Chuyên gia Đức và Na Uy tìm ra 'vấn đề' sau khi tiêm vaccin AstraZeneca
Nhiều nước quay lại dùng vaccine AstraZeneca Hôm qua, thêm nhiều quốc gia trên thế giới đã nối lại việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca sau khi các cơ quan quản lý của Anh và châu Âu khẳng định tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này. |
WHO khuyến nghị tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị các nước tiếp tục thực hiện chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca "tại thời điểm hiện tại”. |
Theo DW, cuộc điều tra do nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Greifswald, Cơ quan quản lý y tế Paul Ehrlich Institute (PEI), một số bác sĩ tại Áo, thực hiện. Áo là quốc gia từng ghi nhận một y tá tử vong vì huyết khối trong não bất thường sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca.
Cùng lúc đó, một nghiên cứu độc lập do các chuyên gia tại Na Uy thực hiện cũng đã hé mở nguyên nhân đằng sau hiện tượng trên.
Cả hai nhóm nghiên cứu phát hiện vaccine Covid-19 của AstraZeneca có thể kích hoạt phản ứng tự miễn dịch, khiến máu trong não đông lại. Hầu hết người bị ảnh hưởng là phụ nữ dưới 55 tuổi. Họ nhận được chẩn đoán có huyết khối xoang tĩnh mạch não. Theo The Wall Street Journal, vấn đề này chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ người được tiêm vaccine Covid-19.
Ảnh minh hoạ. |
Giáo sư huyết khối học Pål André Holme, Bệnh viện Đại học Oslo, người đứng đầu cuộc điều tra về các trường hợp ở Na Uy, cho biết nhóm của ông đã xác định một loại kháng thể do vaccine tạo ra là thủ phạm gây nên những bất lợi cho cơ thể. Vì vậy, ông không loại trừ mối liên quan giữa vaccine Covid-19 với những người có phản ứng miễn dịch mà Na Uy đã ghi nhận trong thời gian vừa qua.
Nhóm chuyên gia tại Đức cũng có kết luận tương tự. Quốc gia này ghi nhận 13 trường hợp bị huyết khối xoang tĩnh mạch não sau tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca trong tổng số 1,6 triệu người dân được tiêm chủng. Trong đó, 12 nạn nhân là nữ, 3 trường hợp đã tử vong.
Nhóm tác giả tại Đức thông tin nếu bệnh nhân gặp triệu chứng đau đầu liên tục, chóng mặt, giảm thị lực kéo dài hơn 3 ngày sau tiêm vaccine cần được kiểm tra y tế. Các phát hiện của họ đang chờ Viện Paul-Ehrlich xem xét và công bố trên tạp chí y khoa.
Giáo sư Andreas Greinacher, Bệnh viện Đại học Greifswald, cho rằng điều này không có nghĩa chúng ta nên từ chối tiêm vaccine. Bởi “rất ít người gặp phải biến chứng này. Nhưng nếu nó xảy ra, chúng tôi vẫn có cách điều trị cho bệnh nhân”, ông nói trong cuộc họp báo tại Đức ngày 19/3.
Trước đó, hàng loạt quốc gia tại Liên minh châu Âu tạm dừng kế hoạch tiêm phòng vaccine Covid-19 của AstraZeneca sau một số báo cáo về cục máu đông bất thường. Ngày 18/3, Cơ quan Dược phẩm châu Âu tuyên bố không có bằng chứng cho thấy vaccine liên quan những trường hợp đã ghi nhận. Họ cũng khẳng định lợi ích từ việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro. Do đó, Đức, Pháp và nhiều quốc gia đã tiếp tục kế hoạch tiêm chủng của mình.
Việt Nam đã có gần 16.000 người được tiêm vaccine COVID-19 Sáng 16/3, Bộ Y tế cho biết sau 1 tuần tiêm vắc xin phòng COVID-19, đã có 15.865 người được tiêm ở 12 tỉnh/thành phố. Riêng ngày 15/3, có 4.260 người được tiêm chủng. |
AstraZeneca bác bỏ nghi ngờ vaccine làm tăng nguy cơ đông máu Theo Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA), những sự cố phản ứng đông máu ở người được chủng ngừa vừa qua không có dấu hiệu là do vaccine gây nên. Ngày 12/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng gửi đi thông điệp tương tự. |
6 người đầu tiên tiêm thử nghiệm vaccine Covivac Sáng 15/3, tại Trường Đại học Y Hà Nội, chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắc xin Covivac phòng Covid-19 do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế nghiên cứu và sản xuất đã chính thức triển khai tiêm cho người tình nguyện tham gia. |