Trang chủ Chính trị - Xã hội
06:00 | 25/11/2020 GMT+7

Đại tướng Lê Đức Anh - một trong những chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh

aa
Đại tướng Lê Đức Anh là một trong những vị tướng tham gia chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
Trưng bày hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật về Đại tướng Lê Đức Anh Trưng bày hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật về Đại tướng Lê Đức Anh

Sáng 26/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Thư viện Quân đội tổ chức khai mạc triển ...

Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia về Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia về Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh

Ngày 24/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước và Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế ...

Đại tướng Lê Đức Anh - một trong những chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh
Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Ngày 30.4 hằng năm là dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất; dịp để ôn lại những sự kiện lịch sử và những nhân vật đã góp phần quan trọng trong những chiến thắng...

Một trong số ít vị tướng đã trải qua các cuộc chiến tranh

Giữa tháng 4.1974, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Tư lệnh chiến dịch ngày ấy gồm 8 người, trong đó có đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, lúc đó là trung tướng, phó tư lệnh. Đại tướng Văn Tiến Dũng (tư lệnh chiến dịch); chính ủy Phạm Hùng; các phó tư lệnh là thượng tướng Trần Văn Trà, trung tướng Lê Trọng Tấn, trung tướng Đinh Đức Thiện; phó chính ủy là trung tướng Lê Quang Hòa và quyền tham mưu trưởng là thiếu tướng Lê Ngọc Hiền.

Đại tướng Lê Đức Anh - một trong những chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (phải) và đại tướng Võ Nguyên Giáp. ẢNH: TƯ LIỆU

Lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch của ta gồm 5 quân đoàn (trên dưới 15 sư đoàn): Các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 có đủ các binh chủng hợp thành, cùng các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ, lực lượng nổi dậy của quần chúng ở nông thôn, thành thị.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh còn được giao đảm trách chỉ huy và lãnh đạo cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn, một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Thời điểm đó, Bộ Chỉ huy miền (B2) nhận định hướng Tây - Tây Nam là nơi khó nhất vì sình lầy, nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4 để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm xuống cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ). Trong tình huống nếu địch co cụm được về đó thì phức tạp, và “trận đánh cuối cùng” của ta sẽ không “thuận buồm xuôi gió”. Ngược lại, nếu ta chia cắt được lộ 4 thì Quân đoàn 4 và quân địch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ không thể kéo về ứng cứu cho Sài Gòn.

Đại tướng Lê Đức Anh - một trong những chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1945 - 1989, có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng. ẢNH: TƯ LIỆU

Trong hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh để lại nhiều dấu ấn.

Vào đảng từ năm 18 tuổi, đến nay ông đã 80 năm tuổi đảng. Ông thực sự là một tướng trận, một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1945 - 1989; có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng: tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp, đi chiến trường miền Nam 11 năm (1964 - 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia 7 năm (1979 - 1986), chiến tranh biên giới phía bắc (1986 - 1989).

Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh còn trực tiếp tham gia những trận đánh mang tính bước ngoặt của chiến tranh: Mậu Thân 1968, chống lấn chiếm 1973, Phước Long 1974, Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch giải phóng Campuchia; chấm dứt xung đột biên giới với Trung Quốc.

Nhiều lần vượt qua lằn ranh sinh tử

Trong cuốn hồi ký Tổ quốc trên hết, đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từng chia sẻ rằng biết bao kỷ niệm sâu sắc tưởng chừng không thể quên trong cuộc đời hoạt động cách mạng, trực tiếp tham gia chiến đấu.

Chiến tranh là thử thách cao nhất, nghiệt ngã nhất đối với con người. Nhiều lúc bom đạn ác liệt quá, ông vẫn từng nói vui với anh em: “Bom đạn đầy trời thế này, chết là chuyện thường, còn sống thì mới kỳ!”.

Đại tướng Lê Đức Anh - một trong những chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong một lần ra thăm Trường Sa. ẢNH: TƯ LIỆU

Đại tướng, nguyên Chủ tịch Lê Đức Anh đã nhiều lần vượt qua hiểm nghèo của lằn ranh sinh tử. Lần thứ nhất ông đã thoát chết là ngay trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, vào ngày 28.4.1975. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, suốt ngày đêm ông trụ trong cái chòi nhỏ sát mép sông ở sở chỉ huy của cánh quân hướng Tây - Tây Nam ngay bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc H.Đức Hòa (Long An).

Buổi sáng hôm đó vô ăn cơm, chỗ ăn là cái nhà họp của địa phương làm nửa chìm nửa nổi. Trong hồi ký của mình, đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh kể: “Chính ủy Hai Tưởng đặt vị trí ở đây; vừa ăn xong tự nhiên anh Tưởng bảo tôi: “Anh hãy nán lại, nằm trên võng của tôi mà thở, nghỉ mươi phút rồi hẵng ra đó!” Tôi nghe anh. Vừa ngả lưng thì ở ngoài chòi của tôi một quả bom từ máy bay địch ném trúng, cái chòi bay mất, cậu lái xe hy sinh, cậu Nguyễn Hồng Thái, chiến sĩ bảo vệ bị thương. Nếu hôm đó ăn xong tôi ra liền thì nhất định “cái chuyện thường” đã xảy ra với tôi... Chiến tranh nó có chừa ai, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên nhiều khi không thể mang “tính quy luật” ra mà giải thích!”.

