Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
09:20 | 09/02/2022 GMT+7

Cơ hội nào cho loài hổ?

aa
Báo Công giáo và Dân tộc đã trao đổi với bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, chuyên gia của WWF - Việt Nam về Quản lý Chương trình Chống buôn bán các loài hoang dã để có cái nhìn toàn cảnh về các chương trình bảo tồn hổ ở nước ta.
91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu 91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu
Quốc hội thông qua nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội Quốc hội thông qua nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

- Xin bà cho biết hiện trạng của hổ Đông Dương ở Việt Nam và hai quốc gia lân cận là Lào và Campuchia?

Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) bị xem là đã tuyệt chủng về mặt sinh thái ở Việt Nam, Campuchia và Lào từ những năm đầu của thế kỷ 21. Có nghĩa là quần thể của chúng còn rất ít trong tự nhiên, bị chia cắt về mặt địa lý và không thể tự phục hồi bền vững. Tại Việt Nam, lần cuối máy bẫy ảnh ghi nhận được cá thể hổ là ở Vườn Quốc gia Pù Mát vào ngày 31/12/1999, lúc 1 giờ 30 phút sáng. Tháng 2/2002, tại Vườn Quốc gia Sông Thanh, Quảng Nam, ghi nhận được dấu chân của hổ Đông Dương. Từ đó đến nay chưa ghi nhận được thêm ảnh hay dấu chân cá thể hổ nào trong môi trường hoang dã nước ta.

Dấu chân hổ tại Vườn Quốc gia Sông Thanh năm 2002.
Dấu chân hổ tại Vườn Quốc gia Sông Thanh năm 2002.

Tại Campuchia, lần cuối cùng ghi nhận được hình ảnh của hổ qua bẫy ảnh là vào năm 2008 tại rừng Đặc dụng Mondulkiri. Lào cũng không ghi nhận được vết tích của loài này trong tự nhiên từ nhiều năm nay. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), trong thông cáo nhân ngày hổ thế giới (27/9/2021) cho rằng hổ đã tuyệt chủng trong thiên nhiên ở Việt Nam, Campuchia từ năm 2000 và ở Lào từ năm 2010.

Cơ hội nào cho loài hổ?
Bẫy ảnh ghi nhận cá thể hổ ở Vườn Quốc gia Pù Mát vào ngày 31/12/1999.

Trong khi đó, tình hình buôn bán hổ và các sản phẩm từ hổ trái phép ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, chủ yếu để nấu cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trái pháp luật. Các sản phẩm phổ biến khác của hổ được buôn bán trên thị trường là móng, vuốt, nanh dưới dạng đồ trang sức và hàng xa xỉ như bộ lông. Tất cả những hoạt động này đều diễn ra bất hợp pháp.

Do đó, Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện cam kết toàn cầu về nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022. Tuy nhiên, nước ta có thể đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn hổ toàn cầu thông qua những hành động quyết liệt nhằm chống lại nạn buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã (ĐVHD) và nuôi nhốt hổ. Tháng 9/2022, các nước hiện có và từng có hổ phân bố (TRCs) sẽ gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh về hổ ở Vladivostok, do Nga chủ trì. Hội nghị được mong đợi sẽ chính thức hoá mục tiêu bảo tồn hổ toàn cầu trong 12 năm tiếp theo của chu kỳ 12 con giáp với sự lặp lại của năm Dần (2022-2034) và xa hơn nữa.

- Việc đã rất lâu rồi không còn vết tích của hổ ngoài tự nhiên dẫn đến một dự đoán không mấy khả quan về loài này ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung? WWF có những chương trình hoặc dự án cụ thể gì về bảo tồn, để hổ Đông Dương không có kết cục đáng buồn như hổ Java?

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về hổ ở Vladivostok năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng các nguyên thủ quốc gia cam kết tăng gấp đôi số lượng hổ trong tự nhiên vào năm 2022. Để thực hiện cam kết này, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 539 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014-2022 nhằm “bảo vệ, bảo tồn hổ, sinh cảnh và con mồi của chúng, góp phần ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng hổ tự nhiên đến năm 2022”.

