Chuyện tình “Đi một về bốn” của vợ chồng Lào - Việt
Xúc động lễ tiễn đưa 11 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào về nước Chiều 15/5, tại tỉnh Bôlykhămxay (CHDCND Lào) đã diễn ra lễ tưởng niệm, bàn giao và tiễn đưa hài cốt 11 liệt sỹ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào về nước. |
Cuộc thi Kỷ vật kể chuyện: Nhiều câu chuyện xúc động về tình nghĩa Việt - Lào Quyết định kết nạp Đảng đợt đầu tiên trên đất Lào của người chiến sĩ khảo sát công binh Việt Nam; tấm bằng khen tặng người bạn Lào chưa kịp trao, bức ảnh chụp tập thể lưu học sinh Lào có thành tích học tập xuất sắc về thăm quê Bác; chiếc áo dài được một người mẹ Việt Nam tặng Xanita Savengxok - Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Thế giới Lào 2019… Đó là những kỷ vật trong số hàng trăm kỷ vật thể hiện nghĩa tình Việt Nam – Lào sâu đậm được các tác giả gửi về cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện” do Tạp chí Thời Đại phối hợp với Đại sứ quán Lào, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào, Hội hữu nghị Lào - Việt Nam tổ chức. |
Tiếng đàn kết nối duyên tơ
Tại ngôi nhà ở Thủ đô Viêng chăn, Tiến sĩ, Nguyên Viện trưởng, Tổng biên tập Tạp chí Khoa học xã hội (Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào) Bountheng Souksavatd vẫn lưu giữ 2 giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, một được ghi bằng tiếng Việt, một bằng tiếng Lào. Đó là “báu vật tình yêu” của cặp vợ chồng Bountheng Souksavatd - Nguyễn Thị Nguyệt Nga lưu giữ gần 40 năm qua.
Năm 1979, chàng trai Bountheng Souksavatd được Chính phủ Lào cử sang học trung cấp âm nhạc 4 năm theo hệ chính quy tại Trường Âm nhạc Việt Nam (Nhạc viện Hà Nội nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Ảnh cưới của hai vợ chồng Bountheng Souksavatd - Nguyệt Nga với bố mẹ vợ (Ảnh: Bountheng Souksavatd). |
Trong một buổi biểu diễn đàn Piano tại Khoa Piano, Bountheng Souksavatd đã bị “hút hồn” bởi một bóng áo dài trắng thướt tha bước lên sân khấu biểu diễn. Cảm xúc càng được thăng hoa khi người con gái đó chơi những nốt nhạc đầu tiên của bản Sonate Ánh trăng.
Sau đêm đó, Bountheng Souksavatd làm tất cả mọi cách để được làm quen với người con gái Việt Nam xinh đẹp, tài năng và có tên gọi thật đẹp: Nguyệt Nga. Bằng tình cảm chân thành và sự kiên nhẫn, sau một thời gian dài, chàng trai Lào đã chinh phục được trái tim của người con gái đẹp.
Lúc ra mắt bố mẹ Nguyệt Nga, anh hồi hộp lắm. Vậy nhưng bố mẹ Nguyệt Nga rất ân cần. Bố của Nguyệt Nga thông cảm với hoàn cảnh của anh vì trước đây cũng từng đi thoát ly, xa gia đình.
Năm 1983, Bountheng Souksavatd tốt nghiệp trung cấp âm nhạc về nước để lại mối tình đầu với hy vọng sẽ sớm trở lại bên người yêu. Việc đi du học tiếp phải chờ thời gian. “Bởi khi đó, Bộ Giáo dục Lào đó quy định những người du học về nước phải làm việc ít nhất 2 năm rồi mới được du học tiếp”, Bountheng Souksavatd nhớ lại.
Nhưng như người ta thường nói, xa cách như cơn gió sẽ thổi tắt những tình yêu yếu ớt và thổi bùng lên lên những tình yêu lớn. Hai người vẫn giữ liên lạc đều đặn.
