Doanh nghiệp Việt "đua nhau" xuất khẩu online
Theo thống kê được công bố tại Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới do Amazon Global Selling tổ chức, năm 2022, có 1.300 doanh nghiệp Việt bán hàng xuyên biên giới. Con số này có thể tăng lên 2.000 trong năm nay. Dự kiến, 10.000 công ty trong nước sẽ xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế qua kênh thương mại điện tử vào năm 2026.
Năm 2022, 10 triệu sản phẩm từ doanh nghiệp Việt được bán trên Amazon. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng hơn 45% năm 2022.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt đạt doanh số tốt trên trang thương mại điện tử hàng đầu Amazon là gốm sứ Minh Long, đồ gia dụng Sunhouse, nông sản Lafooco, rong nho Trường Thọ, nhựa Aneco, mũ bảo hiểm Royal Helmet, đồ gỗ nội thất Beefurni, cói xiên Mỹ Nghệ, ống hút Equo, văn phòng phẩm Thiệp 3D. Đây cũng là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực được coi là thế mạnh của Việt Nam khi ra thị trường quốc tế thuộc ngành nhà cửa, trang trí nội thất, thời trang phụ kiện làm đẹp, nông sản…
![]() |
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ về các xu hướng dự báo cho hàng hóa và thương hiệu Việt Nam bước ra thế giới |
Những thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp Việt qua thương mại điện tử xuyên biên giới là khu vực Đông Nam Á và Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ, Anh. Theo khảo sát của Amazon Global Selling, thời gian tới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam muốn đẩy mạnh khai thác tiềm năng lớn của các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Anh.
Theo các chuyên gia, thương mại điện tử xuyên biên giới đang tái thiết chuỗi cung ứng toàn cầu, làm thay đổi cuộc chơi xuất nhập khẩu hàng hoá. Theo đó, chuỗi cung ứng truyền thông đưa hàng hoá từ nhà sản xuất qua nhà xuất khẩu - nhà nhập khẩu - nhà bán buôn - nhà bán lẻ đến tay khách hàng. Hành trình phức tạp, qua nhiều khâu trung gian làm tốn chi phí, thời gian. Trong khi ở mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới, hàng hoá đi thẳng từ nhà máy, nhà xuất khẩu hay chủ thương hiệu đến tay khách hàng (B2C, B2B). Điều này giúp tối ưu hoá chuỗi cung ứng sản phẩm.
Phát biểu tại hội nghị, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (iDEA) cho biết: “Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm, đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đa dạng hóa các chương trình để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện các chính sách xuất khẩu trực tuyến, tìm hiểu các rào cản mà MSMEs gặp phải, đồng thời cung cấp tài nguyên giáo dục và các chương trình đào tạo để giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh quốc tế và đạt được thành công trên quy mô toàn cầu”.
Tiềm năng thương mại điện tử của Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam trung bình 20%/năm, được xếp vào nhóm 5 quốc gia hàng đầu thế giới. Trong đó, doanh thu xuất khẩu qua thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 80,7 nghìn tỷ đồng năm 2022 (số liệu từ Global Consumers 2022). Con số này dự kiến đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026.
Theo nghiên cứu của Access Partnership, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể tăng tiếp lên 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng thương mại điện tử để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ.
Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát với 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Việt Nam cho thấy, 86% cho rằng không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp Việt thừa nhận những rào cản khi gia nhập sân chơi mới. Đầu tiên là rào cản về chi phí gồm chi phí hành chính và tiếp thị, vận chuyển, thanh toán quốc tế, chuyển đổi ngoại tệ. Ngoài ra, các công ty cũng đối mặt với rào cản về quy định (luật bảo vệ người tiêu dùng, thuế hải quan, quy định nhập khẩu phức tạp), rào cản về thông tin (thông tin vận tải quốc tế, cách bán hàng trực tuyến ra nước ngoài, các lựa chọn thanh toán quốc tế), rào cản về năng lực (khó cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, không đáp ứng sở thích của người tiêu dùng nước ngoài, ngoại ngữ yếu).
Những khó khăn của doanh nghiệp Việt được giải quyết phần nào tại Hội nghị Thương mại Điện tử xuyên biên giới 2023. Tại đây, nhiều doanh nghiệp từ khu vực Đông Nam Á có mặt và chia sẻ kinh nghiệm triển khai xuất khẩu online trên nền tảng thương mại điện tử.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nói về những trở ngại cho hàng hóa và thương hiệu Việt Nam bước ra thế giới: “Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng 45% trong năm 2022. Tuy vậy, còn nhiều doanh nghiệp Việt sẵn sàng xuất khẩu trực tuyến nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao để mở rộng quy mô. Chúng tôi hiểu được những câu hỏi mà doanh nghiệp đang gặp phải”.
Đại diện Amazon Global Selling chia sẻ cách thức hỗ trợ doanh nghiệp Việt lần đầu mở rộng ra thị trường quốc tế với dịch vụ FBA (Fulfillment By Amazon). Vị này chia sẻ với thương mại điện tử, mức độ hài lòng của người mua với sản phẩm phụ thuộc lớn vào dịch vụ vận chuyển, với tốc độ nhanh, đóng gói cẩn thận, giao hàng chu đáo, hậu mãi.
Vì thế, FBA hỗ trợ người bán chỉ cần gửi sản phẩm đến kho. Amazon lưu trữ hàng trong kho và vận chuyển trực tiếp đến khách hàng. Đặc biệt, Amazon còn hỗ trợ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Người bán không cần lo lắng về câu hỏi của khách hàng sẽ không được trả lời hoặc mất thời gian trên máy tính để trả lời các câu hỏi và xử lý các vấn đề phát sinh.
Amazon sẽ xử lý tất cả vấn đề của khách hàng, bao gồm cả hoàn tiền. Khách mua hàng được hưởng chế độ chăm sóc khách hàng 24/7 và được sự hỗ trợ đổi trả của Amazon. Điều này giúp khách hàng yên tâm lựa chọn sản phẩm của bạn hơn so với đối thủ.
Ngoài ra, ông Gijae Seong cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt sớm thực hiện việc bảo vệ hình ảnh thương hiệu sản phẩm khi bắt đầu bán ra thị trường quốc tế. Điều này giúp công ty phát triển bền vững, tăng doanh số trong tương lai và tránh các rủi ro về pháp lý. Amazon Global Selling cũng đưa ra hàng loạt tài liệu tham khảo, thông tin về quy trình đăng ký bản quyền thương hiệu cho doanh nghiệp Việt trước khi lên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Tin bài liên quan

