Dân thụ hưởng - biến lợi ích trở thành động lực cho sự phát triển
Nhật Bản hỗ trợ 1.4 tỷ yên phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam Ngày 23/4/2021 đã diễn ra lễ ký Công hàm trao đổi của hai dự án hợp tác viện trợ không hoàn lại với tổng giá trị là 1.400.000.000 Yên Nhật giữa Ngài Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. |
Phát huy dân chủ, tự do tư tưởng trong nghiên cứu lý luận vì lợi ích của đất nước, dân tộc Hội đồng Lý luận Trung ương phải mở rộng các hình thức thảo luận, tranh luận, đối thoại lý luận trên tinh thần khoa học, dân chủ, cầu thị; thật sự trân trọng những ý tưởng, những đề xuất lý luận có giá trị, hữu ích cho sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và cho quốc kế dân sinh; tránh tư tưởng bảo thủ, cục bộ, võ đoán, quy chụp và cách làm khép kín. |
Ảnh minh họa. |
“Dân thụ hưởng” - thước đo của bộ máy phục vụ
Khái niệm “dân hưởng thụ” theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Thị An (Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và phát triển cộng đồng, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII) là một biểu hiện của sự quan tâm đến đời sống của người dân, đến những quyền lợi sát sườn, đến những nhu cầu xứng đáng được hưởng của người dân.
Còn Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: “Trước đây chúng ta nói cơ chế dân chủ: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưng lần này thêm “dân giám sát và dân thụ hưởng”. Cái đó là quy luật, làm thì phải được thụ hưởng, còn nếu làm mà không thụ hưởng thì không ai làm. Động lực chính là lợi ích. Lợi ích phải hài hòa tổng thể lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Bây giờ chúng ta phải hoàn thiện điều này”
Nhiều năm gần đây, chúng ta quen với câu nói, khẩu hiệu và cũng là chủ trương của Đảng, đó là "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Nhưng kỳ Đại hội lần này chúng ta thấy có sự bổ sung 2 cụm từ mới là "dân giám sát" và "dân thụ hưởng". Cụm từ "dân thụ hưởng" thể hiện quan điểm rất thực tiễn của Đảng. Thứ nhất, nhấn mạnh lợi ích thụ hưởng, tức là người dân được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển. Chính vì đáp ứng được lợi ích đa dạng của người dân trong xã hội thì sẽ thỏa mãn được lợi ích ấy, tạo thành động lực cho cho sự phát triển.
Thứ nhất, dân thụ hưởng không phải chỉ là người dân phải được hưởng cái gì đó, mà chính là hướng đến việc thỏa mãn các lợi ích đa dạng trong xã hội của người dân để biến lợi ích trở thành động lực cho sự phát triển.
Thứ hai, cụm từ "dân thụ hưởng" nhấn mạnh là mọi chủ trương, chính sách phải tạo ra được sự thay đổi trên thực tế cuộc sống, tức là phải thay đổi bằng cách tạo ra sự thay đổi tích cực trong đời sống của người dân, kết quả của người dân được thụ hưởng.
Thứ ba, khi dùng cái khái niệm "dân thụ hưởng", tức là người dân nói chung, mọi giai cấp, mọi tầng lớp chứ không chỉ là những nhóm xã hội hay những tầng lớp có điều kiện thuận lợi. Trong hơn 30 năm đổi mới, rõ ràng có các khu vực thuận lợi phát triển rất nhanh, nhưng cũng còn nhiều khu vực khó khăn. Điều này đặt ra một thách thức cho Đảng, đó là sự phát triển mang tính bao trùm, tức là mọi cá nhân, mọi tầng lớp, mọi giai cấp phải đều có cơ hội bình đẳng về mặt thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Đây là điểm mới, là động lực hoàn thiện các chủ trương, đường lối của Đảng trong tiến trình phát triển, lãnh đạo đất nước.
Khái niệm “dân thụ hưởng” liên quan đến quyền lợi chính đáng của người dân. Đối với người dân, thụ hưởng vật chất và thụ hưởng tinh thần đều quan trọng như nhau, nên đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Khái niệm “dân thụ hưởng” cũng đòi hỏi mở rộng cơ chế dân chủ cơ sở. Người dân không chỉ được quyền cung cấp thông tin về đường lối của Đảng và Nhà nước, được quyền bàn bạc và chất vấn các văn bản hành chính, được quyền kiểm soát thực thi các chính sách, mà còn được quyền đón nhận những điều tích cực nhất.
