Chứng khoán tuần vừa qua: Biến động liên tục
Chứng khoán "mất đà" sau cuộc biểu tình dài ngày trên Phố Wall |
Gói cứu trợ của Mỹ chưa giúp chứng khoán toàn cầu khởi sắc |
Tuần qua cho thấy thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có Việt Nam diễn biến đầy biến động. Gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào sáng nay (theo giờ Việt Nam), Dù trước đó có nhiều dấu hiệu khả quan nhưng chứng khoán toàn cầu vẫn sụt giảm nghiêm trọng.
Thứ Hai "đen tối"
Chỉ số Stoxx Europe 600 sụt giảm do khi các nhà lãnh đạo châu Âu tranh giành nhau thực thi nhiều biện pháp đối với các phong trào của người dân và Italy bắt đầu ngừng sản xuất công nghiệp. Các chỉ số tương lai S&P 500 và Nasdaq 100 đã giảm xuống mức giới hạn khi bắt đầu giao dịch và giảm xuống mức thấp nhất khi phiên tiếp diễn vào ngày 23/3.
Sắc đỏ tiếp trùm thị trường chứng khoán ngay đầu tuần. |
Chứng khoán cũng sụt giảm ở Australia, Hàn Quốc và Hồng Kông. Trong khi Ấn Độ đã giảm hơn 10% và đồng rupee chìm xuống mức thấp nhất khi bối cảnh các đô thị nước này phải đóng cửa.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, phiên giao dịch ngày 23/3 là phiên giảm mạnh thứ 2 trong vòng 19 năm qua (kể từ năm 2001). Đặc biệt, VN-Index mất hơn 43 điểm trong phiên giao dịch ngày hôm nay, sấp sỉ 6,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016.
Các cổ phiếu “họ Vingroup” VIC đã giảm 5.700 đồng (6,91%) hôm nay, hiện còn 76.800 đồng/cổ phiếu; VHM (Vinhomes) giảm 4.400 đồng (6,9%) còn 59.400 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu “họ FLC” như AMD, HAI, ART, ROS liên tục phải chịu áp lực bán với nhiều mã giảm sàn. Duy nhất chỉ có cổ phiếu KLF lội ngược dòng tăng giá.
Không nằm ngoài đà giảm, cổ phiếu của VNM (Vinamilk); VCB (Vietcombank); GAS (Tổng công ty Khí Việt Nam); SAB (Sabeco)… đều giảm kịch biên độ hôm nay. Nhóm ngân hàng HDB, VCB, VPB, BID, CTG đồng loạt giảm điểm sàn.
Cổ phiếu ngành hàng không cũng không có dấu hiệu tích cực khi HVN (Vietnam Airlines), VJC (VietJet Air) và AST liên tục giảm sàn.
Lội ngược dòng sau thứ Hai "đen tối"
Thị trường chứng khoán châu Á đã mở cửa phiên giao dịch với mức tăng mạnh mẽ vào sáng thứ Ba. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 5,7%, trong khi Kospi (Hàn Quốc) tăng hơn 5%. S&P/ASX 200 (Australia) tăng 3%. Hang Seng HSI (Hồng Kông) đã tăng gần 4% trong phiên giao dịch sớm và Shanghai Composite (Trung Quốc) đã tăng khoảng 2%.
Cổ phiếu của tập đoàn SoftBank Nhật Bản tăng vọt 20,1% tại Tokyo, giữ vững đà tăng kể từ ngày 23/3. Các nhà đầu tư tại đây đang ủng hộ thông báo bất ngờ từ công ty vào thứ Hai rằng sẽ bán tài sản trị giá 41 tỷ USD để mua lại cổ phiếu và giảm nợ. Cổ phiếu SoftBank vẫn giảm hơn 19% trong năm.
Trong khi đó, chỉ số tương lai của Dow (INDU) tăng hơn 660 điểm, tương đương khoảng 3,5%. Hợp đồng tương lai SP 500 tăng khoảng 3,5% và Nasdaq tăng 3,3%.
Tại thời điểm này, cuộc bỏ phiếu thứ 2 của Thượng viện về dự luật kích thích kinh tế đã thất bại. Một số biện pháp kích thích mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng thất bại trong việc thúc đẩy thị trường ra khỏi khủng hoảng.
Tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ
Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương đối mặt với tình trạng giảm điểm kỷ lục. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 3,9%, tình trạng tồi tệ nhất trong khu vực. Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm nhẹ hơn, khoảng 0,2%. Sàn Hang Seng (Hồng Kông) giảm 310 điểm, xuống mất 1,3%.
Không nằm ngoài đà giảm tại châu Á, chỉ số Kospi (Hàn Quốc) đã giảm 0,62% trong phiên giao dịch ngày 26/3. Trong khi đó, S&P/ASX 200 của Australia cũng giảm 1,2%.
