Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
08:24 | 25/01/2023 GMT+7

Đặc sắc những lễ hội đầu năm trên mọi miền đất nước

aa
Cứ mỗi độ xuân về, người dân lại nô nức đi lễ hội: đình, đền, chùa, để thể hiện lòng thành, cầu mong một năm bình an, may mắn. Đồng thời, cũng là dịp để được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi vùng quê, đất nước...
Những phiên chợ Xuân cầu may độc đáo trên mọi miền đất nước Những phiên chợ Xuân cầu may độc đáo trên mọi miền đất nước
Top 10 lễ hội miền Bắc cho dịp du xuân đầu năm Top 10 lễ hội miền Bắc cho dịp du xuân đầu năm

Từ lâu, lễ hội đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hình thức tổ chức và nội dung các lễ hội có sự kết hợp giữa lễ và hội, đan xen giữa tín ngưỡng dân gian, thờ thần hoàng làng, tín ngưỡng phồn thực... Ý nghĩa phần lễ trong các lễ hội Xuân không chỉ thuần túy mang yếu tố tín ngưỡng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang đậm nét đạo lý, truyền thống tôn kính tổ tiên, "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng, danh nhân có công xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, những bậc tiền nhân có công lớn trong việc khai hoang, mở đất, chiêu dân, lập ấp, truyền nghề mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Các lễ hội ở miền Bắc:

1. Hội chùa Keo - mùng 4 Tết âm lịch

Chú thích ảnh
Lễ khai chỉ tại lễ hội thu chùa Keo. Ảnh tư liệu: Thế Duyệt/TTXVN.

Hội chùa Keo được tổ chức tại Chùa Keo (thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Lễ hội được tổ chức vào hai kỳ trong năm: Hội Xuân được tổ chức vào ngày 4 Tết Nguyên Đán và Hội Thu được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch.

Hội chùa Keo với tục thờ thiền sư Không Lộ, theo xuân thu nhị kỳ đã có sức cuốn hút mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp cư dân trong vùng. Hội vui xuân chùa Keo xưa, ngoài lễ Phật là các cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, trong đó, đáng chú ý là ba trò thi: bắt vịt, nấu cơm và ném pháo.

2. Hội gò Đống Đa - mùng 5 Tết âm lịch

Chú thích ảnh
Vào ngày mùng 5 Tết âm lịch, nhân dân ta lại nô nức tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa. Ảnh tư liệu: Lê Phú/ Báo Tin tức.

Hàng năm, vào ngày mùng 5 Tết âm lịch, nhân dân ta lại nô nức tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa tại khu gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa là chiến thắng oanh liệt của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu - 1789.

Ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đặc biệt tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.

3. Lễ hội Chùa Hương - từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Chú thích ảnh
Khu di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lệ hội lớn nhất, cũng là lễ hội văn hóa có thời gian kéo dài nhất ở nước ta, diễn ra tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Phần lễ tại chùa Hương thể hiện sự tín ngưỡng Phật giáo của người Việt. Các phật tử, du khách thập phương cùng nhau thắp hương tịnh tâm cầu nguyện, giải tỏa mọi phiền muộn, lo lắng trong lòng. Không khí trẩy hội chùa Hương là một nét đẹp văn hóa thiêng liêng và độc đáo của dân tộc Việt, được lưu truyền qua nhiều đời.

Đến với chùa Hương, du khách không chỉ đến để cầu bình an cho năm mới mà còn được ngồi thuyền để vãn cảnh sông núi thanh bình với động Hương Tích, Hinh Bồng, chùa Thiên Trù, Thanh Sơn, Tuyết Sơn… xen lẫn với rừng núi, hoa lá cỏ cây tươi đẹp hiếm có.