Thực tế, muốn làm cho một ai đó được thụ hưởng, tức là họ có cảm giác hưởng thụ thật sự chúng ta rất cần phải hiểu được nhu cầu của họ là gì. Vì thế, khi đặt ra phương châm “dân thụ hưởng”, chắc chắn việc cần làm đầu tiên phải là xác định nhu cầu chung của nhân dân. Khi đặt nhân dân là người thụ hưởng, bộ máy phải coi mình là người phục vụ, người cung cấp dịch vụ. Đặt mục tiêu phục vụ lên hàng đầu, người đại diện của bộ máy sẽ luôn tìm hiểu mức độ thỏa mãn của người thụ hưởng bằng cách so sánh giữa nhu cầu của họ với việc cung cấp dịch vụ của mình. Lấy phép so sánh đó làm thước đo công việc và cố gắng hoàn thiện dựa trên thước đo ấy phải là phương châm hành động.
Hưởng thụ (hưởng: được dùng; thụ: nhận lấy), với nghĩa gốc của “Từ điển tiếng Việt” do giáo sư Hoàng Phê chủ biên, là “hưởng của xã hội, trong quan hệ với cống hiến”. Nhưng, trong đời sống, từ này được hiểu theo biến thể là “tận hưởng”, tức là cảm nhận sự sung sướng một cách trọn vẹn, hết mình. Kim chỉ nam mà Đại hội XIII hướng đến rất rộng, thậm chí là một trong những mục tiêu lớn nhất và đáng bỏ công sức nhất của đời người: mưu cầu hạnh phúc. Con người sinh ra không chỉ chăm lo cho cái ăn và cái mặc, mà còn nhiều quan hệ tình cảm cũng như nhiều khát vọng tương lai. Ước mơ giàu sang hoặc cơ hội sáng tạo của từng cá nhân, cũng là đòn bẩy quan trọng cho mỗi địa phương và mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Hiện nay, đã có nhiều nước đặt Tổng hạnh phúc quốc gia – GNH ở vị trí then chốt hơn cả Tổng sản phẩm nội địa – GDP.
Văn kiện Đại hội 13 của Đảng đã nhấn mạnh định hướng và tầm nhìn trong giai đoạn mới là khát vọng đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc. Đối với khát vọng để đất nước chúng ta phát triển phồn vinh, theo mục tiêu của văn kiện Đại hội Đảng đã đưa ra rất cụ thể: Đến năm 2025, chúng ta sẽ là đất nước đang phát triển, có công nghệ theo hướng hiện đại và vượt qua được mức thu nhập trung bình; Đến năm 2030, chúng ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại với mức thu nhập trung bình cao và mục tiêu đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, chúng ta sẽ là một nước phát triển với thu nhập cao.
Báo cáo "Thế giới năm 2050" của công ty PricewaterhouseCoopers (PwC) đã đưa ra nhận định, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng, tiềm lực để có thể lọt vào top 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2050. Mục tiêu này đã được căn cứ, cân nhắc rất kỹ lưỡng dựa trên nguồn lực của con người Việt Nam cũng như tốc độ phát triển rất bền vững và ổn định của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Thực tế, rất nhiều nước trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh cũng có những đánh đổi về mặt phát triển xã hội. Vì vậy, chúng ta đặt khát vọng để một đất nước phát triển bên cạnh sự phồn vinh là hạnh phúc. Đây chính là một mục tiêu phổ quát của bất kỳ sự phát triển nào. Bởi vì mục tiêu để đất nước phát triển cũng chính là để cho mỗi con người có được một cuộc sống hạnh phúc, mỗi gia đình có một cuộc sống hạnh phúc, để từ đó chúng ta có một xã hội hạnh phúc, một dân tộc hạnh phúc.
An sinh xã hội để người dân đều được hưởng thụ công bằng
Trước khi diễn ra Đại hội lần này, dư luận xã hội bàn tán khá hứng thú về tầm nhìn đặt ra trong dự thảo văn kiện. Đó là đến năm 2045 sẽ đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là khát vọng Việt Nam đang hướng đến. Trở thành một nước phát triển nhưng vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên khác biệt. Bởi trở thành một nước phát triển không chỉ dựa trên các tiêu chí vật chất, về mặt kinh tế, thu nhập của quốc dân hay bình quân đầu người như thế nào, mà khái niệm phát triển còn gắn với sự bảo vệ môi trường và đặc biệt là phát triển xã hội.
Một điểm mới trong dự thảo văn kiện Đại hội 13 là có hẳn Mục 8 về quản lý sự phát triển xã hội - điều mà các văn kiện trước đây chưa có. Vậy tại sao Đảng đề ra hẳn nội dung gọi là quản lý sự phát triển xã hội cho cho hiện tại và tương lai?
Việt Nam hướng đến một xã hội phát triển không chỉ giàu có và thịnh vượng về mặt kinh tế, không chỉ bảo vệ được môi trường mà còn là một xã hội cân bằng và hài hòa lợi ích giữa các giai cấp, giữa các tầng lớp, giữa các nhóm xã hội. Một xã hội hài hòa theo hướng đoàn kết, hợp tác, hướng đến sự cân bằng. Đó chính là tiêu chí về sự phát triển và là một tầm nhìn truyền cảm hứng, thu hút được sự quan tâm, bàn luận theo hướng tích cực và giúp cho mọi người dân Việt Nam đều hướng đến một mục đích mà sau 25 năm nữa Việt Nam phải phấn đấu rất nhiều để đạt được.