Đại tướng Lê Đức Anh - một trong những chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tại Sở chỉ huy ở nước bạn Campuchia, tướng Lê Đức Anh (hàng đầu, phía trái) nghe cơ quan tác chiến, các chuyên gia báo cáo tình hình. ẢNH: TƯ LIỆU

Lần thứ hai vào năm 1996 khi đang là Chủ tịch nước, ông bị tai biến rất nặng. Thế nhưng bằng sức mạnh phi thường của bản thân, ông đã vượt qua cơn bạo bệnh một cách thần kỳ và trở lại làm việc bình thường trên cương vị Chủ tịch nước.

Đầu năm 2018 sức khỏe của ông cũng suy giảm nghiêm trọng và một lần nữa ông đã vượt qua cơn nguy kịch một cách thần kỳ.

Nhiều người phải thốt lên thán phục: “Ông đúng là tướng đánh trận, chỉ có tướng trận mới có sức sống kỳ diệu, sức đề kháng phi thường như thế”.

Trong cuốn hồi ký Tổ quốc trên hết, đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cho rằng từ chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975 đến nay đã hơn 40 năm, thời gian trôi qua cho phép chúng ta có điều kiện nhìn lại mọi sự vật, hiện tượng đã diễn ra ngày càng rõ ràng, đầy đủ, chính xác hơn.

Với tầm vóc nhân nghĩa, không quên vai trò to lớn của nhân dân, ông khẳng định, nếu nói tới Chiến thắng 30.4.1975 mà chỉ nói về 5 cánh quân 5 hướng tiến công, tức là chỉ nói về các “quả đấm chủ lực” thì không đầy đủ, rất phiến diện và không công bằng. Phải thấy rõ đây thật sự là cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy”, trong đó “quả đấm chủ lực” với những binh đoàn cơ động là lực lượng nòng cốt của đấu tranh quân sự, với những đòn điểm huyệt đã đánh trúng, đánh hay, đánh hiểm ở những trận then chốt và then chốt quyết định, chọc thủng và làm vỡ tuyến phòng thủ chiến lược của địch, khiến quân địch nhanh chóng lâm vào thế bị động, lúng túng rồi vỡ trận về quân sự, hoảng loạn về tinh thần.

Nhưng để giải quyết đồng loạt, rộng khắp, kịp thời và thật sự tạo nên đại thắng, thì phải thấy rõ vai trò tiến công và nổi dậy của lực lượng tại chỗ, của lực lượng chính trị quần chúng, trong đó có cả lực lượng của những người bị bắt buộc đứng trong hàng ngũ của địch, có cả cơ sở của cách mạng nằm trong hàng ngũ địch…

Đối với dân tộc ta, đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm kháng chiến, cứu nước, giải phóng miền Nam...

Trưng bày hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật về Đại tướng Lê Đức Anh Trưng bày hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật về Đại tướng Lê Đức Anh

Sáng 26/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Thư viện Quân đội tổ chức khai mạc triển ...

Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia về Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia về Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh

Ngày 24/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước và Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế ...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước - những giá trị to lớn đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước - những giá trị to lớn đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay

Độ lùi lịch sử giúp chúng ta nhận thức rõ hơn giá trị cả về lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh ...

Theo Báo Thanh Niên
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đồng chí Lê Đức Anh - Người hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Đồng chí Lê Đức Anh - Người hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (1/12/1920-1/12/2020), sáng 30/11 tại TP. Huế, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước và tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức hội thảo khoa học: "Đồng chí Lê Đức Anh với Cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên-Huế".
100 năm ngày sinh Đại tướng Lê Đức Anh: Nhà chính trị-quân sự tầm cỡ

100 năm ngày sinh Đại tướng Lê Đức Anh: Nhà chính trị-quân sự tầm cỡ

Đối với người dân Thừa Thiên-Huế, Đại tướng Lê Đức Anh không chỉ là người con kiệt xuất của Lộc An mà còn là một con người giản dị, gần gũi.
Đại tướng Lê Đức Anh: Trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng

Đại tướng Lê Đức Anh: Trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng

Với 99 năm tuổi đời, 80 năm tuổi Đảng, Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.

Các tin bài khác

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (viết tắt RANEPA), còn gọi là Học viện Tổng thống.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện hành chính công Kazakhstan

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện hành chính công Kazakhstan

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện hành chính công trực thuộc Tổng thống Kazakhstan.
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Azerbaijan

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Azerbaijan

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Azerbaijan.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, thảo luận khả năng ngừng bắn; Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza; Giáo hoàng Leo XIV nhận mình là “hậu duệ của người nhập cư” và kêu gọi việc tôn trọng phẩm giá của người di cư... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 17/5.
Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đại hội đã tín nhiệm bầu Đại sứ Lại Ngọc Đoàn, nguyên Cục trưởng Cục Cơ yếu (Bộ Ngoại giao) giữ chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, dự và phát biểu chỉ đạo.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới

Ngày 16/5 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận, pháp lý và bảo đảm điều kiện hoạt động của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới”. Hội thảo tập trung thảo luận các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Lễ hội Hoa sim biên giới 2025: Sắc tím biên cương - Kết nối di sản

Lễ hội Hoa sim biên giới 2025: Sắc tím biên cương - Kết nối di sản

Lễ hội Hoa sim biên giới 2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 17-18/5 tại xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), hứa hẹn mang đến cho du khách hành trình trải nghiệm độc đáo giữa sắc tím biên cương và không gian văn hóa đặc sắc vùng cao.
Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông

Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông

Ngày 15/5, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động