Trang chủ Chính trị - Xã hội
17:24 | 01/12/2022 GMT+7

Dậy sóng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương

aa
Mỹ và các đồng minh ở châu Âu đang kề vai sát cánh trừng phạt Nga để hậu thuận tối đa cho Ukraine trong cuộc xung đột quân sự, nhưng mối quan hệ này có nguy cơ nổi sóng gió khi cựu lục địa cho rằng Washington đang kiếm bộn tiền còn họ là bên chịu hậu quả nặng nề.
Thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam và Uganda Thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam và Uganda
Đưa quan hệ song phương Việt Nam-Australia lên tầm cao mới Đưa quan hệ song phương Việt Nam-Australia lên tầm cao mới

Từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine tới nay, các quốc gia ở cựu lục địa là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) luôn tỏ ra “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” cùng Mỹ trong việc trừng phạt, gây sức ép tối đa với Moscow. Cho dù những biện pháp trừng phạt này cũng gây thiệt hại không nhỏ cho chính những người tung ra nó, nhất là các quốc gia châu Âu.

Cú đòn trừng phạt nặng ký nhất mà Mỹ và các đồng minh ở châu Âu tung ra là nhắm vào lĩnh vực năng lượng mà cụ thể là dầu mỏ và khí đốt, 2 nguồn thu ngoại tệ chính của Nga. Thế nhưng, đây cũng chính là điều khiến Washington và đồng minh phải trả giá đắt nhất khi giá năng lượng leo thang liên tục đã kéo theo sự tăng giá của hàng loạt mặt hàng khác, đưa họ vào vòng xoáy lạm phát.

Cái giá phải trả của châu Âu xem ra đắt hơn nhiều so với Mỹ bởi phần lớn các quốc gia ở cựu lục địa phải nhập cả dầu mỏ và khí đốt, trong khi người đồng minh ở bên kia bờ Đại Tây Dương dù sao cũng sản xuất được khá nhiều cả dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu vẫn chấp nhận để sát cánh cùng Washington trong “cuộc chiến không tiếng súng” - cuộc chiến trừng phạt Nga.

Tổng thống Pháp Macron (thứ 2 bên trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Biden (Ảnh: AFP).
Tổng thống Pháp Macron (thứ 2 bên trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Biden (Ảnh: AFP).

Biết rõ việc áp giá trần với khí đốt của Nga sẽ khiến giá của mặt hàng nhiên liệu đầu vào thiết yếu sống còn này sẽ tác động rất tiêu cực tới nỗ lực kéo giảm lạm phát, tránh nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế, song các thành viên EU đang phải tìm cách thuyết phục nhau để có sự đồng thuận. Theo Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribeca, mức giá trần khí đốt mà EU đề xuất sẽ chỉ khiến giá khí đốt tăng cao hơn, cản trở những nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng lên mức cao nhất trong hàng thập kỷ.

Nếu như các đồng minh cùng “đồng cam cộng khổ” trong cuộc chiến kinh tế với Nga đi một nhẽ, đằng này Mỹ lại đang được xem thu lợi không ít từ cuộc xung đột ở Ukraine. Mới đây đã có những luồng quan điểm, ý kiến từ cựu lục địa cáo buộc rằng, Washington đã “trục lợi” từ cuộc xung đột quân sự tại quốc gia châu Âu này.

Tạp chí Politico của Mỹ trong số ra mới đây đã đưa một bài viết rất đáng chú ý. Tờ tạp chí chuyên về các vấn đề chính trị này đã dẫn lời các giới chức hàng đầu của châu Âu yêu cầu được giấu tên cáo buộc Mỹ kiếm bộn tiền từ xung đột quân sự diễn ra giữa lòng châu Âu trong khi các quốc gia thành viên EU lại chính là bên chịu hậu quả nặng nề.

“Thực tế, nếu nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo, quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột này (cuộc xung đột quân sự tại Ukraine) là Mỹ vì Washington đang bán nhiều khí đốt hơn với giá cao hơn và họ cũng đang bán nhiều vũ khí hơn” - một quan chức cấp cao giấu tên của EU được bài viết trên tờ Politico trích lời. Cũng theo tờ tạp chí này, những bình luận tương tự đã xuất hiện và nhận được sự ủng hộ cả công khai lẫn kín đáo từ các quan chức, nhà ngoại giao và nhiều bộ trưởng khác ở EU.