Văn kiện Đại hội 13 của Đảng bổ sung thành tố “dân giám sát, dân thụ hưởng” bên cạnh “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là sự khẳng định sâu sắc bản chất ưu việt chế độ ta. “Dân thụ hưởng” là đích cuối cùng, mục tiêu tối thượng của một Nhà nước vì dân, luôn nỗ lực quan tâm nâng cao đời sống nhân dân, thể hiện rõ nét qua các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tập trung chăm lo đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng chính sách, người yếu thế.
Bản chất của an sinh xã hội hướng đến quyền cơ bản của con người, bảo đảm công bằng xã hội, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, đồng thuận, không có sự loại trừ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước. Từ năm 1993 đến nay, công tác xóa đói, giảm nghèo đi qua sáu giai đoạn điều chỉnh chuẩn nghèo, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ, phù hợp từng thời kỳ phát triển của đất nước, điểm nhấn là ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều bao gồm cả chỉ số thu nhập và sự thiếu hụt tiếp cận năm dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch vệ sinh và thông tin, truyền thông).
Giai đoạn ban đầu, đời sống người nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn nên phải giải quyết tức thời trên diện rộng, cho không tiền mặt, hiện vật, hỗ trợ dầu hỏa, điện thắp sáng... để xóa đói khát, đói rách, cấp bách vượt qua hoàn cảnh cơ cực. Sau này, hỗ trợ cho không dần được bãi bỏ và tăng dần các chính sách hỗ trợ có điều kiện như cho vay vốn, hỗ trợ đất canh tác, nước sinh hoạt; Tăng cường việc đào tạo, dạy nghề “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn cụ thể cách trồng cây gì, nuôi con gì, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế giúp người dân có thu nhập ổn định, không bị tái nghèo.
Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn 2,75%, các chính sách hỗ trợ như tín dụng, giáo dục và đào tạo nghề... được duy trì ổn định ngày càng phát huy hiệu quả; việc thực hiện chuẩn nghèo đa chiều của Việt Nam tiến triển nhanh, cả nước về đích trước 10 năm so với mục tiêu thiên niên kỷ và là một trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều được quốc tế công nhận. Diện mạo nghèo đói ở tất cả các vùng miền đã cải thiện đáng kể, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn nhiều gian nan. Cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường phân công, phân cấp; mạnh dạn trao quyền tự chủ cho địa phương, cơ sở, nhấn mạnh trách nhiệm và phát huy sáng tạo của người đứng đầu. Bên cạnh đó, bảo đảm sự kiểm tra, giám sát, chặt chẽ trên cơ sở công khai, minh bạch để mọi người đều được hưởng thụ một cách công bằng, bình đẳng.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng bổ sung thành tố “dân giám sát, dân thụ hưởng” bên cạnh “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là sự khẳng định sâu sắc bản chất ưu việt chế độ ta. “Dân thụ hưởng” là đích cuối cùng, mục tiêu tối thượng của một Nhà nước vì dân, luôn nỗ lực quan tâm nâng cao đời sống nhân dân, thể hiện rõ nét qua các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tập trung chăm lo đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng chính sách, người yếu thế. Khi đặt nhân dân là người thụ hưởng, bộ máy phải coi mình là người phục vụ, người cung cấp dịch vụ. Đặt mục tiêu phục vụ lên hàng đầu, người đại diện của bộ máy sẽ luôn tìm hiểu mức độ thỏa mãn của người thụ hưởng bằng cách so sánh giữa nhu cầu của họ với việc cung cấp dịch vụ của mình. Lấy phép so sánh đó làm thước đo công việc và cố gắng hoàn thiện dựa trên thước đo ấy phải là phương châm hành động. |
Hội đàm mở lối mở khu vực mốc 65 biên giới Việt - Lào tạo thuận lợi cho nhân dân hai nước lưu thông Tại khu vực mốc 65 biên giới Việt Nam - Lào, mới đây đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên (Việt Nam) do Phó chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu tỉnh Phongsaly (Lào) do Phó tỉnh trưởng Khăm Lếch Chay I Sản làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa và hội đàm về việc mở lối mở khu vực mốc 65. |
Tạo động lực phát triển bền vững nông thôn, miền núi, hải đảo Đến năm 2019, 99,53% hộ dân Việt Nam có điện (tăng 97% so với năm 1975). Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là nước đang phát triển thành công về tỉ lệ điện khí hóa nông thôn cao trên thế giới. Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đã và đang tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương thụ hưởng. |