau. Tất nhiên là ai cũng phải ngồi cách nhau 2 mét. Các khoá học và hoạt động trực tuyến cũng trở nên phổ biến hơn.
Các thành viên tại New Ground đều biết khoảng thời gian đó rất khó khăn và họ đã rất lo lắng về tương lai sau này. Tuy nhiên, cộng đồng OWCH đã chứng minh được mục đích hoạt động của mình cực kỳ hiệu quả.
Cụ bà Thụy Điển lập kỷ lục Guinness thế giới về nhảy dù
Vừa qua, cụ bà Rut Larsson (người Thụy Điển), 103 tuổi, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới nhảy dù thành công.
|
Cụ bà 107 tuổi tiết lộ bí quyết "độc lạ" giúp sống lâu
Bí quyết sống trường thọ của cụ bà 107 tuổi chính là tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh, luôn giữ cho bản thân mình bận rộn cả ngày, và... duy trì cuộc sống độc thân.
|