Đẩy mạnh tiêm vaccine để "gỡ khó" cho doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI lao đao vì dịch bệnh
Nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản vì dịch COVID-19 (Ảnh minh họa) |
Theo khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 87,2% doanh nghiệp tại Việt Nam cho biết chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”.
Trong đó, khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bị ảnh hưởng nặng nề. Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỉ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao bao gồm bất động sản (100%), thông tin truyền thông (97%), nông nghiệp/thuỷ sản (95%).
Dưới tác động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp FDI gặp khó khăn về nhiều mặt: Khó tiếp cận khác hàng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, không đảm bảo nhân lực sản xuất kinh doanh, phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch… Nhiều trường hợp cho biết bị gián đoạn, ngừng hoạt động do tình hình dịch, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản bởi nhu cầu thị trường "rơi tự do".
Đơn cử như Công ty TNHH Máy Brother Việt Nam (vốn đầu tư Nhật Bản) vừa quyết định phải tạm dừng hoạt động nhà máy của mình tại Khu công nghiệp Tân Trường (Hải Dương) trong vòng 1 năm, từ ngày 1/7/2021 tới ngày 30/6/2022.
Với ban lãnh đạo công ty, đây có lẽ là quyết định rất khó khăn. Trong 7 năm qua, công ty đã vận hành rất tốt nhà máy chuyên gia công, sản xuất và bán các loại máy khâu, phụ kiện đi kèm phục vụ ngành dệt may, có vốn đầu tư 73 triệu USD này. Đại diện của Brother tại Việt Nam chia sẻ: "COVID-19 khiến ngành dệt may toàn cầu bị ảnh hưởng khá nặng nề. Khi nhu cầu xuống thấp, thì Công ty buộc phải tạm dừng hoạt động".
Một ví dụ khác là Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP.HCM) đã phải cho hơn 33.000 công nhân tạm nghỉ việc, khiến hoạt động sản xuất gặp khó khăn. Trong số này, có gần 10.000 lao động từ Long An đã không thể đến được nhà máy theo quyết định hạn chế đi lại để phòng dịch. Hơn 3.500 công nhân ở Tiền Giang, Bến Tre của Pouyuen cũng tạm nghỉ với lý do tương tự.
Tương tự, 29 doanh nghiệp trong Khu chế xuất Tân Thuận đã được đề nghị tạm dừng hoạt động do COVID-19 diễn biến phức tạp. Các nhà máy ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An… cũng đang vật lộn vì dịch bệnh, có nhà máy bị phong tỏa, có nhà máy không thể hoạt động bình thường vì quá thiếu lao động.
Tìm giải pháp từ tiêm chủng vaccine
Đẩy mạnh tiêm chủng vaccine là giải pháp hữu hiệu để giúp doanh nghiệp FDI vượt qua khó khăn lúc này (Ảnh minh họa) |
Chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, đề nghị, chiến lược tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cần đẩy nhanh hơn, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất... để tránh đứt gãy kinh tế. Việt Nam cũng cần chuẩn bị điều kiện, lộ trình mở cửa lại nền kinh tế tương ứng với độ phủ tiêm chủng vaccine.
TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, thì cho rằng, để phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, Chính phủ cần đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine cho nhân dân để đạt được tỷ lệ tiêm chủng miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất. Từ đó, tạo cơ sở quan trọng đưa nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường, thúc đẩy hoạt động sản xuất, du lịch trong nước và quốc tế.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế vĩ mô Phạm Thế Anh nhấn mạnh nền kinh tế đang phải đối mặt với sự đình trệ trong các hoạt động giao thương, đầu tư thương mại, hàng hóa. Việt Nam đang đi sau về tốc độ cũng như tỷ lệ tiêm chủng so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. “Tương lai của nền kinh tế phụ thuộc vào một chiến lược vaccine rõ ràng và hiệu quả ngay từ bây giờ”, ông Phạm Thế Anh cảnh báo.
Tiến sĩ Greeni Maheshwari và Tiến sĩ Daniel Borer - hai giảng viên và nghiên cứu viên của Trường Đại học RMIT – thì nhấn mạnh rằng tiêm chủng là đáp án tốt nhất để khôi phục nền kinh tế đang bị tổn thương và trở lại cuộc sống bình thường.
Trong đó, Tiến sĩ Daniel Borer đặc biệt chỉ ra rằng việc tiêm phòng có thể giúp giảm thiểu rủi ro do gián đoạn nguồn cung ở các khu công nghiệp: "Việt Nam sẽ gặp bất lợi nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn và khó khăn kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài bởi dịch bệnh, trong khi các nước khác trong khu vực đã dễ dàng hơn nhờ tiêm chủng thành công".
Còn Tiến sĩ Greeni Maheshwari chỉ ra rằng, khi công nhân sản xuất được tiêm vaccine COVID-19 sẽ giúp duy trì sản xuất. "Việc tiêm chủng sẽ có lợi với các nhà máy nơi hàng nghìn công nhân làm việc trong khoảng cách gần. Đợt tiêm chủng này sẽ giúp chống lại virus và đảm bảo sức khỏe tốt cho người lao động, từ đó nâng cao sản xuất và thúc đẩy nền kinh tế nói chung" - bà Greeni Maheshwari nói.
Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, ưu tiên bố trí nguồn lực để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sớm nhất có thể sử dụng vaccine sản xuất trong nước, kịp thời phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022 có thể sản xuất được vaccine, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới về việc đánh giá và công nhận. |
Những điều cần biết về Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử Những điều cần biết về Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. |
Thủ tướng phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho 75 triệu người dân Việt Nam Phát biểu tại lễ phát động chiến dịch tiêm chủng vacccine phòng COVID-19 với mục tiêu tiêm 150 triệu mũi cho khoảng 75 triệu người trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi sự đồng lòng, đoàn kết, ủng hộ và trách nhiệm cộng đồng của toàn thể nhân dân để chiến thắng dịch bệnh, đồng thời khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sản xuất trong nước và nhập khẩu để có đủ nguồn vacccine hằng năm. |