Đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Điều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài Chính phủ vừa ban hành Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có quy định điều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài. |
Bài 2: Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người - Từ cam kết đến hành động Chính phủ Việt Nam đã quyết định ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025 với mong muốn đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả hơn vào nỗ lực chung thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới. Việt Nam đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của Hiệp hội cho vị trí này. |
Đảm bảo quyền chủ động, tự nguyện
Luật đã đảm bảo quyền chủ động và tự nguyện của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và được thể hiện trong Điều 1: Phạm vi điều chỉnh; Điều 2: Đối tượng áp dụng; Điều 3: Giải thích từ ngữ về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (khoản 1), Phân biệt đối xử (khoản 4) và Cưỡng bức lao động (khoản 5); Điều 5: Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các quy định này bảo đảm quyền của người lao động được ra nước ngoài làm việc hợp pháp, tự do lựa chọn hình thức đi làm việc ở nước ngoài phù hợp và không bị ép buộc phải làm việc trái ý muốn của họ.
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. |
Đặt vấn đề coi trọng quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật số 69 đã đưa quyền, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lên Chương I Những quy định chung. Cụ thể, Điều 6 Chương I của Luật quy định, người lao động có quyền: được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến đi làm việc ở nước ngoài; được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật.
Người lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Việc quy định như vậy, cho phép người lao động chủ động tự quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài, tự bảo vệ an toàn cho bản thân trước khi nhờ đến sự can thiệp của các tổ chức, cơ quan chức năng.
Luật nêu rõ, cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng có trách nhiệm đề xuất, xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động trong suốt quá trình từ trước khi xuất cảnh, trong thời gian làm việc ở nước ngoài cho đến khi về nước;....
Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, cũng như phải được sự cho phép, chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng hợp đồng, thỏa thuận hoặc phương án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tài chính và nhân lực để thực hiện hoạt động này. Đồng thời Luật cũng quy định quyền, nghĩa vụ giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động từ quá trình chuẩn bị nguồn, tuyển chọn, đào tạo, làm thủ tục cho người lao động đến khi người lao động làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng, thỏa thuận giữa người lao động với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này.
Giảm gánh nặng về chi phí
Nhằm ngăn ngừa việc lạm thu tiền dịch vụ của người lao động, Luật số 69 quy định nghiêm cấm hành vi thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này, đồng thời đã luật hóa quy định hiện hành về việc thu tiền dịch vụ của người lao động như: mức trần tiền dịch vụ; thời điểm được thu tiền dịch vụ là sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được cơ quan thẩm quyền chấp thuận và sau khi ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; việc hoàn trả tiền dịch vụ cho người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đã thu tiền dịch vụ từ người lao động cho toàn bộ thời gian làm việc thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà người lao động phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động số tiền dịch vụ và tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tiền lãi được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tại thời điểm doanh nghiệp hoàn trả cho người lao động” (khoản 3, Điều 23).
Một điểm mới đáng chú ý tại Luật sửa đổi lần này là quy định quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần…
Bên cạnh đó Luật quy định hỗ trợ người lao động trong các trường hợp phát sinh từ nguồn Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: trong các trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn do tai nạn, ốm đau, bệnh tật; do người sử dụng lao động phá sản, giải thể; hoặc chiến tranh, thiên tai …; giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động và hỗ trợ thân nhân người lao động trong trường hợp người lao động chết hoặc mất tích ở nước ngoài.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 4 năm (từ 2015 đến 2019), số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã tăng đáng kể qua từng năm, chạm mốc kỷ lục 152 nghìn người vào năm 2019. Ước tính số lượng người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hiện nay có khoảng 580 nghìn người. Cụ thể: Đài Loan (Trung Quốc) có 230.000 người; Nhật Bản có gần 250.000 người; Hàn Quốc có gần 50.000 người. Còn lại ở các thị trường khác (Trung Đông - châu Phi, Đông Nam Á và châu Âu). |
Bảo đảm quyền con người từ đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người Mặc dù phải tập trung đối phó với dịch COVID-19, nhưng Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương vẫn luôn coi công tác phòng, chống mua bán người là một nhiệm vụ trọng tâm, triển khai nhiều giải pháp nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi loại tội phạm này, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Những nỗ lực cũng như cam kết của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. |
Việt Nam tích cực chăm lo, bảo đảm quyền của người khuyết tật trong dịch COVID-19 Người khuyết tật là một trong những nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi dịch COVID- 19. Không chỉ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh, NKT còn gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong chăm sóc sức khỏe, đời sống, việc làm…. Giờ đây, khi Việt Nam đang trên lộ trình thích ứng với đại dịch, hướng tới một cuộc sống “bình thường mới”, Chính phủ cùng với các Bộ, ban, ngành, cộng đồng quan tâm tới việc hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập sau đại dịch. |