Công nghiệp ô tô Việt hồi sinh, “tứ hổ” tranh hùng
Ô tô nhập từ Thái Lan "áp đảo", xe trong nước thêm phần khó khăn |
Thị trường ô tô Mỹ sụt giảm do giá bán và lãi vay cao |
Nền công nghiệp ô tô Việt bất ngờ "hồi sinh" |
"Hồi sinh" mạnh mẽ trong năm 2019
Sau nhiều thập niên được bảo hộ, nền công nghiệp ô tô trong nước đến trước năm 2019 không có quá nhiều dấu ấn. Theo báo cáo mới đây của Bộ Công Thương, tại Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô vẫn còn yếu kém có thể nói đã “chết yểu”, nguyên nhân được đánh giá là do điều kiện cần về quy mô thị trường chưa được đáp ứng.
Trong khi đó, khu vực ASEAN đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất và tiêu thụ ô tô lớn trên thế giới. Tại ASEAN, có 5 quốc gia sản xuất, lắp ráp ô tô gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, và Việt Nam. Công nghiệp ô tô tại mỗi quốc gia có đặc điểm, điều kiện và quy mô phát triển khác nhau.
Tính đến trước thời điểm năm 2019, tỷ lệ nội địa hoá các mẫu xe hơi lắp ráp trong nước đều ở mức rất thấp chỉ trung bình từ 10 - 15% đây là mức rất thấp so với mục tiêu đã đề ra là 60% vào năm 2010.
Với những chính sách và hiệp định thuế quan mới được áp dụng từ năm 2018, những nhà sản xuất ô tô trong nước tiếp tục gặp khó. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai: “Chúng ta cũng biết là từ ngày 1/1/2018, thực hiện các hiệp định về thuế quan, cụ thể là Hiệp định ATIGA trong các nước ASEAN thì thuế nhập khẩu ô tô về 0% và như vậy việc cạnh tranh giữa ô tô sản xuất trong nước với ô tô nhập khẩu là hết sức gay gắt”.
Cũng theo bà Mai, đối với các thị trường khác thì thuế nhập khẩu ô tô, tức là với MFM, mà không có FTA tùy theo từng chủng loại là từ 10-60%, cao nhất là 70%. Chính phủ rất quan tâm và đã có nhiều chỉ đạo để khi chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do như vậy thì làm sao để ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước vẫn có thể cạnh tranh được.
Nhà máy ô tô Hyundai Thành Công, Gia Viễn, Ninh Bình |
Tuy nhiên, làn gió mới giúp nền công nghiệp ô tô “hồi sinh” bắt đầu xuất hiện ngay đầu năm 2019 khi các ông lớn như TC MOTOR hay THACO hiện thực hoá nhưng cam kết đầu tư của mình vào công nghiệp ô tô. Đỉnh điểm nhất của những cơn sóng này là sự góp mặt của thương hiệu ô tô Việt" - VinFast.
Tổ hợp nhà máy ôtô VinFast có diện tích 335 hecta nằm tại khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng. Tổ hợp nhà máy VinFast gồm nhà điều hành, khu nhà sản xuất xe máy điện, khu nhà sản xuất ôtô, khu công nghiệp phụ trợ, trung tâm đào tạo và viện nghiên cứu và phát triển R&D.
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast là hạng mục quan trọng nhất của Tổ hợp Sản xuất ô tô và xe máy điện VinFast, được khởi công vào ngày 2/9/2017. Công suất thiết kế giai đoạn 1 là 250.000 xe/năm, giai đoạn 2 là 500.000 xe/năm. Theo tài liệu được VinFast công bố, tổng mức đầu tư vào nhà máy VinFast đến hết năm 2020 dự kiến đạt con số kỷ lục 97.408 tỷ đồng.