Chứng khoán Mỹ không cho thấy dấu hiệu tích cực nào trong giờ giao dịch châu Á. Chỉ số tương lai của Dow (INDU) tiếp tục giảm 0,9% sau khi tăng gần 4% trong hôm 25/3. S&P 500 (SPX) đã giảm hơn 1%, trong khi tương lai của Nasdaq cũng giảm tương tự.
Chứng khoán Việt Nam sau phiên tăng điểm mạnh nhất từ năm 2009 vào 25/3 thì mở cửa phiên 26/3 đã gặp áp lực bán chốt lời khi VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu.
Sau khi về mức thấp nhất trong ngày 680 điểm, VN-Index bắt đầu bật tăng trở lại nhờ lực cầu và có thời điểm chạm mốc 700. Đóng cửa phiên, VN-Index đạt 694 điểm, tăng 4 điểm (+0,6%).
Tại sàn Hà Nội, số lượng cổ phiếu giảm giá cũng chiếm ưu thế so với mã tăng với tỷ lệ 109 - 46 khiến HNX-Index mất 2,3%. Chỉ số UPCoM Index giảm 1,1%.
Diễn biến VN-Index từ đầu năm 2020. |
Những cổ phiếu vốn hóa lớn giảm mạnh và tác động tiêu cực lên VN-Index có MWG (Thế giới di động) giảm 7%, HPG (Hòa Phát) giảm 5%, CTG (Vietinbank) giảm 4%, TCB (Techcombank) giảm 3, GAS (PV Gas) giảm 2%.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ quan trọng của một số mã trụ cột như VIC tăng 7%, SAB tăng 4%, VHM tăng 3%, VNM và VCB tăng 2% vẫn giúp VN-Index đóng cửa trong sắc xanh.
Cuối tuần, thị trường chứng khoán vẫn không mấy khả quan
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/3, chỉ số DAX của (Đức) giảm 3,26%, CAC 40 (Pháp) giảm 3,65%, trong khi FTSE 100 mất 3,54% tại London. Chỉ số chứng khoán S&P 500 giảm 2,3%. Không nằm ngoài đà giảm mạnh, chỉ số Dow giảm 2,48%, tương đương 539 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán ở Châu Á - Thái Bình Dương tăng khiêm tốn. Cao nhất trong khu vực là Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 2,3%. Shanghai Composite (SHCOMP) của Trung Quốc tăng 0,3% và Kospi (KOSPI) của Hàn Quốc tăng 1,8%.
Chứng khoán toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi dù gói kích thích 2.000 tỷ USD đã được thông qua. |
S&P/ASX 200 (Australia) và Hang Seng (Hồng Kông) là 2 ngoại lệ lớn trong khu vực. Phiên giao dịch kết thúc giảm 5,3% tại Sydney, mặc dù nó đã tăng 0,5% trong tuần còn Hang Seng giảm 0,06%.
Chỉ số Sensex (Ấn Độ) không có gì thay đổi sau khi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ công bố một loạt các biện pháp mới để giúp đỡ nền kinh tế trong cuộc chiến chống lại virus Corona và cắt giảm lãi suất.
Tại thị trường chứng khoán trong nước, chốt phiên cuối tuần ngày 27/3, sàn VN-Index trải qua một ngày biến động, có lúc giảm sâu đỏ rực, khi lại tăng vượt mốc 700 điểm. Cuối cùng chốt phiên giữ được sắc xanh, tăng nhẹ 0,27%, lên mức 696,06 điểm.
Tình trạng chứng khoán giảm điểm sâu tiếp tục kéo dài tại sàn HNX và rổ HNX30, VN30. Cụ thể, rổ VN30 lại giảm thêm 4,47 điểm (-0,69%) xuống mốc 642,23 điểm.Thanh khoản ở mức 2.570 tỉ đồng. Thứ Sáu, vốn hóa thị trường cũng được gia tăng 6.557 tỉ đồng, tương đương 282 triệu USD.
Chứng khoán "mất đà" sau cuộc biểu tình dài ngày trên Phố Wall Chứng khoán toàn cầu đã không thể duy trì đà tăng vào hôm nay, cho thấy một cuộc biểu tình kéo dài ba ngày đã ... |
Gói cứu trợ của Mỹ chưa giúp chứng khoán toàn cầu khởi sắc Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đang suy giảm vào hôm nay chỉ sau một ngày lội ngược dòng tăng kỷ lục. Đặc ... |
Thị trường chứng khoán ngược dòng ngoạn mục sau ngày thứ Hai “đen tối” Chứng khoán Mỹ và châu Á đang được “phủ xanh” sau một ngày giảm điểm cục bộ. Các chỉ số liên tục tăng nhanh chóng ... |