“Cột mốc sống” giữa biên thùy
Người lính già xây cột mốc Trường Sa giữa lòng thành phố biển Với mong muốn sớm tìm lại đồng đội và tưởng nhớ một thời hào hùng, cựu binh Trần Văn Xuất đã xây dựng cột mốc chủ quyền Trường Sa Đông, nằm ngay trên tuyến đường Trường Sa ở Đà Nẵng. |
Lễ chào cờ "Tôi yêu Tổ quốc tôi" bên cột mốc quốc giới Việt - Lào Ngày 3/3, 91 hội viên, thanh niên tiêu biểu của Nghệ An tham dự Lễ chào cờ "Tôi yêu Tổ quốc tôi" bên cột mốc quốc giới Việt Nam - Lào số 405 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). |
Ở tuổi gần 70, nhưng từ ngày tham gia tổ tự quản đường biên, cột mốc, đảm nhận bảo vệ cột mốc biên giới số 415, già làng Xồng Vả Xô thường xuyên tham gia tuần tra cùng các cán bộ, chiến sĩ Biên phòng Mường Ải, BĐBP Nghệ An. Ngoài ra, già làng Xồng Vả Xô luôn nhắc nhở con cháu trong bản phải chăm lo bảo vệ biên giới, nếu phát hiện các hành vi vi phạm, nhanh chóng báo với lực lượng Biên phòng để xử lý kịp thời.
Già làng Xồng Vả Xô chia sẻ: Ngày xưa, cột mốc biên giới không được đẹp như thế này, bây giờ được Nhà nước xây dựng đẹp và bề thế hơn. Già cảm thấy tự hào vì được cùng lực lượng BĐBP tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc. Ngày nào sức lực còn, già vẫn cố gắng tham gia đi tuần cùng các con cháu trong bản và BĐBP để bảo vệ nguyên vẹn đường biên, cột mốc.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Ải cùng người dân tại địa phương tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc. Ảnh: Báo Biên phòng |
Đồn Biên phòng Mường Ải quản lý địa bàn 2 xã Mường Ải và Mường Típ, huyện Kỳ Sơn với gần 52km đường biên giới, địa hình hiểm trở, bà con hai bên biên giới thường làm nương rẫy ngay sát đường biên. Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương phát huy tốt vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ biên giới; bà con tự nguyện tham gia vào các tổ tự quản đường biên, cột mốc, tự quản an ninh, trật tự thôn, bản. Từ năm 2006 đến nay, đơn vị đã thành lập và duy trì hoạt động 9 tổ tự quản đường biên, cột mốc và tổ tự quản an ninh, trật tự thôn, bản với gần 60 người tham gia.
Ông Cụt Bá Nhâm, Chủ tịch UBND xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn cho biết, xã Mường Ải có 3 bản giáp với tỉnh Xiêng Khoảng, Lào. Ở các bản này, chính quyền xã đã phối hợp với Đồn Biên phòng Mường Ải thành lập mỗi bản 1 tổ tự quản gồm 7 người. Đây là lực lượng tại chỗ khi có tình huống đột xuất được huy động để bảo vệ an ninh, trật tự ở các thôn, bản tại địa bàn vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân không phá rừng, không xâm phạm đường biên giới. Nếu thấy người lạ vào khu vực biên giới, kịp thời báo với chính quyền địa phương và BĐBP để xử lý.
Đồn Biên phòng Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế được giao quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 33km, phụ trách 4 xã Hồng Thượng, Hồng Thái, Quảng Nhâm, Hồng Bắc (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), có 2.944 hộ/11.056 khẩu, gồm các dân tộc Pa Kô, Tà Ôi, Cơ Tu, Kinh, Pa Hy, Vân Kiều cùng sinh sống. Mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư về mọi mặt, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân từng bước được nâng lên, tuy nhiên, một bộ phận quần chúng nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, ý thức về quốc gia, quốc giới và pháp luật còn hạn chế.
Địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng Nhâm, có địa hình rừng núi phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến qua trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, quần chúng nhân dân nơi đây có truyền thống cách mạng, luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong làm ăn sản xuất, phòng chống thiên tai, đặc biệt là luôn tích cực, chủ động tham gia cùng BĐBP bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Ông Hồ Văn Thuận, Tổ trưởng Tổ tự quản đường biên, mốc giới số 2 (thôn Cân Te, xã Hồng Thượng) cho biết: “Là trưởng thôn, cũng là Tổ trưởng Tổ tự quản đường biên, mốc giới, tôi hiểu được trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Bởi vậy, tôi xung phong và vận động bà con tích cực tham gia vào Tổ tự quản đường biên, mốc giới để xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh cũng chính là bảo vệ quê hương mình. Chúng tôi cũng có sự thi đua giữa gia đình với gia đình, tổ với tổ, từ đó, hiệu quả hoạt động cũng được nâng lên”.
Luôn xác định nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia cũng như đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc, cùng phương châm “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”, vì vậy, quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg, Đồn Biên Phòng Nhâm thường xuyên làm tốt công tác phối kết hợp với UBND, Ban Chỉ đạo Chỉ thị 01 của các xã tổ chức tuyên truyền, vận động cho các tầng lớp nhân dân hiểu, triển khai thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc và đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Những người dân sống gần biên giới hiểu hơn ai hết sự thiêng liêng của vùng đất này. Họ trở thành những “cánh tay nối dài”, “cột mốc sống” giữa biên thùy, cùng với lực lượng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc.
VB (TH)
Trồng cây tại cột mốc biên giới và khu vực ven biển Ngày 10/2, cơ quan Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. |
Điện Biên - Luông Pha Băng thống nhất xây dựng kè bảo vệ Mốc 130 Ngày 27/12, tại khu vực Mốc 130 biên giới đất liền Việt Nam – Lào, Đoàn đại biểu Ban Chỉ đạo công tác biên giới tỉnh Điện Biên (Việt Nam) và Đoàn đại biểu Ban Chỉ đạo công tác biên giới tỉnh Luông Pha Băng (Lào) đã tiến hành khảo sát song phương và hội đàm về việc xây dựng kè bảo vệ Mốc 130. |