Chuyên gia hiến kế giúp trái cây Việt Nam phát triển bền vững
Thanh Huyền (Theo Fruitnet) 06/12/2022 10:32 | Doanh nghiệp - Doanh nhân
![]() |
Ông Siebe Van Wijk phát biểu tại Hội nghị trái cây Châu Á ở Bangkok vào ngày 4/11/2022 |
Ông Siebe Van Wijk, doanh nhân người Hà Lan, nhà sáng lập Công Ty TNHH The Fruit Republic và công ty Fresh Studio tại Việt Nam, cho biết: ông rất ấn tượng với triển vọng của ngành trồng cây ăn quả của Việt Nam. Diện tích trồng cây của nước ta đã tăng lên 53% kể từ năm 2010. Đến năm 2020, đã đạt 1,3 triệu ha. Sản lượng trái cây trên cả nước cũng tăng lên, nhất là ở miền Bắc và khu vực Tây Nguyên.
Kể từ năm 2015, sản lượng xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất ở mặt hàng chuối. Trong 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu chuối lớn nhất sang Trung Quốc, chiếm 43% tổng lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc, vượt xa Philippines, Campuchia, Ecuador và các nhà cung cấp khác.
Năm 2021, thanh long xuất sang Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu trị giá 925,7 triệu USD. Bên cạnh đó, Việt Nam còn xuất một lượng đáng kể xoài và sầu riêng sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là cạnh tranh bằng giá rẻ, và tập trung quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Ông Wijk đề nghị thay vì tập trung vào một thị trường chủ lực, Việt Nam cần đa dạng hóa danh mục trái cây xuất khẩu.
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thăm Trung tâm phân phối Châu Âu của công ty The Fruit Republic vào năm 2019 (nguồn ảnh: thefruitrepublic.com) |
Một vấn đề khác, Wijk cho rằng cũng cần quan tâm là: trái cây Việt Nam đang phải vật lộn để cạnh tranh với hàng nhập khẩu ngay trên “sân nhà”. Thái Lan nhập khẩu rất nhiều trái cây sang Việt Nam, trong khi Việt Nam xuất khẩu theo chiều ngược lại không đáng kể. Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn chưa đàm phán thành công việc đưa sản phẩm trồng trọt vào thị trường nước này. Đây là vấn đề cần giải quyết.
Để phát triển ngành trái cây Việt Nam, Wijk đưa ra 4 đề xuất. Một là, cần thiết lập các vườn ươm cung cấp giống mới, giống tốt, kháng sâu bệnh cho người làm nông. Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, và ứng dụng gắn với hoạt động sản xuất của người nông dân. Ba là, nâng cao tính chuyên nghiệp cho các trang trại. Bốn là, đàm phán tiếp cận thị trường tốt hơn với các nước lân cận để xuất khẩu hoa quả.
Bên cạnh những đề xuất đó, Wijk cho rằng: Việt Nam cần thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường mới và hiện đại hóa phương thức sản xuất. Ông nói rằng: “Ở Việt Nam có rất nhiều người tài, nhưng họ không có nhiều kinh nghiệm về trái cây. Tôi nghĩ thu hút doanh nghiệp FDI vào ngành trái cây của Việt Nam là thực sự cần thiết”.


Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Chuyên gia: Quan hệ Việt Nam - Singapore giúp gắn kết ASEAN

Bài viết mới
Trưởng đại diện JETRO: Việt Nam là điểm đến không thể bỏ qua của doanh nghiệp Nhật Bản

Việt Nam được nhận định là quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.