Đặc sắc tiết học về tuần lễ tiễn mùa đông Maslenitsa của Nga
Thành phố cổ Pskov - vẻ đẹp như tranh vẽ ở miền tây bắc nước Nga Pskov là một trong những thành phố cổ lâu đời nhất, nằm ở miền tây bắc nước Nga, nơi hợp lưu hai dòng sông Pskova và Velikaya, giáp ranh với ba quốc gia Estonia, Latvia và Belarus. |
Ba thế hệ, một tình yêu nước Nga Trong gia đình PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh, mạch nguồn tình yêu đối với văn hóa con người nước Nga vẫn chảy qua từng thế hệ... |
Giờ học giữa cô giáo người Nga và học sinh trường THPT Chuyên Thái Nguyên.
Từ năm 1988, tiếng Nga là một trong những môn học đầu tiên được đào tạo chuyên sâu tại Bộ môn tiếng Nga trường THPT Chuyên Thái Nguyên. Tại đây, học sinh không chỉ được trau dồi kiến thức, kỹ năng giao tiếp tiếng Nga mà còn được truyền tình yêu đối với đất nước, con người và văn hóa nước Nga. Nhằm thu hút sự quan tâm đến việc học tiếng Nga, các giáo viên đã đưa nhiều phương pháp mới vào chương trình giảng dạy.
Lễ tiễn mùa đông - đón mùa xuân Maslenitsa là lễ hội dân gian được tổ chức lớn ở nước Nga và kéo dài trong một tuần. Năm nay lễ hội này sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 20/02 và kéo dài đến hết ngày 26/02. Hưởng ứng tuần lễ Maslenitsa, vừa qua, giáo viên của Bộ môn tiếng Nga trường THPT Chuyên Thái Nguyên đã tổ chức tiết học để các bạn học sinh hiểu thêm về tuần lễ này.
Toàn cảnh tiết học (Ảnh: Vũ Khánh). |
Trong tiết học đặc biệt lần này, các bạn học sinh đã có cơ hội được tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, cách thức tổ chức tuần lễ Maslenitsa thông qua những bài thuyết trình và câu hỏi thú vị của cô Ekaterina Kozulina (giáo viên giảng dạy tiếng Nga tại các trường THPT ở Việt Nam theo Dự án nhân văn “Giáo viên Nga ở nước ngoài”).
Cô E.Kozulina cho biết: “Đầu tiên, tôi đã quyết định chọn chủ đề này cho tiết học vì tôi nghĩ nó sẽ rất thú vị và mới lạ đối với các bạn học sinh đang học tiếng Nga. Ngoài ra, bên cạnh việc trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, các bạn cũng cần tìm hiểu thêm về văn hóa, phong tục và ngày lễ của nước Nga, đặc biệt là đối với những ai đang có nguyện vọng muốn học tập tại Nga trong thời gian tới”.
Sau khi tìm hiểu về tuần lễ Maslenitsa, các bạn học sinh đã được cùng nhau tham gia các trò chơi truyền thống (thắt bím tóc Maslenitsa, chuyển gạo, ghế âm nhạc, ném bóng tuyết…), nhảy vòng tròn tập thể và rán bánh blinui - món bánh xèo không thể thiếu trong lễ Maslenitsa, tượng trưng cho mặt trời ấm áp và tròn đầy. Những chiếc bánh mặn và ngọt, thơm ngậy mùi bơ hoặc váng sữa smetana, ăn kèm mật ong và mứt.
“Tuy không thể tổ chức ăn mừng lễ tiễn mùa đông thật sự như ở Nga, nhưng nhờ tiết học đặc biệt này đã giúp em hiểu được ý nghĩa từng ngày trong tuần lễ Maslenitsa, cách người Nga tiễn mùa đông - đón mùa xuân và sự quan trọng của tuần lễ này. Qua buổi học hôm nay, em đã biết thêm về một ngày lễ lớn của Nga, sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa của đất nước này” - em Ngô Hoài Thu (học sinh lớp Nga 11 trường THPT chuyên Thái Nguyên) chia sẻ.
