Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước
Quang cảnh Hội nghị. |
Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp lớn... cùng với sự tham dự trực tuyến của 94 Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Đây là Hội nghị đầu tiên Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo về công tác ngoại giao kinh tế, được triển khai ngay sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đến năm 2030.
Hội nghị tập trung trao đổi, đánh giá thời cơ và thách thức trong tình hình hiện nay, đặc biệt là những cơ hội Việt Nam cần tranh thủ, khai thác, nhất là xuất khẩu, đầu tư, du lịch nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; từ đó đề xuất các biện pháp để đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế cả trong và ngoài nước nhằm vượt qua khó khăn trước mắt và tạo đột phá để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. |
Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 9 tháng trước, ngày 14/12/2021, chúng ta đã gặp nhau khi Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 diễn ra; cùng trao đổi về phương hướng Ngoại giao phục vụ phát triển. Trong 9 tháng qua, tình hình thế giới đã diễn biến rất nhanh, phức tạp hơn chúng ta dự báo. Tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao trên thế giới có nhiều thay đổi. Cạnh tranh chiến lược ngày càng diễn biến phức tạp hơn; đa số các nước tăng trưởng thấp, lạm phát cao, xuất hiện dấu hiệu suy thoái và khủng hoảng, dẫn đến thay đổi các mối quan hệ.
Trong khi đó, chúng ta đã vượt qua khó khăn dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng các quyết sách quan trọng của Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân cả nước và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, trong đó có đóng góp quan trọng của Bộ Ngoại giao, của các Đại sứ, Trưởng đại diện Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Nhờ đó, tình hình kinh tế-xã hội 8 tháng nước ta tiếp tục ổn định và khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng đạt mức cao, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. |
Các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch tiếp tục phục hồi, phát triển. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng cao. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét, thu nhập được tăng lên; an sinh xã hội được quan tâm; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, thực chất và hiệu quả. Các quan điểm của Việt Nam phù hợp tình hình thế giới, thể hiện được chính kiến trước khó khăn, thách thức trên thế giới, được bạn bè quốc tế chia sẻ, đồng tình; uy tín của đất nước ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hiện nay, chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; luôn xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, từ đó chuẩn bị tâm thế, nguồn lực, chuẩn bị đối phó với những tác động bên ngoài. Chúng ta quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “ngoại giao phải luôn luôn vì lợi ích dân tộc mà phục vụ”; nỗ lực xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tự lực tự cường phải gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn. Tiếp tục đa dạng hóa quan hệ, tiếp tục là bạn bè tốt, đối tác tin cậy, đẩy mạnh hội nhập quốc tế thực chất và hiệu quả, đóng góp vào hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng ở khu vực và thế giới.
Các đại biểu tại Hội nghị. |
Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Khai thác tối đa vị thế quốc gia và nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước”. Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư tiếp tục xác định: “Ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững…”. Trên thực tế, chúng ta đã chứng minh được điều đó trong công cuộc phòng, chống dịch vừa qua, nhất là thể hiện qua Chiến lược vaccine, đặc biệt là công tác ngoại giao vaccine.
Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị đánh giá kỹ tình hình, nhận định thời cơ, thách thức, đề xuất kịp thời phản ứng chính sách hiệu quả phù hợp tình hình đất nước, khu vực. Theo đó, cần phải luôn luôn bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, đề xuất các biện pháp để thực hiện ngoại giao kinh tế phù hợp. Đề xuất các biện pháp đẩy mạnh kịp thời các hoạt động ngoại giao kinh tế ở cả trong và ngoài nước, ở các cấp, các ngành với tinh thần nghĩ lớn để có các giải pháp đột phá giúp ngoại giao kinh tế góp phần hiệu quả bảo đảm ổn định và mở rộng thị trường...
Thủ tướng cũng mong các đại biểu nêu những tâm tư, nguyện vọng; đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách, biện pháp, nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với bang Sucre, Venezuela Trong khuôn khổ các hoạt động ngoại giao kinh tế nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Venezuela, từ ngày 11-17/9, Đại sứ Việt Nam tại Venezuela Lê Viết Duyên cùng đoàn công tác của Đại sứ quán, Phòng Thương mại Venezuela-Việt Nam (CAVENVIET) đã có chuyến thăm và làm việc tại bang Sucre. |
AEM-54: Thích ứng, chủ động và linh hoạt, vì một ASEAN rộng mở trong kinh doanh Sau một tuần làm việc khẩn trương và bận rộn, tối 18/9, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54) và các hội nghị liên quan đã khép lại với cuộc họp báo thông báo kết quả hội nghị tại khách sạn Sokha Siem Reap (tỉnh Siem Reap), Vương quốc Campuchia - nước Chủ tịch luân phiên ASEAN 2022. Cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia, Chủ tịch AEM-54 Pan Sorasak và Phó Tổng thư ký ASEAN Satvinder Singh đồng chủ trì. |