Cocobay Đà Nẵng có thuộc định nghĩa mô hình Ponzi?
Khách hàng "vây" trụ sở chủ đầu tư Cocobay Nhiều khách hàng ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương... đang đầu tư vào dự án Cocobay Đà Nẵng đã tập trung căng băng rôn, ... |
Condotel của Cocobay "đòi" thành nhà ở: Giải pháp gây sốc Một trong những hướng giải quyết đối với các khách hàng đã mua sản phẩm Condotel tại Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư dự ... |
Mô hình condotel của Cocobay "vỡ trận": Ai "gánh" cam kết lợi nhuận 12%? Dự án Cocobay Đà Nẵng gắn liền với cái tên CTCP đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) trở thành ... |
Trong quá khứ, không ít chuyên gia bất động sản đã đưa ra khuyến cáo về tính rủi ro khi đầu tư vào loại hình Condotel nhưng dường như nhà đầu tư vẫn "bỏ ngoài tai" vì điều khoản "lợi nhuận cam kết" lên tới 12% như dự án Cocobay Đà Nẵng. Việc "vỡ trận" tại dự án đã được mệnh danh là "Las Vegas của Việt Nam" tiên liệu và nhiều chuyên gia, nhà đầu tư thông thái đây là một biến tướng của mô hình Ponzi. Bài viết dưới đây nêu ra những định nghĩa khái quát, ví dụ điển hình nhất của mô hình này. |
Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.
Người chủ của các mô hình Ponzi thường lôi kéo các nhà đầu tư mới bằng cách cung cấp lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư khác, với lợi nhuận ngắn hạn hoặc là cao bất thường hoặc kéo dài một cách bất thường.
Mô hình Ponzi đôi khi bắt đầu như một doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, cho đến khi doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Doanh nghiệp trở thành một mô hình Ponzi nếu nó sau đó tiếp tục các hành vi gian lận. Dù tình hình ban đầu như thế nào, việc phải trả lợi nhuận cao đòi hỏi một dòng chảy tiền ngày càng tăng từ các nhà đầu tư mới để duy trì mô hình này.
Chân dung Charles Ponzi - cha đẻ của mô hình này. |
Thí dụ, kẻ chơi trò Ponzi giới thiệu với một người A nào đó về kế hoạch đầu tư hứa hẹn lợi tức cao (nhưng thực tế không có) rồi đề nghị người này cho vay và hứa sẽ trả lãi cao. Tiếp theo, kẻ chơi trò Ponzi lại tìm đến những người khác và quảng cáo với họ về dự án ảo và về việc đã có người A tham gia dự án và nhận được lãi cao. Những người này nảy sinh động cơ kiếm lợi cao bằng cách cho kẻ chơi trò Ponzi vay. Kẻ này dùng một phần tiền mới vay được trả cho người A đúng cam kết và phần lớn còn lại bỏ túi. Hắn lại tiếp tục tìm đến nhiều người mới hơn để tiếp tục trò lừa. Bản thân người A khi nhận được hoàn trả vốn và lãi cao có thể tiếp tục cho kẻ chơi trò Ponzi vay và còn giới thiệu nhiều người khác tham gia.
Trò Ponzi, tất nhiên không thể kéo dài vì người cho vay không nhiều và rồi thông tin về kẻ chơi trò Ponzi sẽ dần bị lộ. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền.
Trong tài chính doanh nghiệp, việc đi vay mới để trả nợ vay cũ gọi là tài chính Ponzi. Trong kinh tế học công cộng, mô hình Ponzi hay trò Ponzi, chỉ việc chính phủ vay tiền thông qua phát hành trái phiếu để có nguồn tài chính trả nợ gốc và lãi những khoản vay cũ cũng bằng phát hành trái phiếu.
Một vụ việc tiêu biểu đặc tả cho mô hình Ponzi đó là liên quan đến Bernard Lawrence Madoff - một doanh nhân người Mỹ và là nguyên chủ tịch của sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. Ông sáng lập hãng Bernard L. Madoff Investment Securities LLC ở phố Wall vào năm 1960 và là chủ tịch hãng này đến ngày 11/12/2008, khi ông bị bắt và bị buộc tội gian lận tài chính. Ngày 11/12/2008, các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Madoff theo lời khai của các con trai ông ta, Andrew và Mark, và buộc tội ông này với tội danh gian lận chứng khoán. Trước hôm bị bắt, Madoff đã thú nhận với một số nhân viên cấp cao trong công ty của ông ta rằng phân nhánh tư vấn và quản lý kinh doanh thực ra "về cơ bản, là một mô hình Ponzi khổng lồ". Năm ngày sau khi bị bắt, toàn bộ tài sản của Madoff cũng như của công ty ông ta đã bị đóng băng, và một người tiếp nhận được ủy nhiệm để giải quyết vụ án. Vụ gian lận liên quan đến Madoff được ước tính gây ra thiệt hại lên tới 50 tỷ USD tiền mặt và chứng khoán. Các ngân hàng tại Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ, Italia, Hà Lan, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã tuyên bố họ có khả năng mất hàng ty đô la Mỹ trong vụ lừa đảo này. Như vậy, đây là vụ gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử bị quy cho một nhân vật duy nhất.
Một phần phân khu tại dự án Cocobay Đà Nẵng. |
"Bản chất vụ Cocobay Đà Nẵng giống như lừa đảo"
"Bản chất của sự việc này giống như một vụ lừa đảo thì hơn. Chúng ta thấy ở dự án Cocobay Đà Nẵng, sở dĩ chủ đầu tư bán được sản phẩm với giá cao là nhờ có cam kết lợi nhuận (12%/năm trong 8 năm). Không có cam kết đó, khách hàng sẽ không mua hoặc mua với giá thấp.
Chủ đầu tư đã cam kết như thế và khách hàng đã trả giá cao để mua, thế mà chủ đầu tư lại hủy cam kết đó đi sau khi đã bán được sản phẩm, vậy thì bản chất vụ việc giống như lừa đảo vậy". Đó là chia sẻ, nhận định của PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) được đăng tải trên VietnamFinance ngày 27/11/2019 vừa qua.
Trước đó, trong thông báo số 233/CV-TĐ ngày 23/11/2019 của CTCP đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô ((Tập đoàn Empire) được ký bởi ông Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Thành đã đưa ra thông tin về việc buộc phải chấm dứt việc chi trả thu nhập cam kết theo phụ lục 06 của hợp đồng mua bán cho đến ngày 31/12/2019. Như vậy doanh nghiệp này chính thức thừa nhận không thực hiện được việc chi trả lợi nhuận cam kết lên tới 12%/năm như đã ký với khách hàng.
Cũng tại thông báo này, chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp The Emprie hay còn được biết đến với cái tên Cocobay Đà Nẵng đưa ra lý do "vỡ trận" đó là việc kinh doanh loại hình Condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, gặp nhiều vướng mắc. Do đó, dù đã nỗ lực rất lớn nhằm thực hiện cam kết về lợi nhuận với khách hàng đã mua sản phẩm Condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng, song tập đoàn này vẫn đành phải xin lỗi vì đã không thể thực hiện được chi trả lợi nhuận cam kết như đã hứa trong hợp đồng.