Điều tra bổ sung vụ án gây thất thoát hơn 1.800 tỷ tại Vietcombank Tây Đô
27/09/2018 04:41 | Kinh tế
Theo cáo trạng mới nhất của VKSND Tối cao, các bị can gồm: Nguyễn Minh Chuyển (52 tuổi), nguyên Giám đốc Vietcombank Tây Đô; Trần Anh Huy (45 tuổi), nguyên Trưởng phòng Tín dụng Vietcombank Tây Đô và Nguyễn Hữu Nghĩa (46 tuổi), nguyên cán bộ Vietcombank Tây Đô cùng bị truy tố tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo khoản 3, Điều 179, Bộ luật Hình sự năm 1999.
![]() |
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Tây Đô nơi xảy ra sai phạm.
Các bị can như Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Công Trừng, Võ Vũ Bình, Trang Hồng Sơn, Võ Hoàng Thám, Trịnh Minh Tú, Nguyễn Thanh Hùng, Cao Hoàng Thám và Trần Văn Anh Duy cùng bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điểm a, khoản 4, Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo đó, từ năm 2010 đến tháng 12/2014, Chuyển, Huy, Nghĩa và một số cán bộ của Vietcombank Tây Đô có hành vi lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay, vi phạm về quy chế cho vay đối với khách hàng, không tuân thủ quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước ban hành. Các bị can đã ký và thực hiện 56 hợp đồng tín dụng cho 41 doanh nghiệp thuộc 6 nhóm khách hàng vay vốn với tổng số tiền giải ngân trên 2.467 tỷ đồng; số tiền trên đến nay không có khả năng thu hồi, gây thiệt hại cho Vietcombank Tây Đô số tiền hơn 1.838 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định Nguyễn Minh Chuyển là người tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động cho vay, gây thiệt hại trên 1.838 tỷ đồng cho Vietcombank Tây Đô. Ngoài các bị can trên, còn có 20 cán bộ Vietcombank Tây Đô có liên quan đến vụ án. Theo kết quả điều tra, các đối tượng này là cán bộ cấp dưới, làm theo sự chỉ đạo của Chuyển.
Thành Thật
Đáng chú ý
Báo Úc khen phở Việt Nam là món quà ẩm thực quý giá

Bài viết mới
Quế Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Canada

Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.