Hành trình 3 năm chờ kết duyên
Năm 1985, Bountheng lại được cử sang du học chương trình đại học tại Nhạc viện Hà Nội. Anh và Nguyệt Nga làm đơn xin đăng ký kết hôn. Hồi đó, Việt Nam chưa có quy định về hôn nhân giữa công dân trong nước với người nước ngoài. Vậy là trùng điệp những khai báo, cứu xét và chờ đợi. Lúc đó bạn bè của Bountheng cũng đã có hàng trăm đôi có hoàn cảnh tương tự. Nhiều chàng thanh niên Lào ngại làm thủ tục khó khăn rắc rối nên rủ người yêu trốn qua biên giới về nước.
Hai vợ chồng Bountheng Souksavatd - Nguyệt Nga chụp ảnh với đại diện Đại sứ quán Lào tại Việt Nam (Ảnh: Bountheng Souksavatd). |
Nhiều người chê anh dám yêu mà không dám làm, “không biết đi đường tắt”. Nhưng anh nghĩ làm đám cưới mà phải trốn. Trong lúc khó khăn đó, anh và người yêu luôn tự nhủ, tình yêu đẹp cũng như cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam và Lào, cứ kiên trì cứ đúng đường lối cách mạng thế nào cũng thành công.
Sau 3 năm, Bộ Ngoại giao hai nước đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Rồi vợ chồng Bountheng làm đám cưới ở Hà Nội trước. Tiệc cưới được tổ chức ở nhà gái với vài mâm cơm mời họ hàng và người thân. Phía nhà trai chỉ có chủ rể và đại diện Đại sứ quán Lào.
Đi một về… bốn
Năm 1990, sau khi tốt nghiệp đại học, Bountheng Souksavatd đưa vợ và 2 con về Lào. Nguyệt Nga tập trung chăm sóc gia đình để chồng yên tâm công tác. Chị mở lớp dạy piano ở nhà và nhận biểu diễn tại một số chương trình do Bộ Văn hóa và Thông tin, Trường âm nhạc quốc gia Lào, Đại sứ quán và các tổ chức quốc tế tại Lào tổ chức.
Những giây phút bên nhau của vợ chồng Bountheng Souksavatd - Nguyệt Nga (Ảnh: Bountheng Souksavatd). |
Sau nhiều năm làm việc và cống hiến, chàng rể Việt Bountheng Souksavatd đã trở thành Viện trưởng, Tổng biên tập Tạp chí Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào. Tiến sĩ Bountheng Souksavatd còn được biết đến là một nhà Việt Nam học người Lào.
Anh còn được UNESCO tín nhiệm mời tham gia và trở thành học giả quốc tế đồng hành thường xuyên với nhiều hoạt động nghiên cứu, góp phần ủng hộ việc vinh danh 5 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là di sản phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra, anh tham gia nhiều hội thảo khoa học về nghệ thuật, văn hóa - xã hội tại Việt Nam.
Sau 35 năm chung sống với nhau, gia đình Bountheng Souksavatd và Nguyệt Nga viên mãn với một cô con gái và một cậu con trai. Hai người con đều là những người thành đạt trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống.
Những chuyến thăm vun đắp tình hữu nghị vĩ đại Việt - Lào Mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo, người dân hai nước dày công gìn giữ, vun đắp và phát triển ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả. |
Tình cảm ấm áp của người nhạc sĩ Lào luôn dành tình yêu đặc biệt cho Bác Hồ Theo Nghệ sĩ quốc gia Lào Douangmixay Likaya, sở dĩ ông sáng tác nhiều bài hát về Chủ tịch Hồ Chí Minh là do Người có đạo đức hết sức trong sáng, vì nước vì dân, không đòi hỏi bất cứ một điều gì cho bản thân. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn chiến lược đối với Lào và Việt Nam, luôn coi việc giúp bạn Lào là giúp mình. |