Dệt may Việt Nam có cơ hội thành "cường quốc" sản xuất khẩu trang
Bộ Công thương: Năng lực sản xuất khẩu trang đạt 8 triệu chiếc/ngày |
Thành viên Tập đoàn BRG cung cấp sản phẩm khẩu trang hai lớp vải kháng khuẩn chất lượng cao |
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), nhu cầu khẩu trang trên thế giới vẫn tăng cao do dịch COVID-19. Việt Nam nằm trong những nước top đầu về xuất khẩu (XK) dệt may nên chuyển sang sản xuất khẩu trang sẽ tạo ra một thị trường sôi động.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp khó, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt đi thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng.
Chia sẻ về vấn đề này trên báo ANTĐ, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết: Dưới tác động của dịch COVID-19, trong tháng 4/2020, Tổng công ty sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, hiện DN đã có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang y tế trong 6 tuần, một số khách hàng nước ngoài khác cũng đặt hàng triệu chiếc khẩu trang y tế.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, sản xuất khẩu trang không đòi hỏi đầu tư nhiều, về cơ bản nhà xưởng, thiết bị và công nhân của các DN dệt may đều có thể làm được. Vì thế, khả năng sản xuất khẩu trang của các DN Việt Nam là rất lớn, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và XK.
Sản lượng khẩu trang của Việt Nam lên tới hàng triệu chiếc mỗi ngày (Ảnh minh hoạ: ANTĐ) |
Mới đây, Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cũng cho biết, chỉ tính riêng 50 DN đã có báo cáo với Bộ, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là khoảng 200 triệu chiếc/tháng. Nếu tính trên cả nước thì sản lượng còn lớn hơn rất nhiều.
Bộ Công thương cho rằng, Việt Nam đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cần tính toán thêm một số yếu tố như nhu cầu sử dụng (chỉ tăng cao khi có dịch), tính phổ biến (thế giới đang ưu tiên khẩu trang y tế) cũng như công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng...
Vì vậy, theo Bộ Công thương, các DN dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Trên thực tế, mới có rất ít DN thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang.
Ngoài ra, các DN xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý thị trường các nước phát triển thường đặt tiêu chuẩn cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, để tạo thuận lợi cho hoạt động XK, các DN cần có các giấy chứng nhận phù hợp.
Việt Nam gửi tặng 150.000 khẩu trang giúp Nga phòng chống COVID-19 Chiều 13/4, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã trao 150.000 khẩu trang vải kháng khuẩn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam ... |
Việt Nam tặng 550.000 khẩu trang cho 5 nước châu Âu chống COVID-19 Ngày 7/4, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã trao 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn cho các nước châu Âu ... |
Người Việt tại Nouvelle-Caledonia nhận may 1,5 triệu khẩu trang miễn phí phòng dịch COVID-19 Trước tình hình đại dịch do virus COVID-19 bùng phát, cộng đồng người Việt tại Nouvelle-Caledonia (Tân Thế Giới) đã có nghĩa cử cao đẹp khi ... |