Chùa Bửu Long - nét kiến trúc theo phong cách Thái Lan
Gắn biển tên tiếng Việt cho hai ngôi chùa ở Thái Lan
Ngày 8/5, tại các tỉnh Suphan Buri và Chachoengsao (miền trung Thái Lan), hai trong số những ngôi chùa Việt lâu đời nhất tại Thái Lan là chùa Tam Bảo (tên tiếng Thái là Wat Aphay Phati Kram) và chùa Ngọc Thành (tên tiếng Thái là Wat Annan Duoikai Tralom Prachom Phatsakan) đã được gắn biển tên tiếng Việt.
|
Khám phá kiến trúc chùa Khmer độc đáo ở Trà Vinh
Dừa sáp, bún nước lèo, bánh canh Bến Có… là những đặc sản ẩm thực hấp dẫn của Trà Vinh. Nhưng điều thu hút du khách bốn phương tới chiêm ngưỡng, tìm hiểu và nhớ mãi không quên phải là hệ thống chùa Khmer. Đây là những công trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc nhưng gắn bó mật thiết với mọi sinh hoạt của người Khmer: từ học tập, tu tập đến sinh hoạt cộng đồng, lễ hội truyền thống…
|
(Nguồn video: Youtube - Flycam 4k)
Chùa Bửu Long có tên gọi đầy đủ là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long, được thành lập năm 1942 và tọa lạc tại địa chỉ số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Bửu Long có kiến trúc độc đáo, giống với những ngôi chùa nổi tiếng tại Thái Lan, chính vì vậy người dân xung quanh còn gọi với tên thân thuộc là "chùa Thái Lan" để nhận diện cho khách hỏi đường. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, ngôi chùa vẫn mang đậm kiến trúc, màu sắc văn hóa Việt Nam với các nét chạm trổ, điêu khắc trên những bức tường rồng uy nghi, hay những cột trụ và cửa tiến vào điện chùa.
Chùa liên tục được trùng tu, tôn tạo gồm chánh điện, tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, Ni viện, Ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân. Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ - nơi Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn, nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
Khuôn viên của chùa Bửu Long được xây dựng dựa theo ý tưởng thiết kế của trụ trì Thích Viên Minh, hồ nước xanh ngọc tĩnh lặng ngay trước chánh điện và bảo tháp chính Gotama Cetiya. Theo đó, Gotama Cetiya là ngôi bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam với 5 tháp lớn nhỏ, tháp chính điện ở trung tâm cao và lớn nhất với 7 tầng. Mặt sau bảo tháp Gotama Cetiya thiết kế với kiến trúc đối xứng, hài hòa với mặt trước.
Đỉnh bảo tháp cao 70 m, được xây dựng theo nét của văn hóa Phù Nam. Bảo tháp là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng. Xung quanh là các tháp nhỏ, đều làm bằng đồng, có màu vàng óng, luôn vang lên tiếng chuông gió nhẹ nhàng. Chính giữa hai mặt trung tâm của bảo tháp Gotama Cetiya đặt bức tượng Phật Thích Ca màu vàng. Bảo tháp chỉ mở cửa đón khách ngày hai buổi: Sáng từ 8h đến 10h, chiều từ 14h đến 16h.
Bảo tháp chính của chùa có tổng sức chứa trên 2.000 người gây ấn tượng bởi kiến trúc chạm trổ rất tinh tế. Chùa luôn thanh tịnh với tiếng chuông gió leng keng trên đỉnh tháp và tiếng nước róc rách từ hồ khu vực chánh điện, vì vậy, bạn cần lưu ý đi nhẹ nói khẽ, giữ gìn trật tự chung khi đến thăm nơi này.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh, dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Đặc biệt, nếu nhìn từ trên cao trở xuống, toàn cảnh chùa Bửu Long giống như một chiếc chuông khổng lồ đang úp ngược, nổi bật trên nền trời xanh thẳm của thiên nhiên.
Do theo hệ phái Nam Tông, nên chùa chỉ thờ một vị Phật và không bao giờ thắp nhang như các chùa hệ phái khác. Khi đến Bửu Long, du khách chỉ chiêm bái cầu nguyện chứ không thắp hương trong chùa như thường thấy. Nét nguy nga, linh thiêng của chánh điện chắc chắn sẽ chinh phục những tâm hồn yêu cái đẹp từ cái nhìn đầu tiên.
Vào năm 2019, chùa Bửu Long ở Sài Gòn đã được trang tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ có tên National Geographic liệt kê trong danh sách 10 công trình kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới cùng với chùa Trấn Quốc ở Thủ đô Hà Nội. Chính vì điều này mà không chỉ các bạn trẻ Việt Nam tìm đến mà ngay cả các khách du lịch nước ngoài cũng tìm đến tham quan ngôi chùa này.