Chuyện những người lái đò trên đỉnh Pú Xi
"Gieo chữ" trên non cao - những câu chuyện cổ tích giữa đời thường Không ngại khó khăn vất vả, đường sá xa xôi, bất đồng ngôn ngữ, với tình yêu nghề, cảm thông với những thiệt thòi của học sinh vùng cao, các thầy, cô giáo dù phải băng rừng, vượt đèo dốc cheo leo bên sườn núi vẫn kiên trì bám trường, bám lớp “cõng chữ” lên vùng non cao để mang ánh sáng tri thức đến với trẻ em các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. |
Những người Mông "cõng" đồ lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử Các porter có thể gùi được khoảng 20 - 35kg, đôi khi phải cõng khách khi họ bị ốm hoặc chấn thương. |
Những ngày gian khó
Sau khi mất gần 2 tiếng đồng hồ, vượt qua hơn 30km từ trung tâm huyện lỵ Tuần Giáo chúng tôi đến Trường PTDTBT TH & THCS Pú Xi vào thời điểm thầy và trò nhà trường đang chuẩn bị bước vào tiết học cuối buổi sáng. Nằm trên đỉnh ngọn núi mang tên Pú Xi, Trường được xây dựng khá khang trang, khác xa những gì mà chúng tôi mường tượng. Thầy giáo Bùi Đức Trọng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Xã Pú Xi được thành lập năm 2012 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mường Mùn. Vì điều kiện khó khăn xã chỉ có bậc học mầm non và tiểu học còn bậc THCS các em vẫn phải học nhờ tại cơ sở của xã Mường Mùn. Trường chính thức thành lập tháng 7 năm 2020, trên cơ sở sáp nhập hai trường là Trường Tiểu học Pú Xi và Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pú Xi. Sau gần 10 năm phải học nhờ cơ sở của xã khác thì đến năm học 2020 – 2021 con em xã mới được học tập tại chính ngôi trường nơi mình sinh sống. Có được một ngôi trường với cơ sở vật chất khang trang như hiện nay là nhờ vào những tấm lòng sẻ chia của các nhà hảo tâm tài trợ xây dựng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất này mới chỉ có ở bậc THCS còn đối với bậc học tiểu học thì còn khó khă và thiếu thốn rất nhiều. Vì các lớp học của bậc học tiểu học được đặt chủ yếu tại các điểm bản, có nhiểu điểm trường tại các bản lẻ cách trường trung tâm khoảng 30km, đường đi chủ yếu là đường đât mưa thì lầy lội, trơn trượt, nắng thị bụi. Vì điều kiện khó khăn của xã nghèo, trường nghèo nên các lớp học này chỉ là tạm bợ, trang thiết bị, đồ dung học tập thiếu thốn.
Thấu hiểu những khó khăn của thầy và trò nơi đây nhiều tấm lòng hảo tâm đã góp sức xây dựng một ngôi trường khang trang |
Khó khăn chồng chất khó khăn khi không chỉ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học thiếu thốn mà việc huy động các em học sinh đến lớp, giao thông đi lại cũng rất khó khăn, vất vả. Thầy giáo Hà Xuân Như, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Vận động được các em đến lớp rồi thì việc duy trì sỹ số cũng là một điều vô cùng vất vả. Vì trước đây không có chế độ bán trú cho các em học sinh ở xã nên các em chỉ đến trường học xong lại về nhà sinh hoạt ăn nghỉ, nhiều học sinh còn ngại đi lại. Do đó, các thầy cô vận động được các em đi học nhưng chỉ được một buổi sau đó các e nghỉ học cả tuần. Để các em học sinh đến lớp đầy đủ và đều đặn thì các thầy, cô giáo cứ mỗi sáng lại phải đến tận nhà để đón các em ra lớp học.
Sau gần 10 năm phải học nhờ các em đã được học những lớp học kiên cố và chắc chắn |
“Việc hàng ngày các thầy cô giáo phải đến tận gia đình để đón các em học sinh ra lớp là câu chuyện của nhiều năm về trước, giờ đây việc đó không còn nữa. Nhưng vào những ngày đầu năm học mới và đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết nguyên Đán (Tết cổ truyền) thì việc vận động các em đi học vẫn còn là bài toán khó giải. Vì hầu hết các em đều theo bố, mẹ đi làm nương. Do tập quán canh tác, trên nương, rẫy của đồng bào dân tộc thường ở những dãy núi cao, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, hầu hết chỉ là những lối mòn nhỏ nên phải đi bộ, vượt suối băng rừng cả ngày đường mới đến nương để vận động bố, mẹ các em cho con em đến trường. Để vận động được các em ra lớp, duy trì sĩ số thì việc phải ngủ ở rừng hoặc lán trên nương, rẫy đối với các thầy cô giáo của trường là chuyện rất bình thường.
