Đặc sản sâu măng vùng cao Xứ Thanh
Đặc sản bánh gai xứ Dừa Bánh gai xứ Dừa là đặc sản vốn đã nổi tiếng từ lâu đời ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Đất nghèo Tường Sơn đang đổi thay từng ngày, cuộc sống khấm khá lên nhiều nhờ vào món ăn đặc sản quê hương này... |
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài không gian văn hoá Xứ Lạng. Ẩm thực là một khía cạnh tiêu biểu trong cơ tầng văn hoá phong phú đó, bài viết này sẽ giới thiệu 4 món ăn không thể bỏ qua cho những du khách thập phương khi có dịp ghé thăm Lạng Sơn. |
Sau trận mưa dài ngày, trời quang mây tạnh. Cái ấm áp của không khí, ẩm của đất làm cho sự sinh sôi trong các cánh rừng bỗng trở nên nhộn nhịp. Hòa cùng nhịp điệu ấy, những cây măng vươn lên mạnh mẽ tìm ánh sáng. Khi gặp được điều kiện thuận lợi, chúng lớn nhanh như thổi, độ vài ba tuần là đã cao quá đầu người. Đây cũng là lúc những con sâu vào độ béo nhất. Chỉ chờ có thế, người dân các xã vùng cao của huyện Mường Lát mang gùi vào rừng đi bắt sâu măng mang về chế biến làm món ăn, hoặc đem ra chợ bán.
Bắt sâu không khó, nhưng để bắt được nhiều thì khá tốn công. Người săn sâu măng chỉ cần mang theo dao và giỏ đựng. Đứng trước các bụi nứa, hễ cây măng nào có biểu hiện héo ngọn, thân cong queo, mắt cây có u thì biết rằng đây đích thị là nơi trú ngụ của những chú sâu. Những cây bị sâu ăn thường lên đến tầm thắt lưng là đã phát hiện ra rồi, nhưng phải là những cây đã cao quá đầu người, hoặc cao chừng 3m thì mới có sâu lớn và số lượng nhiều hơn.
Sâu măng sau khi chế biến trở thành món ăn rất hấp dẫn. |
Thông thường mỗi cây măng cho từ 200 - 300 gram sâu. Người bắt sâu hạ gục cây măng xuống rồi đổ sâu trong ống nứa vào giỏ. Sâu măng to như cọng rau muống, màu trắng sữa, dài độ 2 đốt ngón tay. Nếu may mắn, một ngày, một người có thể bắt được từ 1 – 1,5 kg sâu măng. Giá bán sâu măng ngay tại thị trấn Mường Lát từ 150 – 250 nghìn đồng/kg.
Theo những người dân địa phương, trước khi chế biến sâu măng sẽ được đem đi phơi khô hoặc luộc sơ qua để sâu cứng lại. Sau đó mới được đem đi chế biến các món như: xào, chiên, băm chả...
Món ăn được cho là ngon và độc đáo nhất vẫn là sâu măng xào với lá chanh hoặc lá lốt. Để làm món ăn này, sâu măng sau khi được rửa sạch, ướp gia vị thì đem đi xào trong chảo dầu nóng đã được phi thơm hành. Khi sâu măng chuyển sang màu vàng nhạt cho thêm lá chanh thái chỉ và đảo đều là đã có ngay món ngon giàu dinh dưỡng. Khi bỏ ra đĩa, sâu măng có màu vàng ruộm, mùi thơm rất hấp dẫn, là món ăn dành để tiếp khách quý.
Ngoài ra, người dân Mường Lát vẫn truyền tai nhau thứ rượu “ông uống bà khen” được ngâm từ sâu măng. Theo đó, sâu măng sau khi thu lượm về sẽ được phơi sương một đêm, rồi tiếp tục phơi nắng một ngày. Trải qua giai đoạn này, con sâu nào vẫn còn sống, vẫn có thể ngóc đầu dậy mà bò lổm ngổm thì được tuyển chọn. Số sâu măng này được đem rang trên chảo (không cho dầu ăn, mỡ) cho thân sâu măng săn lại sau đó trút vào bình ngâm rượu. 30 ngày sau là có thể dùng. Nhiều người khen ngợi nó là “Viagra thiên nhiên”.
Trước đây, món sâu măng chỉ là món ăn của đồng bào Mông sống cheo leo trên đỉnh núi. Dần dà, bà con các dân tộc khác cũng dùng thử và nó trở thành món đặc sản của núi rừng tự bao giờ. Đến mùa sâu măng, bà con người Mông gùi từng ống luồng đưa sâu xuống núi. Khách hàng của họ không chỉ là những người Mông rời bản mà còn có rất nhiều người Thái, người Kinh tìm đến mua và chế biến tăng thú vị cho bữa ăn của mình.
“Sâu măng sống khỏe, chỉ cần bỏ vào ống tre không cần bảo quản gì cũng sống dăm, bảy ngày, nếu bỏ tủ lạnh thì vài tuần, thậm chí cả tháng mở ra sâu vẫn khỏe mạnh như thường” - chị Hà Thị Hảo, một thương nhân chuyên kinh doanh các mặt hàng đặc sản vùng cao ở thị trấn Mường Lát, cho biết.
Xuyên đêm săn "đặc sản" trên biên giới Việt - Lào Dãy Giăng Màn sừng sững ôm trọn 27km đường biên giới Việt-Lào, nơi nổi tiếng với những cánh rừng nguyên sinh rộng hàng chục nghìn héc ta, quanh năm mây mù bao phủ. Đây là nơi khởi nguồn của những dòng suối mát lành, len lỏi qua từng ghềnh đá mà hợp thành dòng sông Gianh lịch sử và cũng là nơi sinh sống của các loài cá mát, cá chình, cá leo, ếch núi, cua đá… |
Bánh trứng kiến đặc sản của người Tày vùng Đông Bắc Vùng núi non Đông Bắc không thiếu những món ăn khiến du khách đã thử qua một lần là nhớ mãi. Đặc biệt phải kể đến bánh trứng kiến - đặc sản vừa độc đáo, vừa thơm ngon, vừa nghe tên đã gợi lên không ít sự tò mò. Không phải lúc nào cũng được thưởng thức món bánh đặc sản này, bởi bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm. |