Đại Địa Chi Tử - Bức tượng sinh động giữa sa mạc Gobi hoang vắng
Biến rau, củ, quả thành các tác phẩm nghệ thuật Từ đôi bàn tay khéo léo, qua vài đường dao cắt tỉa, cùng với những nguyên liệu củ quả tự nhiên đã có thể tạo nên nhiều tác phẩm sống động, chân thực, đầy nghệ thuật. |
Huân chương Yoto Carnegie lần đầu tiên được trao cho tác giả Việt Nam Giải thưởng Yoto Carnegie vừa được trao cho họa sĩ Việt Nam Jeet Zdũng ở hạng mục Huân chương Yoto Carnegie cho tác phẩm minh họa “Saving Sorya: Chang and the Sun Bear” đánh dấu lần đâu tiên một tác giả Việt Nam nhận được giải thưởng danh giá này. |
Đây là bức tượng ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) và nằm trên hành lang Hà Tây - nút thắt quan trọng của con đường tơ lụa ngày xưa. Bức tượng dài 15 mét, cao 4,3 mét và rộng 9 mét, màu sắc tổng thể hoà vào sa mạc. Hình dạng của bức tượng giống như một đứa trẻ đang say giấc trong vòng tay của mẹ.
Bức tượng với khuôn mặt trẻ thơ đầy đặn và cặp mông tròn trịa, đôi mắt lơ mơ phác họa rõ nét vẻ ngoài của một em bé trông rất dễ thương, sống động như thật. Bức tượng đã trở thành một cảnh quan ngoạn mục giữa sa mạc rộng lớn, hầu hết những người đi du lịch nơi đây đều nán lại để tham quan và chụp ảnh.
“Đại địa chi tử” là bức tượng đứa trẻ cô đơn nhất Trung Quốc giữa sa mạc Gobi hoang vắng và rộng lớn. (Ảnh: Baidu) |
“Đại địa chi tử” là sản phẩm của giáo sư Đổng Thư Binh (Đại học Thanh Hoa). Tác phẩm điêu khắc này sử dụng đá sa thạch đỏ làm vật liệu chính. Loại đá này được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc và trang trí do loại đá được tạo ra từ trầm tích kết dính.
Vào cuối năm 2014, giáo sư Đổng Thư Binh đã đích thân đến Quảng Châu để xem xét tạo bản thiết kế cho bức tượng Đại địa chi tử. Việc thiết kế và sản xuất tác phẩm điêu khắc này rất phức tạp. Đầu tiên, nhà thiết kế hoàn thành thiết kế sơ đồ tổng thể, sau đó sử dụng công nghệ in 3D để tiến hành quét lấy dữ liệu.
Bức tượng được ghép từ từng phần riêng lẻ. (Ảnh: Baidu) |
Sau khi có dữ liệu tổng thể thì tiến hành chia tác phẩm điêu khắc thành nhiều phần để sản xuất riêng. Mỗi phần như thế cần trải qua một loạt quy trình và cuối cùng tất cả được vận chuyển đến địa điểm xây dựng tác phẩm điêu khắc để lắp ráp và lắp đặt.
Thời gian lắp ráp và hoàn thành bức tượng này là từ tháng 7-11/2016. Nhà thiết kế đã tự gây quỹ điêu khắc bức tượng. Khi hoàn thành, bức tượng được tặng miễn phí cho Chính quyền huyện Quảng Châu và được đặt vĩnh viễn trên sa mạc Gobi, huyện Quảng Châu.
Nhiều người cho rằng, “Đại địa chi tử” được xây dựng trên sa mạc Gobi ở Quảng Châu là vì Quảng Châu là một trung tâm quan trọng trên Con đường tơ lụa cổ đại, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế và truyền tải văn hóa, lịch sử của Trung Quốc trong hơn 5.000 năm.
Mục đích chính của việc đặt bức tượng này ở sa mạc thực chất là để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. (Ảnh: Baidu) |
Tuy nhiên, mục đích chính của việc đặt bức tượng này ở sa mạc thực chất là để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Trong thời đại phát triển nhanh chóng, môi trường cũng bị hủy hoại nghiêm trọng, tác phẩm điêu khắc này nhắc nhở loài người chỉ có bảo vệ trái đất thì mới có thể tồn tại lâu dài.
Bây giờ bức tượng “Đại địa chi tử” này đã trở thành một thắng cảnh đẹp, một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đỉnh trên hoang mạc Gobi, ngày càng có nhiều du khách biết đến nơi này. Và cũng vì phong thái ngoan ngoãn và khuôn mặt say ngủ của em bé khổng lồ này mà nhiều du khách khi nhìn thấy đã cảm thấy xót xa.
Mai Thuỳ ( Lược dịch từ Baidu)
Những bức tường gốm sứ - thông điệp quảng bá văn hóa bốn phương Thông qua các tác phẩm kết hợp hài hòa nghệ thuật hội họa Việt Nam và các nước, dấu ấn văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau được giới thiệu đến công chúng Thủ đô, tiếp thêm cảm hứng cho thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn, phát huy tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước. |
Công viên Phật giáo với hơn 200 bức tượng “độc nhất vô nhị” bên dòng Mê Kông Vat Xieng Khouan (Viêng Chăn, Lào) là một công viên Phật giáo, tại đây lưu giữ hơn 200 bức tượng Phật giáo và Hindu “độc nhất vô nhị” - được tạo tác từ chất liệu gạch, xi măng và cốt thép. |