Những hy sinh thầm lặng
Nằm trên đỉnh ngọn núi mang tên Pú Xi, quanh năm mây mù bao phủ, không hẹn nhưng bằng lòng yêu nghề, thương trẻ các thầy cô giáo từ mọi miền Tổ quốc đã tụ họp về đây, với mong muốn phần tạo nên một thế hệ người vùng cao có tri thức để hy vọng về một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Có mặt từ ngày đầu trường được thành lập thầy Vừa A Súa, phó hiệu trưởng cho biết: Vì điều kiện khó khăn, vất vả nên khi thành lập trường đội ngũ giáo viên chủ yếu là các thầy giáo. Vì chỉ có thầy giáo mới có đủ sức khỏe để đi đến các điểm trường bản lẻ nằm cách xa trung tâm. Cách đây không lâu Pú Xi là địa phương gần như biệt lập với các vùng lân cận và được mệnh danh là vùng đất nhiều “Không”: Không đường giao thông, không chợ, không điện, không nước sinh hoạt.v.v.
Nhiều lớp học điểm bản của nhà trường đã được nhà nước xây dựng kiên cố hóa |
Chính những khó khăn, vất vả đó nên đã biết bao thầy, cô đến nhận công tác nhưng đã không thể ở lại gắn bó lâu dài với nghề tại nơi đây. Những thầy cô còn ở lại vùng đất gian khó này, họ không chỉ có lòng can đảm, yêu nghề, mến trẻ mà còn có những bản lĩnh, sự nghị lực, tâm huyết, cống hiến và cả những hy sinh thầm lặng. “Cắm bản để dạy học” là công việc quen thuộc của các giáo viên miền núi, vùng cao. Nhưng phải đến thực tế, gặp gỡ và trò chuyện, chúng tôi mới hiểu hết những khó khăn của họ. Mỗi người một hoàn cảnh, cuộc sống gia đình và công tác chuyên môn, nhưng với tình yêu nghề, cảm thông với những thiệt thòi của học sinh vùng cao, họ vẫn kiên cường bám bản làng nơi heo hút để gieo những mầm xanh tri thức. Đã có không ít những thầy, cô đánh đổi cả tuổi thanh xuân, tạm xa giấc mơ nơi thành thị hay gác lại những mối tình duyên vì điều kiện địa lý, tất cả chỉ để đổi lấy nụ cười của con trẻ nơi vùng cao. Một số thầy giáo may mắn thì kết duyên được các cô giáo bậc học mầm mon. Nhưng cuộc sống gia đình của họ cũng không trọn vẹn. Vì điều kiện khó khăn họ đang phải đối mặt với nghịch cảnh, hàng ngày hàng đêm dạy dỗ, chăm sóc con em đồng bào dân tộc nơi công tác trong khi chính những đứa con do họ sinh ra lại phải nhờ đến sự chăm sóc, nuôi dạy của bố, mẹ già nơi quê nhà. Niềm vui đoàn tụ gia đình họ chỉ vỏn vẹn trong khoảng thời gian là vào dịp Tết cổ truyền và những ngày hè ngắn ngủi.
Những lớp học tềnh toàng, tạm bợi ngày trước đã được thay bằng lớp học kiên cố |
Mải mê với những câu chuyện chia sẻ của những người lái đò trên đỉnh Pú Xi, chia tay mảnh đất nhiều gian khó là thời điểm những tia nắng vàng đầu đông còn vương lại trên đỉnh núi. Tiễn chúng tôi trên con đường hai bên là những bụi hoa dã qùy đang nở rộ - loài hoa đặc trưng của vùng Tây Bắc, thầy Bùi Đức Trọng, Hiệu trưởng nhà Trường với vẻ mặt tâm trạng tâm sự: “Giáo viên vùng cao như chúng em trên này khá may mắn vào dịp 20/11 là loài hoa dã qùy nở rộ. Vì điều kiện kinh tế của địa phương và gia đình nên thầy cô giáo chúng em nơi đây vào ngày 20/11 không biết đến những bó hoa lịch sự hay những bưu thiếp chúc xinh xắn như các thầy cô giáo ở vùng thuận lợi mà chỉ nhận được những bông hoa dã quỹ hay bông hoa rừng mà các em tự kiếm được. Dù vậy, nhưng những người làm thầy, làm cô giáo nơi đây đã thấy ấm lòng khi các em đã biết đến tri ân các thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam”.
Sau nhiều năm xây dựng phong trào học tập đã được đồng bào dân tộc nơi quan tâm |
Chia tay mảnh đất Pú Xi gian khó thứ mà chúng tôi mang theo là lòng can đảm, sự hy sinh thầm lặng của các thầy cô giáo nơi đây để ngày ngày gieo những con chữ, ươm mầm xanh tương lai nơi miền biên cương của Tổ quốc./.
Huyện nghèo biên giới Mường Nhé khánh thành điểm trường Ngày 4/11 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) phối hợp với huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức lễ khánh công trình điểm trường Nậm Pan 2, xã Huổi Lếch. |
Nậm Pồ - mùa gặt vùng biên Những ngày này đến với mảnh đất biên cương Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đâu đâu cũng được thấy những cánh đồng lúa chín nhuộm vàng các bản làng vùng cao. |