Cộng đồng người Việt có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế, xã hội Slovakia
Trên thực tế đến giờ phút này chưa có quy định chung về việc công nhận một cộng đồng dân tộc thiểu số tại Slovakia. Tuy nhiên, có một số các tiêu chí chính liên quan đến vấn đề này đó là dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Chính phủ Slovakia về Nhân quyền, Dân tộc thiểu số và Bình đẳng giới, được sự giới thiệu của Viện Dân tộc học và Nhân chủng học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia (SAV).
![]() |
Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt Nam là cộng đồng dân tộc thiểu số thứ 14 tại nước này. |
Theo đánh giá của cơ quan này, cộng đồng người Việt đã tồn tại, có quá trình phát triển và hình thành là gần 70 năm tại Slovakia, đó là tiêu chí đặc biệt quan trọng.
Tiêu chí thứ hai là về số lượng của người Slovakia gốc Việt. Kết quả điều tra dân số năm 2021 ở Slovakia cho thấy có tổng cộng gần 3.000 người Slovakia gốc Việt.
Ngoài ra, còn một số các tiêu chí khác được xem xét trước khi có quyết định này là về tính hội nhập của cộng đồng. Cộng đồng người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ người Việt tại Slovakia, đã hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại; người Việt đã tham gia tích cực trong các ngành nghề và có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực trong phát triển kinh tế xã hội nói chung tại Slovakia.
Việc Slovakia công nhận cộng đồng người Việt Nam là cộng đồng dân tộc thiểu số thứ 14 tại nước này là một cột mốc lịch sử của cộng đồng người Việt tại Slovakia nói riêng và cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung. Đó là kết quả của quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng trong thời gian gần 7 thập kỷ vừa qua cũng như sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của cộng đồng người Việt tại quốc gia hơn 5,5 triệu dân này.
Chính phủ Slovakia đã công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số thứ 14 và là dân tộc thiểu số đầu tiên ngoài châu Âu. Điều này cho thấy cộng đồng người Việt thực sự lớn mạnh về số lượng, các thành phần trong cộng đồng nhất là thế hệ trẻ đã hội nhập sâu rộng vào sở tại.
Qua các kênh thông tin và trao đổi với một số chính khách của Slovakia, chính quyền và người dân sở tại đã có những đánh giá cao về sự hội nhập và đóng góp của người Việt Nam tại đây. Slovakia cũng là quốc gia thứ 2 sau Cộng hòa Séc công nhận cộng đồng người Việt là một dân tộc thiểu số. Có thể đây là niềm tự hào khi người Việt Nam ở Slovakia nói riêng, nước ngoài chung đã luôn nỗ lực trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và có những đóng góp tích cực đối với các nước.
Sau khi được công nhận là dân tộc thiểu số, bên cạnh những trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, cộng đồng người Việt cũng sẽ được hưởng một số quyền lợi, đặc biệt là vấn đề liên quan đến giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và ngôn ngữ tiếng Việt.
Trước Việt Nam, có 13 dân tộc thiểu số đã được thụ hưởng một nguồn ngân sách nhà nước về hỗ trợ văn hóa dân tộc thiểu số. Do đó khi được công nhận là một trong các dân tộc thiểu số tại Slovakia, những hoạt động tiếp theo của chúng ta nhằm duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, dạy và học tiếng Việt sẽ được sự hỗ trợ nhà nước thông qua quỹ văn hóa này. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để tiếp tục giữ gìn văn hóa và khẳng định hình ảnh con người Việt Nam trên trường quốc tế.
Tin bài liên quan
Các tin bài khác

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối với người Việt Nam tại Nhật Bản

16 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá người Việt tại Kyushu (Nhật Bản)

Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 12

Lễ hội Trung Thu của cộng đồng người Việt tại Singapore
Đọc nhiều

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối với người Việt Nam tại Nhật Bản

Cộng đồng quốc tế hiến kế giúp Cao Bằng phát triển

Cộng đồng người Việt ở Nhật Bản muốn hợp tác, hiến kế phát triển TP. HCM

VUFO sẵn sàng làm cầu nối hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Nam Phi
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Điện về với vùng biên

Huy động 12 tỷ USD để bảo vệ các rạn san hô

Thừa Thiên Huế: Khai mạc tập huấn nghiệp vụ Biên phòng cho cán bộ quân đội nhân dân Lào
Multimedia

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Quảng Nam: Làng nghề truyền thống nhộn nhịp đón Trung thu

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Những người bạn Ukraine, Sri Lanka hát Quốc ca Việt Nam

Infographic: 10 điểm đến du khách Việt yêu thích nhất dịp Quốc khánh 2/9
Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Đài Loan (Trung Quốc) hỗ trợ cho lao động Việt Nam bị thương

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Thủy thủ New Zealand nhảy điệu Haka cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của Việt Nam

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Tổng thống Joe Biden: Chuyến thăm Việt Nam là thời khắc lịch sử

Trường chuyên biệt Tương Lai

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