Nhằm cùng Mỹ trừng phạt vào lĩnh vực năng lượng của Moscow, nhiều thành viên EU dần cắt giảm khi đốt nhập từ Nga và chấp nhận chuyển sang mua khí đốt từ Mỹ với giá cao hơn rất nhiều. Ước tính, các quốc gia châu Âu phải trả giá cao gần gấp 4 lần so với chi phí nhiên liệu tương tự ở Mỹ. Điều này đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ các quan chức hàng đầu ở Brussels - nơi đặt trụ sở của cơ quan hành pháp của EU - và nhiều thủ đô của các thành viên liên minh này.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng công khai lên tiếng phàn nàn rằng, giá khí đốt cao của Mỹ không “thân thiện”. Tại cuộc họp với Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Indonesia trung tuần tháng 11/2022, các nhà lãnh EU đã không ngần ngại chỉ trích về việc giá khí đốt mà Mỹ bán cho các đồng minh ở châu với giá quá cao. Tuy nhiên, điều nhận được của châu Âu là sự thờ ơ khi Tổng thống Joe Biden “dường như không quan tâm đến điều này”

Có vị quan chức Mỹ còn như muốn “phủi trách nhiệm” với đồng minh khi lập luận rằng, việc ấn định giá đối với khách hàng mua khí đốt châu Âu phản ánh quyết định của thị trường tư nhân, và không phải kết quả của bất kỳ chính sách hay hành động nào của Chính phủ Mỹ. Thậm chí, vị quan chức này còn nói rằng, sự chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu không liên quan đến các nhà xuất khẩu khí đốt của Mỹ mà do các công ty trung gian bán lại khí đốt cho EU. Chẳng hạn, công ty châu Âu lớn nhất nắm giữ các hợp đồng khí đốt dài hạn của Mỹ là TotalEnergies của Pháp.

Song những lập luận của phía Mỹ đều không thuyết phục được châu Âu. Cao ủy châu Âu về Thị trường Nội địa Thierry Breton tiếp tục cáo buộc Mỹ bán cho châu Âu khí đốt với giá cao gấp 4 lần khi vận chuyển qua Đại Tây Dương dù Mỹ là đồng minh.

Không chỉ có vậy, châu Âu cũng đang lo ngại Đạo luật giảm lạm phát (IRA) của Tổng thống Joe Biden cho phép tung ra gói giảm thuế khổng lồ sẽ gây ra cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương. Khi các bộ trưởng thương mại của EU thảo luận về phản ứng trước đạo luật này, Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher nói thẳng rằng đạo luật IRA của Mỹ rất đáng lo ngại, tiềm ẩn tác động rất lớn đối với kinh tế châu Âu.

Châu Âu còn tỏ ra không hài lòng về việc cuộc xung đột quân sự ở Ukraine giúp ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ “ăn lên làm ra” khi vừa được dồn thêm ngân sách để cung cấp vũ khí cho Ukraine, vừa thu lợi từ bán vũ khí ra thị trường thế giới. Một nhà ngoại giao EU được tạp chí Politico dẫn lời nói rằng, số tiền Mỹ thu được từ bán vũ khí cùng với việc bán khí đốt có thể là “quá nhiều”. “Thật không tốt khi tạo ấn tượng rằng đồng minh tốt nhất của EU đang thu lợi khổng lồ từ chính những rắc rối của khối này” - nhà ngoại giao EU được yêu cầu giấu tên nói.

Mỹ và châu Âu đang cùng “chung chiến hào” chống Nga và hậu thuẫn Ukraine. Song nếu đụng tới lợi ích sát sườn lại hoàn toàn khác và chính điều này gây ra những cơn sóng gió trong quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương.