4. Lễ hội Cổ Loa - từ ngày mùng 6 đến 16 tháng Giêng

Chú thích ảnh
Các làng rước kiệu vào Đền thờ vua An Dương Vương. Ảnh tư liệu: Hoàng Hùng/TTXVN

Lễ hội Cổ Loa hay còn gọi là Hội đền An Dương Vương (ở làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) để tưởng nhớ đến vua Thục Phán có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa. Lễ hội có sự tham gia của 8 làng Cổ Loa, Mạch Tràng, Cầu Cả, Săn Giả, Thư Cưu, Đài Bi, Văn Thượng, Ngoại Sát (nay thuộc 3 xã Cổ Loa, Uy Nỗ và Xuân Canh). Ngoài ra còn có đoàn đại biểu dân ba xóm của làng Quậy (xã Liên Hà) đến lễ vua Thục.

Hội mở đầu bằng đám rước lớn của 12 xóm làng Cổ Loa, rước bài vị bằng Long đình, cùng với hương án và kiệu của các xóm từ đền Thượng xuống đình Ngự Triều Di quy. Đám rước đi vòng qua giếng Ngọc, cửa am Mỵ Châu, kéo dài bên bức tường thành cổ.

Hội có nhiều trò vui, như: đấu vật, kéo co, leo dây, đánh đu, múa võ, đấu cờ người, chọi gà. Buổi tối có hát tuồng, ca trù, hát chèo. Ngoài ra, những phong bánh chè lam mang hương vị quê hương càng giúp lòng khách dự hội thêm ngọt ngào.

5. Lễ hội đền Sóc (Hội Gióng) - mùng 6 tháng Giêng âm lịch

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Cũng bởi vậy, lễ hội được nhiều người tìm đến để cầu nguyện sức khỏe, ý chí vươn cao trong năm mới. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tham gia lễ hội đền Sóc, ngoài cầu nguyện, du khách cũng có thể trải nghiệm leo lên đỉnh núi Sóc- nơi tương truyền Thánh Gióng bay về trời.

6. Hội chợ Viềng - mùng 8 tháng Giêng âm lịch

Chú thích ảnh
Ai đến với chợ Viềng cũng có ý niệm "mua may bán rủi" cho năm mới được bình an, may mắn. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức

Hội chợ Viềng diễn ra hàng năm tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chữ “Viềng” có nghĩa “về”, là “vầy”, sum vầy, hội tụ nhân dân khắp nơi về chung vui. Theo quan niệm từ xưa, phiên chợ này có ý nghĩa "mua may bán rủi". Rất đông du khách từ khắp nơi đổ về chợ Viềng dịp này vì chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm. Những người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.

Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Du khách còn có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng, cùng những vật dụng nhỏ khác.

Ngày nay, chợ Viềng đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương.

7. Lễ hội Yên Tử - ngày mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Chú thích ảnh
Chùa Đồng Yên Tử. Ảnh: XC-TG/Báo Tin tức

Mỗi độ xuân sang, du khách thập phương lại về Yên Tử, thành tâm chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, thăm Khu Di tích lịch sử Yên Tử-thắng cảnh nổi tiếng thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Hội xuân truyền thống được tổ chức với nhiều hoạt động, như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm; văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính; Lễ khai ấn "Dấu thiêng chùa Đồng" đầu năm rất quan trọng và các hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian…

8. Hội Lim - ngày 13 tháng Giêng âm lịch

Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc với những hoạt động lễ và hội phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh. Lễ hội cũng là dịp để các Liền anh, Liền chị có cơ hội được giao lưu, hát giao duyên, thể hiện giọng ca và truyền thống quan họ rất riêng ở Bắc Ninh.

Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục xưa sặc sỡ và cầu kì, kéo dài tới gần 1 km. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần.

Ngoài ra, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian, như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm...

9. Hội đền Hùng - từ ngày mùng 9 đến 13 tháng 3 âm lịch

Chú thích ảnh
Đông đảo người dân về dự lễ tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. Ảnh tư liệu: Minh Quyết/ TTXVN

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương - đã được nâng lên thành quốc lễ để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn các vua Hùng có công dựng nước và giữ nước.

Hội mở từ ngày 9 đến 13 tháng 3, chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, có các nghi thức rước bánh chưng-bánh giầy tại đền Hùng (Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ). Từ trước chính hội, lễ hội đã diễn ra với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.

