Doanh nghiệp Việt Nam và Ai Cập tăng cường kết nối, nắm bắt cơ hội
Tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Hà Nội và doanh nghiệp Hàn Quốc Chiều ngày 30/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ông Trần Sỹ Thanh đã có buổi tiếp và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc), ông Lee Dae Bong. |
Kết nối doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nhân, trí thức kiều bào tại Séc Tiếp nối các hoạt động tại Séc, ngày 29/8/2022, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu và đoàn công tác của Bộ Ngoại giao đã đến dự Tọa đàm kết nối doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nhân, trí thức kiều bào tại Cộng hòa Séc. |
Sự kiện đã thu hút sự tham gia của hàng chục doanh nghiệp Ai Cập và đại diện của khoảng 20 doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực nông sản, thủy hải sản, vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng, giấy, bao bì đóng gói và phân bón.
Đại diện hàng chục doanh nghiệp Ai Cập và Việt Nam tham dự Hội thảo "Tăng cường Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam-Ai Cập" ở Cairo ngày 8/9 (Ảnh: Nguyễn Trường/TTXVN). |
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Nguyễn Huy Dũng khẳng định Việt Nam và Ai Cập có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau và dựa trên những tiềm năng và thế mạnh của hai nước, các doanh nghiệp hai bên có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác. Lưu ý rằng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập hiện chỉ đạt 630 triệu USD/năm, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước, Đại sứ đề nghị hai bên cần nỗ lực cùng nhau để đưa trao đổi thương mại song phương lên mức cao hơn, và một trong những cách thức để đạt được điều này là tăng cường kết nối và cung cấp thông tin thị trường giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Đại sứ khẳng định Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, cùng với sự phối hợp hiệu quả của Liên đoàn Các phòng Thương mại Ai Cập và các bộ, ngành liên quan của nước bạn, luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kết nối và chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp hai nước.
Hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Ai Cập tìm hiểu và trao đổi thông tin về ngành hàng và thị trường của nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam và Ai Cập đã có dịp chia sẻ trực tiếp về nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp Ai Cập đặc biệt quan tâm đến các mặt hàng nông sản và thủy hải sản của Việt Nam và mong muốn thúc đẩy các cơ hội kinh doanh với đối tác Việt Nam.
Ông Mostafa Gafer, Tổng giám đốc Công ty El Waleid (Ai Cập) cho biết: "Chúng tôi rất vui khi được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đối tác Việt Nam. Chúng tôi rất quan tâm đến mặt hàng nông sản của Việt Nam như hạt tiêu trắng và tiêu đen vì chúng có chất lượng tốt hơn, hạt to hơn so với các sản phẩm cùng loại từ các thị trường khác. Đây là những sản phẩm rất được ưa chuộng tại thị trường Ai Cập. Chúng tôi sẽ ký hợp đồng mua các sản phẩm đó của Việt Nam".
Các doanh nghiệp Ai Cập đặc biệt quan tâm đến mặt hàng nông sản của Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Trường/TTXVN). |
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất kỳ vọng vào nhu cầu của thị trường Ai Cập cũng như các cơ hội hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp bạn. Ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Công ty KC Hà Tĩnh, chia sẻ: "Với dân số gần 103 triệu dân và diện tích hơn 1 triệu km2, Ai Cập là một thị trường rất có tiềm năng. Chúng tôi đánh giá cao và kỳ vọng vào lĩnh vực phân bón và vật tư nông nghiệp. Trước đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu phân bón từ Ai Cập nhưng nhập qua đối tác thương mại ở Singapore. Trong chuyến đi thực tế lần này tới Ai Cập, nhiệm vụ của chúng tôi là kết nối trực tiếp với các nhà sản xuất sở tại để có thể nhập khẩu trực tiếp một số sản phẩm của Ai Cập".
Đánh giá về nhu cầu đối với các sản phẩm nhựa gia dụng của thị trường Ai Cập, ông Trần Khánh, Giám đốc thương mại của Công ty Sản xuất Nhựa Việt Nhật, cho hay: "Thị trường nhựa Ai Cập có tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa cho công nghiệp, Ai Cập cũng chú trọng đến những sản phẩm nhựa dành cho nông nghiệp. Nước bạn đang đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào lĩnh vực nông sản sạch. Chúng tôi có thể cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ ngành nông sản sạch của Ai Cập". Đề cấp đến chính sách và cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp hai nước, ông Khánh nói thêm ông hy vọng Chính phủ Ai Cập có thể có những chính sách hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp giữa doanh nghiệp hai nước. Những cuộc tiếp xúc như vậy sẽ mang lại kết quả tốt hơn vì các doanh nghiệp có thể trao đổi và thương lượng trực tiếp về giá cả và thuế xuất nhập khẩu".
Các doanh nghiệp Ai Cập quan tâm đến hàng hóa của Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Trường/TTXVN). |
Về phía Ai Cập, nước bạn khẳng định sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư và kinh doanh tại thị trường Ai Cập thông qua việc hỗ trợ tăng cường kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Cairo, Phó Chủ tịch thứ nhất Phòng Thương mại Cairo, ông Ahmed El Wecemy, nhấn mạnh: "Hội thảo 'Tăng cường Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập' là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước trao đổi trực tiếp và tìm kiếm đối tác. Ai Cập là thị trường lớn đối với các ngành hàng của Việt Nam như nông sản, thủy hải sản, hàng điện tử, may mặc...Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và tháo gỡ các vướng mắc nhằm giúp doanh nghiệp hai nước có thể tiếp cận thị trường của nhau một cách thuận lợi".
Trước đó ngày 7/9, Đoàn công tác Bộ Công thương và một số doanh nghiệp Việt Nam đã có cuộc làm việc với Liên đoàn Các phòng Thương mại Ai Cập tại Thủ đô Hành chính Mới để tìm hiểu về cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như chia sẻ thông tin về nhu cầu của thị trường hai nước.
Tăng cường kết nối trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Argentina Đại sứ Việt Nam tại Argentina Dương Quốc Thanh mới đây đã có chuyến thăm và làm việc tại thành phố Rosario. |
Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Uzbekistan Chiều ngày 29/8, tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Uzbekistan Lương Phan Cừ đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Uzbekistan – Việt Nam Alisher Mukhamedov nhân dịp đoàn có chuyến công tác tại Việt Nam. |