Thời khắc thế giới hẹn gặp nhau để nhìn lại 12 năm trong nỗ lực bảo tồn loài hổ đã đến, và cũng là lúc Việt Nam cần đánh giá những được - mất của Chương trình Quốc gia Bảo tồn Hổ 2014-2022. Tuy Việt Nam khó có thể thực hiện được cam kết này, nhưng vẫn còn cơ hội đóng góp cho nỗ lực tăng gấp đôi số lượng hổ trong tự nhiên ở các nước khác bằng các phương thức: 1) Kiên quyết chấm dứt nạn buôn bán, nuôi nhốt hổ không vì mục tiêu bảo tồn; 2) Chấm dứt việc tiêu thụ các sản phẩm từ hổ như cao hổ, nanh, vuốt, da hổ; 3) Tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực thực thi pháp luật, đặc biệt là tại các vườn quốc gia là sinh cảnh của hổ để phục hồi quần thể thú mồi của hổ, làm cơ sở cho việc tái thả hổ về tự nhiên trong tầm nhìn hai con giáp tới. Với quyết tâm chính trị cao của người đứng đầu Chính phủ và sự đồng lòng của người dân, nước ta có tiềm năng trở thành nước dẫn đầu khu vực trong nỗ lực đưa tiếng gầm của hổ về với núi rừng.

Hổ đã từng có mặt ở khắp các cánh rừng từ Nam ra Bắc ở Việt Nam, nếu đảm bảo nguồn thức ăn và không bị săn trộm, việc tái thả hổ về tự nhiên là hoàn toàn có thể thực hiện được. Trước thềm Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước ASEAN họp tại Malaysia, do Thủ tướng Malaysia chủ trì vào giữa tháng 1/2022, sẽ có cuộc họp về nỗ lực đưa loài hổ trở lại ASEAN, nơi chúng từng sinh sống. Không có gì là dễ dàng nhưng chúng ta có quyền kỳ vọng vào quyết tâm của Việt Nam. WWF và cộng đồng bảo tồn hổ sẽ đồng hành với chính phủ Việt Nam và các nước ASEAN trong sáng kiến tuyệt vời này. Để hổ tuyệt chủng trong tự nhiên ở Việt Nam, Lào, Campuchia là một thất bại của bảo tồn, tiếp nối thất bại của bảo tồn tê giác Java ở Việt Nam. Đây là lúc Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, thực hiện cam kết của các nhà lãnh đạo toàn cầu về thập niên đảo ngược mất mát đa dạng sinh học, quyết tâm tái phục quần thể hổ về nơi chúng đã được tạo hóa ban tặng.

- Theo bà, khung hình phạt đối với các hành vi săn bắt, buôn bán, tiêu thụ… hổ đã đủ nghiêm khắc để răn đe chưa, hay cần hoàn thiện hơn nữa?

Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện khung pháp lý về bảo tồn các loài hoang dã, trong đó có hổ. Khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù giam với cá nhân và 15 tỷ đồng với pháp nhân đối với các tội liên quan đến loài hổ, cho thấy những sai phạm về các loài hoang dã, trong đó có hổ, đã là tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật còn nhiều bất cập, trong đó có vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, cấp ở địa phương nơi có các trại nuôi hổ trái phép, trá hình. Nhận thức của chính quyền địa phương, sự hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng những nơi này cần được cải thiện để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia và các cam kết quốc gia trên trường quốc tế.

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ dẫn đến việc săn bắn, nuôi nhốt, vận chuyển, buôn bán hổ bất hợp pháp. Chấm dứt được cầu sẽ chấm dứt được cung là quy luật của thị trường. Đề nghị khẩn trương đưa ra các khung pháp lý về sử dụng các sản phẩm từ hổ và các loài hoang dã vào các luật có liên quan như luật đa dạng sinh học, luật lâm nghiệp, luật thương mại và hệ thống văn bản pháp luật có liên quan. Trong khi chờ đợi sửa đổi luật, cần có các công cụ hành chính khác tiết chế việc sử dụng bất hợp pháp các sản phẩm các loài hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp, song hành với các chiến dịch truyền thông về giảm cầu các loài hoang dã.

- Việc bảo tồn hổ đã có một số tín hiệu tích cực ở Ấn Độ (hổ Bengal) và Nga (hổ Siberia). Xin WWF cho biết nhờ đâu những quốc gia này thành công, và Việt Nam thể áp dụng những kinh nghiệm gì từ Ấn Độ và Nga?

Các tổ chức tôn giáo, văn hóa của các nước này hoạt động mạnh mẽ trong bảo tồn hổ và các loài hoang dã. Ý chí chính trị và đầu tư thích đáng vào công cuộc bảo tồn hổ của Nga và Ấn Độ, đặc biệt là những cam kết cụ thể của các vị lãnh đạo Ấn Độ và Nga là bài học thành công về công cuộc bảo tồn hổ của họ.