Cô Ekaterina Kozulina cùng các bạn học sinh (Ảnh: Vũ Khánh). |
Trao đổi với PV Thời Đại, cô Phạm Thị Huyền, giáo viên Bộ môn tiếng Nga THPT Chuyên Thái Nguyên, cho biết: “Đối với giáo viên tiếng Nga nói riêng và người yêu văn hóa nước Nga nói chung, tôi hy vọng sẽ có thể tổ chức nhiều hơn những giờ học thực tế như thế này. Chúng tôi cùng với cô E.Kozulina đã quyết định tổ chức buổi học đặc biệt này với mong muốn để các em học sinh có cơ hội hiểu thêm về truyền thống, văn hóa nước Nga, cũng như nuôi dưỡng trong các em tình yêu đối với tiếng Nga".
Tiết học về Lễ hội dân gian truyền thống tiễn mùa đông - đón mùa xuân Maslenitsa của Nga đã mang lại cho các bạn học sinh nhiều kiến thức mới không chỉ về tiếng Nga mà còn về lịch sử và văn hóa truyền thống. Việc áp dụng những phương pháp mới trong giảng dạy tiếng Nga cùng sự tâm huyết và nỗ lực, các giáo viên tiếng Nga của trường THPT Chuyên Thái Nguyên sẽ tiếp tục nuôi dưỡng thế hệ các nhà ngôn ngữ học tiếng Nga tương lai - những người sẽ tiếp nối phát triển tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
Tuần lễ với nhiều sự kiện đặc sắc Theo truyền thống, lễ hội Maslenitsa được tổ chức trong một tuần, bắt đầu từ thứ hai và kết thúc vào ngày chủ nhật. Tuần lễ Maslenitsa được chia thành hai phần. Nửa đầu là tiểu lễ Maslenitsa kéo dài từ thứ hai đến thứ tư. Nửa sau là đại lễ từ thứ năm đến hết chủ nhật. Mỗi ngày lễ trong tuần đều có tên gọi và ý nghĩa riêng: Ngày thứ hai mang tên “Gặp gỡ”, chuẩn bị cho mùa hội bắt đầu. Ngày thứ ba: “Khai hội”, người Nga sẽ bắt đầu chơi những trò chơi với tuyết (trượt tuyết, xây tường tuyết...) Ngày thứ tư: “Ăn uống”, chàng rể sẽ đến nhà mẹ vợ ăn bánh blinui cùng bạn bè bên nhà vợ. Ngày thứ năm: “Vui chơi”, là ngày bắt đầu đại lễ Maslenitsa. Nếu trong ba ngày tiểu lễ, những công việc thường nhật vẫn có thể được làm thì kể từ ngày này đều được tạm dừng. Ngày thứ sáu: "Buổi chiều vui của mẹ vợ", trong ngày này đến phiên các chàng rể mời mẹ vợ tới nhà nếm bánh xèo. Ngày thứ bảy: “Ngày tụ họp của chị em chồng”, các nàng dâu trẻ mời gia đình mình đến nhà và cùng với mọi người mang quà tặng cho các chị em bên chồng. Tâm điểm của tuần lễ vẫn là chủ nhật - ngày “Tiễn mùa đông”. Trong ngày này, mọi người vui chơi, gặp gỡ, chúc mừng nhau ngày lễ và mong tha thứ cho những điều chưa được trong năm. Mọi người sẽ cùng tập trung và nổi lửa đốt cháy hình nộm lớn Maslenitsa, nhằm xua đi cái lạnh của mùa đông, đón mùa xuân ấm áp quay về. |
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Việt Nam và Nga đẩy mạnh hợp tác về dầu khí và năng lượng Tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang Nga Andrey Yatskin, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai nước đẩy mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng. |
Phát triển hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực Khí tượng thuỷ văn Từ ngày 12-21/2, đoàn đại biểu của Đại học Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nga (RSHU) đang có chuyến thăm Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 18/2, tại Hà Nội, đoàn đã có buổi làm việc với Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga. Thông qua buổi làm việc đã mở ra những cơ hội mới trong việc hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, chuyên gia giữa Đại học Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nga và các đối tác, nhà khoa học Việt Nam. |