Điều kiện nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương mới nhất năm 2020
Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2020 |
Những ai được tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ ngày 1/7/2020? |
Điều kiện nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương
Trong quá trình làm việc, tất nhiên người lao động nào cũng đều mong muốn có một sức khỏe ổn định, tinh thần minh mẫn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng nghĩa với việc đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, có những trường hợp không như ý muốn vẫn xảy ra. Với trường hợp ốm đau, người lao động buộc phải nghỉ làm, vậy có được hưởng nguyên lương hay không? Muốn hưởng nguyên lương khi ốm đau thì cần đáp ứng những điều kiện nào, và khi nào thì không được hưởng lương.
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về điều kiện nghỉ ốm hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, thực tế, người lao động vẫn có thể hưởng chế độ này khi đáp ứng đủ các điều kiện.
Nếu người lao động đã có ngày nghỉ phép năm, có thể tận dụng những ngày phép này để xin nghỉ ốm, khi đó, theo luật, đơn vị sử dụng lao động vẫn phải chi trả đầy đủ lương cho người lap động.
Người lao động có thể nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây. |
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định, người lao động được hưởng chế độ ốm nếu:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp nêu trênỏa
Chế độ ốm đau hưởng nguyên lương
Thời gian nghỉ
Để hưởng chế độ ốm đau nguyên lương, người lao động phải có thời gian nghỉ ốm trùng với thời gian nghỉ phép năm.
Theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động được nghỉ hàng năm với:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc là lao động chưa thành niên, người khuyết tật;
- 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Với những người làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
Như vậy, khi bị ốm đau, bệnh tật, người lao động có thể nghỉ ốm hưởng nguyên lương trong những ngày nêu trên.
Tiền chế độ
Cũng theo quy định này, do người lao động nghỉ vào thời gian nghỉ phép năm nên sẽ hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động mà không bị trừ tỷ lệ lương như trường hợp nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng bằng nguyên giá trị lương như khi người lao động đi làm, nghĩa là bằng 100% lương.
Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ ốm đau
Hướng dẫn chi tiết thủ tục hưởng chế độ ốm đau. |
Hồ sơ cần chuẩn bị
Nếu thuộc trường hợp được hưởng chế độ ốm đau, theo Quyết định 777/QĐ-BHXH, hồ sơ cần chuẩn bị để người lao động hưởng chế độ bao gồm:
Đối với người lao động
- Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con dưới 07 tuổi.
Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện nếu chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.
- Trường hợp điều trị ngoại trú:
Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Nếu cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
- Trường hợp người lao động hoặc con khám, chữa bệnh ở nước ngoài:
Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
* Đối với đơn vị sử dụng lao động:
Bản chính Danh sách 01B-HSB (Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe).
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau
Cũng theo Quyết định 777, thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau được thực hiện như sau:
Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Bước 2. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi tham gia bảo hiểm.
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đơn vị sử dụng lao động lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và nộp cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH.
- Trường hợp giao dịch điện tử thì lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN, nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động để xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động.
Bước 4. Đơn vị sử dụng lao động chi trả trợ cấp
- Nhận kết quả giải quyết (Mẫu số C70a-HD) và tiền trợ cấp qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho người lao động đăng ký nhận bằng tiền mặt.
- Người lao động cũng có thể nhận trợ cấp thông qua tài khoản ATM của chính mình hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH.
Bị sa thải vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ điều kiện Tại điều 9 Luật Việc làm quy định người lao động (NLĐ) đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các ... |
Mức xử phạt sản xuất, buôn bán hàng giả mới nhất năm 2020 Mức xử phạt sản xuất, buôn bán hàng giả mới nhất năm 2020 có những điểm đáng lưu ý sau. |
Thủ tục kê khai thuế môn bài mới nhất năm 2020 Thủ tục kê khai thuế môn bài mới nhất năm 2020 có những điểm đáng chú ý sau đây. |