Phần lễ trong ngày hội chính gồm 2 phần là: lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi...

Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác như: Hội Xoan (từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 10 tháng Giêng tại làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ); Lễ hội đền Trần (từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng tại đền Trần, thành phố Nam Định); Lễ hội Bà chúa Kho (từ ngày 14 đến hết tháng Giêng tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh); Hội chùa Thầy (từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch tại Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội)…

Các lễ hội miền Trung:

1. Lễ hội Đền vua Mai - từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng

Đây là lễ hội tổ chức thường niên nhằm tưởng nhớ vua Mai Hắc Đế. Vua tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An).

2. Hội vật làng Sình - mùng 9 và 10 tháng Giêng

Đây là hội vật truyền thống mang nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế. Lễ hội không chỉ mang yếu tố tâm linh truyền thống mà còn là một hoạt động vui, khỏe đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.

3. Lễ hội Cầu Ngư (các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ) - tháng Giêng

Chú thích ảnh
Lễ hội Cầu Ngư truyền thống của ngư dân Phan Thiết (Bình Thuận) cầu cho "Biển yên sóng lặng, mưa thuận gió hòa, vạn sự bình an, đa ngư đắc lợi", thu hút đông đảo du khách. Ảnh tư liệu: Anh Tuấn/TTXVN

Lễ hội Cầu Ngư (hay còn gọi là Lễ hội Cá Ông) là nét đẹp văn hoá của ngư dân các làng chài ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng Cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian. Vào tháng Giêng hàng năm, lễ hội sẽ được ngư dân tổ chức với mong muốn cầu cho một vùng trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang.

Các lễ hội ở miền Nam:

1.Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh) - từ mùng 10 đến rằm tháng Giêng

Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh) (hay còn gọi là lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu) là một trong những lễ hội đông vui nhất phương Nam. Lễ hội thường kéo dài đến hết tháng Giêng, đón hàng triệu du khách từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thuộc Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và thăm quan du lịch.

Điểm ấn tượng nhất khi tới lễ hội đền Bà Đen là văn hóa mộ đạo, không đặt nặng vấn đề cúng tiền. Du khách có thể lưu lại chùa một hai ngày, thưởng thức cơm chay, rồi dạo chơi lên đỉnh núi ở độ cao 380m, nơi có Miếu Sơn Thần để ngắm mây vờn quanh chân và tận hưởng phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.

2. Lễ hội miếu Bà Thiên Hậu (Bình Dương) - từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch

Chú thích ảnh
Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Phú Cường, Bình Dương. Nguồn: baobinhduong.org.vn.

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, Bình Dương là một lễ hội dân gian mang những nét văn hoá độc đáo riêng của vùng Ðông Nam Bộ. Ðêm 13/1 âm lịch, nhân dân ở thị xã Thủ Dầu Một bày bàn ra trước nhà để cúng tế chuẩn bị cho lễ rước Bà ngày hôm sau. Sáng 14/1, lễ rước Bà được tổ chức theo nghi thức cổ truyền: kiệu Bà được rước đi khắp các đường phố cùng với những đội múa lân, sư tử, rồng, cờ xí ngợp trời. Ngày 15/1, người dân lại về chùa Bà để thắp hương cúng lễ, cầu phúc, cầu lộc cho năm mới. Đây được xem là lễ hội Bà lớn nhất trong số các lễ hội sau Tết ở miền Nam.

3. Lễ hội Vía Bà (Bình Định) - từ ngày 17 tháng Giêng

Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông du khách thập phương, vừa để xin cầu tài, cầu lộc, vừa để chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp ở núi Sam. Lễ hội ngoài phần tế lễ, dâng hương, là phần hội.

Phần hội diễn ra sôi nổi với sự góp mặt của Câu lạc bộ võ cổ truyền cùng các màn biểu diễn võ thuật, biểu diễn lân sư rồng, các trò chơi dân gian chạy việt dã, đập ấm, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, thi đấu bóng chuyền và xem hát tuồng… Ngoài ra còn có nhiều hoạt động văn nghệ hấp dẫn như hát bội, nghệ thuật dân ca Khmer để phục vụ người dân và du khách thập phương.

4. Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) - từ đêm 23 đến 27 tháng 4 âm lịch

Chú thích ảnh
Khu Du lịch quốc gia Núi Sam (thanh phố Châu Đốc, tỉnh An Giang). Ảnh: Công Mạo/TTXVN

Là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ, nổi tiếng khắp miền Nam, lễ hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hàng năm tại Miếu Bà Chúa Xứ ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An giang.

Lễ hội Bà Chúa Xứ bao gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế.

Bên cạnh các nghi lễ còn có những hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian, như: múa mâm thao, múa đĩa chén, múa lân…

Đặc sắc phong tục đón Tết Âm lịch của các nước trên thế giới Đặc sắc phong tục đón Tết Âm lịch của các nước trên thế giới
Vào dịp đầu xuân, mỗi quốc gia trên thế giới lại có những phong tục đón Tết khác nhau. Nhưng tựu chung lại, bất cứ truyền thống cũng được người dân gửi gắm niềm hy vọng về một năm mới bình an, thịnh vượng.
Gìn giữ nét đẹp lễ chùa đầu năm trên đất Pháp Gìn giữ nét đẹp lễ chùa đầu năm trên đất Pháp
Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Dù đi xa quê hương, cộng đồng kiều bào tại Pháp vẫn gắng giữ nguyên vẹn trong mình hồn Việt, dâng hương cúng Phật đầu năm để mong cầu gia đình hạnh phúc, vạn sự hanh thông và quốc thái dân an.
Theo Báo Tin tức
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Golden Imperial Hotel – Tiêu chuẩn khách sạn 5 sao bậc nhất Đà Lạt

Golden Imperial Hotel – Tiêu chuẩn khách sạn 5 sao bậc nhất Đà Lạt

Tọa lạc ngay sau quảng trường Lâm Viên, Golden Imperial Hotel được xem là khách sạn trung tâm bậc nhất Đà Lạt, là nút giao giữa rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng, nằm nép mình duyên dáng nhưng đầy kiêu hãnh sau lưng biểu tượng thành phố - quảng trường Lâm Viên. Chỉ cách vài phút di chuyển bạn đã có thể đến các thắng cảnh, địa điểm đặc trưng nhất của Đà Lạt.
Trải nghiệm văn hóa và ẩm thực Bỉ tại thành phố hoa phượng đỏ

Trải nghiệm văn hóa và ẩm thực Bỉ tại thành phố hoa phượng đỏ

Tối ngày 25/10, tại Cung Văn hóa Lao động Việt Tiệp Hải Phòng đã diễn ra Lễ hội văn hóa và ẩm thực Bỉ 2024 (B.Fest 2024).
Việt Nam lọt top 20 quốc gia được du khách toàn cầu yêu thích nhất

Việt Nam lọt top 20 quốc gia được du khách toàn cầu yêu thích nhất

Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Condé Nast Traveler vừa công bố Giải thưởng Readers’ Choice Awards 2024. Theo công bố, Việt Nam lọt top danh sách 20 quốc gia du khách toàn cầu yêu thích nhất.
SCMP: Sa Pa là một điểm đến gần gũi và đầy hấp dẫn đối với du khách Hồng Kông

SCMP: Sa Pa là một điểm đến gần gũi và đầy hấp dẫn đối với du khách Hồng Kông

Nhật báo South China Morning Post (SCMP) viết: Sa Pa là một điểm đến gần gũi và đầy hấp dẫn đối với du khách Hồng Kông. Với những cánh đồng lúa bậc thang tuyệt đẹp, văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số và đỉnh núi Fansipan hùng vĩ, Sa Pa mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Phòng, chống cháy rừng, làm đường băng cản lửa trước khi đốt nương, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền an ninh biên giới và đường biên, mốc giới của mỗi nước... Đó là những hoạt động chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới Việt - Lào.
Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Chiều 19/11, TP Cần Thơ tổ chức họp báo công bố Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ năm 2024.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động