Chứng khoán Mỹ mất điểm mạnh sau thông tin Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm
Fitch Ratings giải thích lý do hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ
Fitch cho biết lý do hạ bậc là "chất lượng điều hành đi xuống", cụ thể là những bất đồng quanh vấn đề trần nợ công đầu năm nay, khiến Mỹ gặp rủi ro vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
|
Nước Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng ra sao khi bị hạ xếp hạng tín nhiệm?
Ngày 1/8/2023, lần thứ hai trong lịch sử, chính phủ Mỹ bị Fitch, một trong ba cơ quan xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới, hạ bậc xếp hạng tín nhiệm từ AAA (mức xếp hạng cao nhất) xuống AA+.
|
Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ bán mạnh cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Nasdaq có ngày giảm điểm tệ hại nhất tính từ tháng 2/2023 sau khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Mỹ, ngoài ra tâm lý ngại rủi ro tăng lên, theo nội dung bài báo được CNBC đăng tải.
Chỉ số Nasdaq hạ 2,17% và đóng cửa phiên ở mức 13.973,45 điểm; chỉ số S&P 500 hạ 1,38% xuống 4.513,39 điểm; chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 348,16 điểm tương đương 0,98% xuống 35.282,52 điểm.
Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn với Mỹ xuống ngưỡng AA+ từ mức AAA vào đêm ngày thứ Ba bởi viện dẫn đến việc tình hình tài khóa xấu đi trong vòng 3 năm tới.
Lần gần nhất nước Mỹ bị một cơ quan xếp hạng tín nhiệm hạ xếp hạng là vào năm 2011, khi đó Standard & Poor’s hạ xếp hạng xuống AA+ từ mức AAA trước đó.
“Nhà đầu tư có thể coi việc Fitch Ratings hạ xếp hạng như lý do để bán ra chốt lời, tuy nhiên chúng tôi tin rằng có thể đó là một phần của chu kỳ thị trường sau khoảng thời gian tăng điểm mạnh và không có nhiều biến động. Nhìn chung, việc Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm không thay đổi quan điểm căn bản của chúng tôi về nền kinh tế hay các thị trường”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Edward Jones – ông Mona Mahajan phân tích.
Bức tranh kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục có những dấu hiệu vững vàng, điều kiện kinh tế hiện tại dường như khá khác biệt nếu so với lần gần nhất xếp hạng tín nhiệm của Mỹ bị điều chỉnh giảm.
Đợt bán mạnh của cổ phiếu trên thị trường Mỹ trong thời gian qua đi ngược với xu thế tăng trưởng suốt thời gian khá dài của nhóm cổ phiếu tăng trưởng. Phiên gần nhất, cổ phiếu công nghệ kéo thị trường sụt giảm khi mà lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm lên cao nhất tính từ tháng 11/2022.
Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc như JD.com hay Baidu hạ hơn 4% sau khi giới chức Trung Quốc đề xuất hạn chế một số đối tượng sử dụng điện thoại thông minh. Cổ phiếu Alibaba hạ 5%; cổ phiếu Amazon, Alphabet và Microsoft đồng loạt mất hơn 2% giá trị còn cổ phiếu Nvidia hạ gần 5%.
Trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu tại quỹ Freedom Capital Markets, ông Jay Woods, khẳng định diễn biến của cổ phiếu công nghệ vào ngày thứ Tư cho thấy xu thế dịch chuyển tiền của nhà đầu tư từ cổ phiếu tăng trưởng sang cổ phiếu phòng thủ sau khoảng thời gian nhóm cổ phiếu này tăng mạnh.
“Hiện vẫn đang có những dòng tiền đang chờ vào thị trường. Không nhất thiết phải vội vàng, sẽ có những diễn biến trong xu thế nói chung tạm thời cản đà tăng của thị trường tính từ đầu năm đến nay”, ông Woods khẳng định.
Phố Wall tiếp tục đón nhận nhiều thông tin mới về lợi nhuận doanh nghiệp. Cổ phiếu CVS Health tăng 3,3% sau khi công bố lợi nhuận cao nhờ cắt giảm chi phí. Cổ phiếu Humana tăng 5,6% sau khi công bố chi phí y tế thấp hơn so với kỳ vọng. Cổ phiếu hãng sản xuất chip AMD hạ 7% sau khi công bố dự báo lợi nhuận gây thất vọng chỉ một ngày trước đó.
Trong thông báo vào ngày 1/8, Fitch cho biết lý do hạ bậc là "chất lượng điều hành đi xuống", cụ thể là những bất đồng quanh vấn đề trần nợ công đầu năm nay, khiến Mỹ gặp rủi ro vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Trái phiếu chính phủ Mỹ từ rất nhiều thập kỷ đã được coi là an toàn nhất trong nhóm công cụ trú ẩn. Tuy nhiên, động thái của Fitch cho thấy tài sản này đã phần nào mất sức hấp dẫn. Việc này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, từ lãi vay mua nhà tại Mỹ đến các hợp đồng được thực hiện trên khắp thế giới.
Các chỉ số chứng khoán tương lai trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Fitch Ratings công bố quyết định hạ xếp hạng này. Chỉ số Dow Jones giao tương lai hạ khoảng 100 điểm.
Tháng 5/2023, Fitch Ratings từng cảnh báo về khả năng hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ, với lý do nước Mỹ không ngừng bế tắc về vấn đề trần nợ. Cùng lúc đó, các nhà hoạch định chính sách tại Washington đối đầu về thỏa thuận để giúp nâng trần nợ để ngăn chính phủ liên bang hết tiền. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thông qua dự thảo nâng trần nợ của Mỹ vào ngày 2/6/2023, ngay sát thời hạn chót 5/6/2023.
Fitch Ratings đồng thời nhấn mạnh đến vấn đề thâm hụt ngân sách liên bang, Fitch Ratings dự báo dự báo thâm hụt ngân sách sẽ lên mức 6,3% GDP trong năm 2023 từ mức 3,8% của năm 2022. “Các biện pháp cắt giảm chi tiêu phi quốc phòng (tương đương khoảng 15% tổng chi tiêu liên bang) như đã đồng thuận trong Dự thảo Trách nhiệm Tài khóa (FRC) chỉ giúp cải thiện triển vọng tài khóa trung hạn một cách hạn chế”, Fitch nhấn mạnh.
Phản ứng của chứng khoán Mỹ sau tuyên bố chính sách tiền tệ mới nhất của Fed
Gần như phần lớn các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi thông điệp rằng việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ là điều hoàn toàn cần thiết.
|
Dow Jones mất điểm, chứng khoán Mỹ dứt đà tăng
Chuỗi thời gian tăng điểm của Dow Jones vừa qua có được nhờ dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái, số liệu lạm phát hạ nhiệt và lợi nhuận doanh nghiệp vững vàng.
|