Chuyện buồn những sinh viên, thực tập sinh qua đời tại Nhật Bản
Kỹ sư Việt phát triển thành công AI hướng đến lĩnh vực bất động sản Nhật Bản Tận thấy học và chơi kiểu Nhật Bản tại Việt Nam Sang Nhật làm nông nghiệp "rộng cửa" cho tu nghiệp sinh Việt Nam |
Sư cô Thích Tâm Trí bên bàn thờ dựng bài vị của những lao động, du học sinh Việt Nam qua đời tại Nhật Bản. Ảnh: NHK |
Bi kịch của một sinh viên 20 tuổi
N. (nhân vật được giấu tên) chỉ mới 20 tuổi khi lựa chọn kết thúc cuộc sống của mình. Anh đã đến Nhật du học và mong muốn về một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, anh đã gặp quá nhiều khó khăn và phải tự tử ở Nhật Bản.
Cha mẹ của N đã vay 10.000 USD để N có thể đi học tại Nhật. Con số này cao gấp 3 lần thu nhập trung bình hàng năm ở Việt Nam.
"Đa số những người Việt Nam học tập tại Nhật Bản xuất thân từ những gia đình nghèo và họ phải vay tiền để cho con đi học ở Nhật", cha của N nói.
N vẫn đang trong thời gian học tiếng Nhật, và giáo viên của trường N theo học nói rằng anh ấy là một sinh viên nhiệt tình và chăm chỉ. Một người bạn của N nói: "Tiếng Nhật của anh ấy rất tốt, anh ấy đã rất cố gắng".
Với chi phí đắt đỏ tại Nhật, những sinh viên thường phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống, tuy vậy, người bạn của N cho rằng "Thật khó khăn để kiếm sống ở Nhật Bản. Cho dù bạn kiếm được bao nhiêu tiền, nó vẫn là không đủ".
N đang làm hai công việc bán thời gian tại các nhà hàng để kiếm tiền. Khi gần đến ngày nộp tiền học cho năm học thứ hai, N đã tự tử bằng cách nhảy ra trước một đoàn tàu.
Sư cô Thích Tâm Trí, Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức tang lễ cho N vào tháng 12/2018. Sư cô đã lập bàn thờ và cầu nguyện cho 140 người Việt Nam khác tại Nhật Bản, kể từ năm 2012. Hơn một nửa trong số họ ở độ tuổi từ 20 - 30. Bài vị của họ được dựng lên trên bàn thờ tại ngôi chùa Nisshinkutsu ở Tokyo.
"Họ muốn làm việc chăm chỉ vì một tương lai tươi sáng", sư cô Thích Tâm Trí nói. "Thật buồn khi họ đột ngột qua đời ở Nhật Bản, mặc dù họ đã hy vọng rất nhiều".
Ba tháng sau lễ cầu nguyện của N, sư cô Thích Tâm Trí đã phải thực hiện điều tương tự cho Vũ Văn Cường, 22 tuổi. Cường là một thực tập sinh ngành xây dựng tại Nhật. Các báo cáo nói rằng anh đã chết sau khi rơi từ giàn giáo ở độ cao hơn 10m khi đang làm việc tại một cơ sở xử lý nước thải.
Cường là thực tập sinh của Chương trình Thực tập sinh Kỹ thuật của Nhật Bản. Anh đến Nhật để kiếm tiền nuôi gia đình. Cường đã trả cho bên môi giới 9.000 USD để có một công việc ở Nhật Bản, và người môi giới nói với Cường rằng công việc trong ngành xây dựng sẽ kiếm được tiền nhanh nhất.
Là một sư cô và là đồng hương Việt Nam, nó thực sự làm tan nát trái tim tôi mỗi khi tôi nhận tin này. Bất cứ khi nào có ai liên hệ với tôi để thông tin về việc có người chết, tôi luôn nghĩ "Tại sao?", "Lại nữa ư", sư cô Thích Tâm Trí nói.
Những người bạn của Cường đến công ty xủa lý nước thải, nơi Cường đã bỏ mạng. Ảnh: NHK |
Sinh viên, thực tập sinh là "lực lượng lao động"
Nhiều người đến Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ thuật vốn bị lên án là hình thức nhập khẩu lao động giá trẻ “trá hình”.
Năm 2018, số lượng thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản khoảng 330.000 người. Một cuộc khảo sát của Bộ Tư pháp Nhật cho thấy 171 thực tập sinh kỹ thuật, bao gồm cả những người đến từ Việt Nam, đã chết trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2017. 28 người trong số họ đã chết vì tai nạn lao động.
Yoshihisa Saito, phó giáo sư tại Đại học Kobe, một chuyên gia về Chương trình Thực tập sinh Kỹ thuật nói rằng, nguyên nhân các vụ tai nạn một phần do rào cản ngôn ngữ, thiếu quản lý an toàn tại nơi làm việc. Thực tế, các thực tập sinh có xu hướng làm những công việc rủi ro cao mà người Nhật thường tránh làm.
Sinh viên nước ngoài được phép làm việc bán thời gian, cũng trở thành một phần quan trọng của lực lượng lao động trong bối cảnh Nhật Bản thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Họ được phép làm việc 28 giờ/ tuần. Tuy nhiên, nhiều sinh viên Việt Nam, với những khoản vay ở nhà, thường xuyên làm quá thời gian cho phép để nhanh kiếm tiền trả nợ.
Theo Bộ Lao động Nhật Bản, thực tập sinh và sinh viên chiếm hơn 40% lực lượng lao động nước ngoài.
Kể từ ngày 1/4, Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống luật mới cho phép nhiều lao động nước ngoài hơn vào làm việc, nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân công trong nước. Chính phủ Nhật ước tính rằng có tới 345.000 lao động nước ngoài sẽ đến Nhật trong 5 năm tới.
"Gia đình ở quê nhà đặt nhiều hy vọng khi con em mình trở về nước. Nhưng cuối cùng, những gì họ nhận được là bài vị và những di vật của con em mình", sư cô Thích Tâm Trí nói.
"Tôi muốn người Nhật nhớ rằng, nhiều người nước ngoài đã mất mạng. Tôi hy vọng, chính phủ Nhật Bản sẽ có nhiều biện pháp hơn để bảo vệ họ, để họ có thể sống an toàn và hạnh phúc tại đây".
Cơ hội học tiếng Nhật miễn phí cho người Việt tại Osaka TĐO - Từ giữa tháng 5/2019, Hội sinh viên VYSA Osaka sẽ tổ chức lớp học tiếng Nhật miễn phí tại Osaka, Nhật Bản. |
Phạt tới 3 năm tù nếu mang thịt lợn vào Nhật từ 22/4 Từ ngày 22/4, du khách mang theo sản phẩm từ thịt lợn nhập cảnh vào Nhật Bản có thể bị phạt tù tới 3 năm ... |
Sang Nhật làm nông nghiệp "rộng cửa" cho tu nghiệp sinh Việt Nam TĐO - Dân số già hóa khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Đây ... |