Minh chứng sống động cho mối quan hệ hữu nghị gắn bó Việt Nam-Campuchia Minh chứng sống động cho mối quan hệ hữu nghị gắn bó Việt Nam-Campuchia
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia và dự AIPA-43, sáng 22/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại tỉnh Kampong Thom.
Ra mắt hệ thống thuyết minh tự động các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế Ra mắt hệ thống thuyết minh tự động các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế
Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức ra mắt Hệ thống thuyết minh tự động và sản phẩm lưu niệm của bảo tàng. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Dương Hà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Dự án 1,15 triệu USD hỗ trợ người khuyết tật tại tỉnh Bạc Liêu

Dự án 1,15 triệu USD hỗ trợ người khuyết tật tại tỉnh Bạc Liêu

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ 1,15 triệu USD cho tỉnh Bạc Liêu hỗ trợ người khuyết tật
Châu Âu thông qua đạo luật trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Châu Âu thông qua đạo luật trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Ngày 13/2, Nghị viện châu Âu đã thông qua đạo luật đầu tiên trên thế giới để quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của người dân.
Đại sứ Ted Osious: Lạc quan về tiềm năng hợp tác Việt Nam-Mỹ trong năm 2024

Đại sứ Ted Osious: Lạc quan về tiềm năng hợp tác Việt Nam-Mỹ trong năm 2024

Đối với Việt Nam, Đại sứ Ted Osious - Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN cho rằng cơ hội cho các công ty Mỹ là rất lớn dù "cơn gió ngược" của nền kinh tế toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức.

Các tin bài khác

6 trọng tâm trong ngoại giao kinh tế của Việt Nam

6 trọng tâm trong ngoại giao kinh tế của Việt Nam

Chiều 18/3, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chia sẻ về 6 trọng tâm trong ngoại giao kinh tế của Việt Nam, những giải pháp thúc đẩy hiệu quả hợp tác quốc tế trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường.
Đại sứ Marc Knapper ủng hộ việc Bình Định ký kết hợp tác hữu nghị với các địa phương của Hoa Kỳ

Đại sứ Marc Knapper ủng hộ việc Bình Định ký kết hợp tác hữu nghị với các địa phương của Hoa Kỳ

Đây là nội dung được đưa ra tại buổi gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh Bình Định với ông Marc Knapper - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vào chiều ngày 15/3.
Quân y Việt Nam - Lào hợp tác nâng cao trình độ chuyên môn

Quân y Việt Nam - Lào hợp tác nâng cao trình độ chuyên môn

Ngày 15/3, tại thủ đô Vientiane (Lào), đoàn đại biểu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã đến chào xã giao Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp các chính khách Hoa Kỳ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp các chính khách Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp Chủ tịch Thường trực Thượng viện Hoa Kỳ Patty Murray - Tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Elizabeth M. Allen,

Đọc nhiều

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Mỗi năm, vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba, Lễ hội Tiễn mùa đông (Maslenitsa) lại được tổ chức trên khắp mọi miền nước Nga Trong dịp này, người dân Nga rộn ràng tiễn ...
Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Tỷ giá USD/VND được các ngân hàng điều chỉnh tăng khá mạnh từ 20 đến 39 đồng.
Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Những nếp nhà cột kèo gỗ, bố cục ba gian hai chái cùng mái lợp ngói âm dương hai tầng, xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố... gây ấn tượng với du khách ...
Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực báo chí

Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực báo chí

Ngày 18-30/3, Viện Phát triển nguồn nhân lực Dr Marri Channa Reddy (bang Telangana, Ấn Độ) triển khai chương trình đào tạo dành riêng cho phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo ...
Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Ngày 18/3, tại tỉnh Tây Ninh, Trường Cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Tây Ninh tổ chức thông tin tuyên truyền biển, đảo và thu hút nguồn nhân lực cho Quân chủng Hải quân tại 4 trường THPT trên địa bàn.
Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Ngày 18/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Vùng 5 Hải quân đã tổ chức khai mạc tập huấn 5 vũ điệu trong sinh hoạt tập thể cho bộ đội năm 2024.
Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Ngày 15/3, phát biểu tại Hội nghị gặp mặt báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân cho biết “những kết quả trên các mặt công tác Vùng đạt được trong năm 2023 đều có sự đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ quan trọng của cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài quân đội”.
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
lan toa tinh yeu am nhac dan toc viet nam nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Giữ gìn văn hóa lễ chùa, xin lộc đầu năm của người Việt
Lưu học sinh Campuchia dọn nhà đón Tết Việt
Phiên bản di động