Trước đó trong buổi gặp gỡ báo giới tại nhà máy VinFast, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup Võ Quang Huệ cho biết: “Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng tổ hợp, chúng tôi đã dành ra 30% diện tích để xây dựng khu công nghiệp phụ trợ. Hiện tại đã có tất cả 11 nhà máy được dựng lên ở đây. 9 nhà máy đã bàn giao nhà xưởng, một số đã đi vào hoạt động, một số đang lắp đặt máy móc thiết bị và đào tạo; còn 2 nhà máy đang đàm phán xây dựng nhà xưởng. Ngoài ra, chúng tôi đang thảo luận với hàng chục đối tác khác. Điều này sẽ giúp hiện thực mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa của VinFast sẽ đạt 60% trong tương lai”.
VinFast đầu tư mạnh mẽ vào khu tổ hợp của mình ở Hải Phòng |
Từ thế “Tam Quốc diễn nghĩa” đến “Tứ Hổ tranh hùng”
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), sau 11 tháng đầu năm 2019 các thành viên của hiệp hội bán ra tổng cộng 274.613 xe ô tô nguyên chiếc các loại. Đáng chú ý, doanh số này tăng 12% so với con số 244.306 xe của cùng kỳ năm 2018.
Dẫn đầu về doanh số bán hàng vẫn là tập đoàn THACO - Trường Hải với tổng 82.828 xe được bán ra. THACO cũng dẫn đầu với 31,3 thị phần của VAMA. Tuy có doanh số dẫn đầu nhưng THACO lại đang có doanh số sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2018. Ở thời điểm này năm trước, THACO bán ra tới 57.906 xe và chiếm tới 30,2% thị phần của VAMA.
Mazda hiện vẫn là nhãn hiệu độc lập có doanh số tốt nhất của THACO với gần 30.000 xe được bán ra kể từ đầu năm. Đứng sau Mazda là thương hiệu Hàn Quốc - KIA với 26.900 xe bán ra sau 11 tháng đầu năm 2019.
TC MOTOR với 70.802 xe bán ra sau 11 tháng bất ngờ chiếm vị trí thức 2 trên thị trường ô tô Việt Nam. Tuy không thuộc VAMA nhưng kể từ khi công bố doanh số, TC MOTOR luôn được các thành viên của hiệp hội cũng như thị trường quan tâm. Hai mẫu xe chủ lực của TC MOTOR vẫn là Hyundai Grand i10 và Accent, chiếm gần 50% tổng số xe bán ra của thương hiệu này.
Nhà máy lắp ráp xe Mazda tại khu công nghiệp Chu Lai, Quảng Nam |
Đây cũng là những con số đặc biệt ấn tượng của TC MOTOR trong 11 tháng đầu của năm 2019. Như vậy, sau 11 tháng đầu TC MOTOR hoàn thành mục tiêu đề ra của cả năm 2019.
Đứng sau TC MOTOR là cái tên quen thuộc Toyota Việt Nam (TMV) khi liên doanh này bán ra tới 70.633 xe trong 11 tháng đầu 2019. Đáng chú ý, sau 11 tháng đầu năm doanh số của TMV tăng manh tới 24% so với cùng kỳ. Nhiều mẫu xe của Toyota liên tiếp gặt hái thành công trong những tháng vừa qua của năm 2019. Chỉ riêng mẫu sedan Vios đã bán ra tới gần 24.000 xe, Vios cũng đang là mẫu xe bán chạy nhất trên thị trường kể từ đầu năm. Những mẫu xe như Fortuner, Innova hay Camry vẫn liên tục duy trì được vị thế của mình trong phân khúc.
Tuy nhiên, nhận được sự chú ý nhiều nhất của người tiêu dùng lại là "thương hiệu ô tô Việt" - VinFast. Với bộ ba sản phẩm rất đáng chú ý là Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0, VinFast đang vươn lên là đối thủ cạnh tranh với nhiều ông lớn trên thị trường.