Chi lương qua ngân hàng nào để được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất?

Nhiều giải pháp nhằm khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Cần Thơ thúc đẩy hợp tác trong giáo dục và nông nghiệp công nghệ cao với Australia
Các tin bài khác

Nhìn lại những hình ảnh ấn tượng của VF6, đếm ngược ngày chính thức ra mắt 29/9

Thúc đẩy khởi động đàm phán FTA Việt Nam - Khối thị trường chung Nam Mỹ

Cà phê Việt Nam khai trương gian hàng tại Triển lãm và Hội nghị cà phê quốc tế

ABeam Consulting Singapore là Đối tác dịch vụ chiến lược khu vực châu Á – Thái Bình Dương của SAP
Đọc nhiều

Hải quân Việt Nam tuần tra chung với Hải quân Campuchia lần thứ 72

Tập trung nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Singapore

Tổng Lãnh sự Hà Lan tại TP HCM trồng 1000 cây bần chống xói lở bờ sông tại Cần Thơ

Tặng quà cho trẻ em mồ côi, khuyết tật và vùng khó khăn ở Nghệ An
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Bình Định: Cảnh sát biển đồng hành cùng đồng bào dân tộc, tôn giáo

Hải quân Việt Nam tuần tra chung với Hải quân Campuchia lần thứ 72

Thủy thủ tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand giao lưu với trẻ em và người có hoàn cảnh khó khăn TP.HCM
Multimedia

Quảng Nam: Làng nghề truyền thống nhộn nhịp đón Trung thu

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Những người bạn Ukraine, Sri Lanka hát Quốc ca Việt Nam

Infographic: 10 điểm đến du khách Việt yêu thích nhất dịp Quốc khánh 2/9

Các cửa khẩu cho phép người nước ngoài xuất-nhập cảnh với e-visa

Infographic: Việt Nam là điểm đến thân thiện với trẻ em
Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Thủy thủ New Zealand nhảy điệu Haka cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của Việt Nam

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Tổng thống Joe Biden: Chuyến thăm Việt Nam là thời khắc lịch sử

Trường chuyên biệt Tương Lai

Những người bạn Ukraine hát accapella quốc ca Việt Nam

Gần 200 bạn nhỏ dự Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ bảy

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”

Sẵn sàng đón công dân Việt Nam từ Trung Quốc về ăn Tết
