Đề xuất cấp số bảo hiểm xã hội điện tử thay sổ giấy từ năm 2026
Đây là một nội dung trong dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội đang trình Quốc hội xem xét. Tại Điều 24, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có nội dung quy định về sổ bảo hiểm xã hội. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội chứa đựng những thông tin nhân thân cơ bản của người lao động, ghi nhận việc đóng, hưởng và giải quyết các chế độ theo quy định của Luật này. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người bằng bản điện tử, bản giấy và có giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành như nhau.
Từ ngày 1/1/2026 thực hiện cấp số bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy chỉ được cấp khi người lao động yêu cầu. Dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội được cập nhật chính xác, kịp thời, đối chiếu thông tin và quản lý theo quy định. Nội dung này được Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 của Điều 24, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và lộ trình hoàn thành việc cấp sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử.
Như vậy, theo đề xuất quy định trên thì từ ngày 1/1/2026 sẽ thực hiện cấp số bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy chỉ được cấp khi người lao động yêu cầu. Đề xuất thay đổi trên dựa theo công cuộc cải cách thực hiện số hóa các loại giấy tờ, thủ tục hành chính hiện nay.
Dự thảo sửa đổit Luật BHXH đề xuất cấp số bảo hiểm xã hội điện tử thay sổ giấy (Ảnh: T.L). |
Về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng đã đề cập quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội như: cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thì thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và pháp luật về giao dịch điện tử; hồ sơ, chứng từ sử dụng trong giao dịch điện tử thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1, Điều 25, dự thảo Luật có giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành tương đương với giao dịch truyền thống.
Do đó, từ ngày 1/1/2027, cơ quan bảo hiểm xã hội phải bảo đảm điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Chính phủ cũng quy định chi tiết tại Điều 25 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và việc điều chỉnh hồ sơ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội từ phương thức giao dịch bằng bản giấy theo quy định của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sang phương thức giao dịch điện tử để bảo đảm thuận tiện cho người tham gia và người thụ hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội hiện nay đối với hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, gồm có: Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Đối với hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất thì có: Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động; Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng có quy định về thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Điều 97, Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Liên quan đến một số nội dung cụ thể, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện, bảo đảm được đa số đồng thuận trước khi trình Quốc hội. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kỹ tác động của cải cách chính sách tiền lương đối với lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7, những người có mức lương hưu thấp, nhất là nhóm nghỉ hưu trước năm 1995. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng trình Quốc hội xem xét việc thông qua dự luật tại kỳ họp thứ 7 nếu bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, đề nghị trong dự kiến chương trình kỳ họp vẫn thể hiện quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự luật này. |