Tuy doanh số chưa được VinFast chính thức công bố nhưng những đợt giao xe cho khách hàng cũng như những cảm nhận đầu tiên về mẫu xe này đều được đánh giá tích cực. Các giải pháp mới đây giúp thúc đẩy phân phối như kết hợp với FastGo, ưu đãi lãi xuất cho khách mua xe phần nào sẽ giúp đẩy mạnh doanh số các mẫu xe hơi VinFast cuối năm 2019.
Ford Việt Nam đầu tư thêm 82 triệu USD để mở rộng nhà máy tại Hải Dương |
Theo ông Đỗ Hữu Hào, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương-Chủ tịch Hội kỹ sư ô tô Việt Nam cho biết: "Hiện nay cả nước Việt Nam có khoảng 3 triệu xe ô tô tương đương với chỉ có trên 20 xe/1 nghìn người dân, tỉ lệ rất nhỏ. Đối với thị trường 90 triệu dân thì còn nhiều cơ hội lớn về thị trường cho các hãng xe hơi cũng như ngành công nghiệp ô tô phát triển".
Đồng quan điểm với ông Hào, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng chia sẻ thêm: "Dân số Việt Nam khá lớn và người trẻ chiếm đa số cùng thu nhập đang tăng, nhưng tỷ lệ người sở hữu ô tô còn rất thấp. Hiện thị trường xe hơi trong nước mới ở giai đoạn đầu phát triển và được dự báo sẽ bùng nổ trong những năm tới. Theo tôi, tiềm năng thị trường ô tô trong nước còn rất lớn để có thể đầu tư phát triển, quan trọng là chúng ta cần có hướng đi phù hợp".
Ngoài ra, theo những đánh giá mới của Bộ Công thương, tốc độ tăng trưởng trung bình xe sản xuất lắp ráp trong nước giai đoạn 2015-2018 đạt 10%. Năm 2015, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước đạt trên 200 nghìn xe/năm, tốc độ tăng so với 2014 đạt 51%. Năm 2016, sản lượng tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 283,3 nghìn xe/năm, tăng 38% so với năm 2015. Năm 2017, sản lượng sản xuất, lắp ráp đạt 258,7 ngàn xe, giảm 9% so với năm 2016; năm 2018 đạt 250 ngàn xe, giảm khoảng 3% so với năm 2017.
VinFast có nhiều cơ hội để gia nhập nhóm "tứ đại gia" |
Nếu theo những tính toán mới đây của các cơ quan quản lý, để thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ lượng xe gần 2 triệu chiếc sẽ phải mất tới hơn 10 năm.
Hiện tại, Quốc hội, Chính phủ thông qua và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô về đầu tư, thuế (xuất nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt), tín dụng, tiền thuê đất... nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển.
Với những yếu tố kể trên, thị trường ô tô Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội để phát triển. Đây cũng sẽ là yếu tố chính thúc đẩy nền công nghiệp ô tô trong nước phát triển. Và những tín hiệu tích cực kể trên phần nào sẽ giúp các doanh nghiệp ô tô như THACO, TC MOTOR và VinFast có thể tin tưởng vào sự thành công của việc đầu tư mạnh mẽ hơn trong thời gian qua.
Ô tô nhập từ Thái Lan "áp đảo", xe trong nước thêm phần khó khăn Lượng ô tô nhập khẩu từ Thái Lan chiếm tới hơn 50% toàn bộ lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam kể từ đầu năm ... |
PwC cảnh báo cơn sóng ngầm trong ngành công nghiệp ô tô thế giới Nền công nghiệp ô tô toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với vô vàn thách thức dù những số liệu trên bề mặt ... |
Đây là cách người Thái Lan bảo hộ và xây dựng nên ngành công nghiệp ô tô được mệnh danh đệ nhất Đông Nam Á Nói đến ngành công nghiệp ô tô Đông Nam Á không thể không nhắc tới Thái Lan. Mặc dù lượng sử dụng xe máy tại ... |