Đền Gióng Sóc Sơn - Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng
Báo Đức đưa Việt Nam vào top 10 điểm đến du lịch đường dài đẹp nhất mùa Đông Trang tin chuyên về du lịch reisereporter.de của Đức vừa có bài viết “10 địa điểm du lịch đường dài đẹp nhất mùa đông” của tác giả Luisa Ziegler. Theo bài viết, Việt Nam là đất nước với kho tàng văn hoá và phong cảnh rất ngoạn mục mà du khách nên cân nhắc khi lên chương trình du lịch ở nơi xa cho bản thân và gia đình. |
“Trường Sơn Xanh”, mở lối cho phụ nữ Pa Kô làm du lịch Từ dự án Trường Sơn Xanh tập huấn làm du lịch, những người phụ nữ Pa kô dần biến ngôi làng thân yêu của mình trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn. |
(Nguồn video: Youtube - Trungchien Arsenal)
Trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam, Thánh Gióng được xem là vị thần Tứ bất tử, đại diện cho con người bất khuất, kiên cường, sẵn sàng cống hiến toàn bộ sức lực để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đền Gióng Sóc Sơn, Hà Nội gắn liền với truyền thuyết này, được lưu giữ đến tận ngày hôm nay.
Khu di tích lịch sử này được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, có một miếu nhỏ thờ Phù Đổng Thiên Vương và chùa Non nước. Đến đời vua Lê Đại Hành khi đang cùng quân đội trên đường đi chiến đấu chống quân Tống đã ghé vào miếu thờ này và vua đã làm lễ cầu Thánh Gióng với mong muốn cuộc chiến thắng lợi, đem lại bình yên cho người dân. Và trong trận chiến đấu ấy, nước ta đã giành thắng lợi và quân Tống phải rút về nước.
Để tỏ lòng biết ơn, vua Lê Đại Hành đã cho xây dựng lại miếu thời Phù Đổng Thiên Vương uy nghi và tráng lệ hơn. Sau nhiều năm tu sửa, xây dựng, hiện nay Đền Gióng Sóc Sơn có Đền Hạ, Đền Mẫu, Chùa Đại Bi, chùa Non Nước, Đền Thượng, Hòn đá Trồng, Tượng đài Thánh Gióng và rất nhiều bia đá.
Dưới đây là những điểm đến không nên bỏ lỡ khi khám phá Đền Gióng Sóc Sơn:
Đền Hạ (Đền Trình)
Ngay từ cửa khu Di tích đi vào, các bạn gặp đầu tiên là Đền Hạ (hay còn gọi là Đền Trình) ở phía bên tay trái. Đền thờ một tượng sơn thần bằng đồng nặng 7 tấn đang ngồi, hai tay đặt ở đầu gối. Có nét mặt uy nghi, oai vệ. Theo truyền thyết thì đây là thần Nứa. Vị thần đã cho phép Thánh Gióng chọn nơi đây để bay về trời. Nhân dân tôn xưng ông là “Thánh Thần Vương”. Danh hiệu này được khắc ở trên đỉnh mũ của bức tượng.
Đền Trình đẹp và bình yên như một bức tranh (Ảnh: @rodri_aranda). |
Chùa Đại Bi
Qua Đền Trình theo một con đường lát gạch là đến chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ nhưng có lối kiến trúc độc đáo. Với những khung cửa được phủ sơn đỏ. Mái vòm uống cong hai đầu rồi vút lên đẹp mắt, những hàng ngói đỏ phủ rêu cổ kính…
Bên trong ngôi chùa là những hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy và uy nghiêm.
Chùa Đại Bi nằm khuất bóng giữa những hàng cây (Ảnh sưu tầm). |
Đền Mẫu
Đối diện với Chùa Đại Bi là Đền Mẫu, nơi thờ mẹ Thánh Gióng. Đây cũng là một ngôi đền nhỏ nhưng có những nét chạm trổ hết sức tinh xảo. Trước cổng đền có dòng chữ “Phù Đổng danh truyền Thiên Thượng Mẫu”.
Phía trong đền có tượng Mẫu với nét mặt hiền từ, khoan dung sơn son thiếp vàng; bên ngoài có giếng Mẫu với màu nước quanh năm xanh ngắt.
Đền Mẫu – nơi thờ mẹ Thánh Gióng (Ảnh sưu tầm). |
Đền Thượng
Đi thêm vài bước qua Đền Mẫu là đến Đền Thượng. Con đường với những tượng đá nhỏ khắc hình hươu, nai, ngựa… và những rặng thông hàng trăm năm tuổi, những cây cổ thụ um tùm…
Đền Thượng là ngôi đền chính, cũng là nơi đặt tượng thờ Thánh Gióng (Ảnh sưu tầm). |
Đền Thượng là ngôi đền cuối cùng trong quần thể 4 công trình nằm dưới chân núi Vệ Linh, ẩn trong những tán lá cây rậm rạp của ngọn núi này.
Nhà bia
Từ chân núi Vệ Linh lên Tượng Đài Thánh Gióng có hai đường đi. Một đường đi từ Đền Thượng lên và một đường đi từ cổng ngoài khu di tích lên. Con đường đi từ cổng lên các bạn sẽ đi qua Nhà bia và có đường rẽ xuống Chùa Non Nước.
Nhà bia được xây dựng bằng đá phiến (Ảnh: dulich24h). |
Nhà bia này hoàn toàn khác với các nhà bia ở các đình chùa khác. Hoàn toàn được xây dựng bằng đá phiến, phần thân nhà vững chãi gắn liền với đỉnh hình chóp nón. Trông xa giống như chiếc mũ sắt của Thánh Gióng năm xưa. Theo người dân nơi đây, nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm.
Tượng đài Thánh Gióng
Tượng đài Thánh Gióng tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng. Được khởi công xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào năm 2010. Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất, có chiều cao 11,07m. Độ vươn ra là 16m, nặng 85 tấn, là hình ảnh Thánh Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời trong dáng vẻ uy nghiêm, hùng dũng.
Tượng đài Thánh Gióng (Ảnh sưu tầm). |
Đây là công trình chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hiện nay du khách ngoài việc leo bộ lên Tượng đài Thánh Gióng còn có thể đi xe máy hoặc ô tô theo đường mòn từ chân núi lên đỉnh núi.
Chùa Non Nước
Từ đường lên Tượng Đài Thánh Gióng cũng có lối rẽ xuống Chùa Non Nước hay từ chân núi cũng có đường vào Chùa Non Nước.
Phối cảnh tổng thể chùa Non Nước, Quần thể đền Sóc, Sóc Sơn, Hà Nội (Ảnh sưu tầm). |
Chùa Non Nước tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa có không gian thiên nhiên khoáng đạt, yên tĩnh. Chùa có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối lớn nhất nước ta. Tượng nặng 30 tấn, cao hơn 8m (kể cả bệ đá), đươc đặt chính giữa chùa. Pho tượng là một kiệt tác lớn nhất trong tất cả các pho tượng Phật liền khối ở khu vực Đông Nam Á.
Theo các nhà nghiên cứu, chùa Non Nước được xây dựng với thế “Long chầu Hổ phục”. Tựa lưng vào 9 ngọn núi: Đồng Sóc, Đá Đen, Voi Phục, Mũi Cày, Vẩy Rồng, Đá Chồng…