Cụ thể, Ấn Độ đang áp dụng các quy chuẩn tốt nhất trong quản lý các khu bảo tồn hổ. Ngày 27/9/2021, nước này công bố 14 khu vực đã được phê duyệt theo Quy chuẩn CA|TS - một công cụ bảo tồn đặt ra các tiêu chuẩn để quản lý các loài mục tiêu và tiến độ đánh giá. Hiện có hơn 100 khu đạt CA|TS trên toàn cầu, chiếm hơn 70% diện tích sinh sống của quần thể hổ toàn cầu, bao gồm các địa điểm được đăng ký ở Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Nepal và Nga. Về phần Nga, Tổng Putin đã có những quan tâm đặc biệt và hành động thiết thực trong bảo tồn hổ. Những hình ảnh rất gần gũi của ông trong các chiến dịch về loài này đã thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng.

Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc chi hội TP.HCM ủng hộ 1 tỷ đồng cho người nghèo, trẻ em tỉnh Long An Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc chi hội TP.HCM ủng hộ 1 tỷ đồng cho người nghèo, trẻ em tỉnh Long An
Thị trường xe máy “ấm” trở lại dịp cuối năm, cơ hội vàng nào dành cho khách hàng Việt? Thị trường xe máy “ấm” trở lại dịp cuối năm, cơ hội vàng nào dành cho khách hàng Việt?
Lan Chi
Nguồn:

Tin bài liên quan

TS. Nguyễn Trí Hiếu: 4 “biến số” với nền kinh tế Việt Nam năm 2025

TS. Nguyễn Trí Hiếu: 4 “biến số” với nền kinh tế Việt Nam năm 2025

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định năm 2025 có thể sẽ là một năm đầy thử thách cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có 4 “biến số” cần lưu ý liên quan đến vấn đề tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và một số vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam.
Học sinh ở Thanh Hóa có thêm cơ hội nhận học bổng tiếng Anh do Đại sứ quán Hoa Kỳ tài trợ

Học sinh ở Thanh Hóa có thêm cơ hội nhận học bổng tiếng Anh do Đại sứ quán Hoa Kỳ tài trợ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 4516/QĐ-UBND ngày 13/11/2024 phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ thực hiện phi dự án Chương trình học bổng tiếng Anh Access do Văn phòng Tiếng Anh khu vực, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tài trợ 26.000 USD, tương đương gần 627 triệu đồng.
Thêm cơ hội để Bình Dương thúc đẩy các dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Thêm cơ hội để Bình Dương thúc đẩy các dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Đây là mong muốn của ông Kim Jin Pyo - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc nhân dịp đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư và hỗ trợ nguồn tài trợ từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) của Hàn Quốc cho các bệnh viện tại tỉnh Bình Dương ngày 16/10.​

Các tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Indonesia, Campuchia

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Indonesia, Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại các nước Indonesia, Campuchia đã tổ chức các hoạt động: lễ kỷ niệm, hội thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) .
Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Chiều 21/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominica với chủ đề: "Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, Các tiểu vương quốc Arập (UAE), Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Tối 16/11, theo giờ địa phương, ngay sau khi tới thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.

Đọc nhiều

"Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc"

"Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc"

Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt kết quả tốt đẹp.
Tô thắm tình hữu nghị Việt - Nga qua từng nét vẽ

Tô thắm tình hữu nghị Việt - Nga qua từng nét vẽ

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt - Nga, Hội hữu nghị Nga - Việt và Phân viện Puskin tại Hà Nội đã phối hợp tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” lần thứ VIII.
Kỷ niệm 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới

Kỷ niệm 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Nga, Ấn Độ, Brazil, Australia... đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm, ôn lại chặng đường vẻ vang của lực lượng quân sự anh hùng và quan hệ đối tác quốc phòng sâu sắc giữa Việt Nam với các nước.
12 năm CUCA: Những dấu ấn trong lòng công chúng

12 năm CUCA: Những dấu ấn trong lòng công chúng

Ngày 29/11 vừa qua, dịch giả, “cây đại thụ” trong giới nghiên cứu triết học của Việt Nam, ông Bùi Văn Nam Sơn cùng Tiến sỹ triết học Trương Trọng Hiếu từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội để nói chuyện về triết học. Đây là một sự kiện do Mô hình nghiên cứu, giáo dục và thực hành nghệ thuật độc lập CUCA tổ chức và để lại rất nhiều ấn tượng với những người tham dự.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Ngày 11/12, bệnh xá đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công cho ngư dân Lê Lại bị cuốn bàn tay trái vào máy xay đá, chảy nhiều máu.
Quảng Trị - Savannakhet chung tay vì an ninh biên giới và phát triển

Quảng Trị - Savannakhet chung tay vì an ninh biên giới và phát triển

Ngày 10/12, tại tỉnh Savannakhet (Lào) diễn ra cuộc hội đàm thường niên công tác biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào) năm 2024.
Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Hiện nay, với 170 thành viên, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu và là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 20.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Tổng kết chương trình Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Phiên bản di động